Saturday, July 6, 2019

MiG-41 có là “hậu duệ” hoàn hảo của MiG-31 huyền thoại?

MiG-41 có là "hậu duệ" hoàn hảo của MiG-31 huyền thoại?
Hiện đang xuất hiện nhiều hoài nghi về "hậu duệ" của MiG-31 huyền thoại - tiêm kích đánh chặn MiG-41.

MiG-41 - hậu duệ của MiG-31 huyền thoại

Việc thiết kế Tổ hợp máy bay đánh chặn tầm xa triển vọng PAK DP (tiếng Nga: Перспективный авиационный комплекс дальнего перехвата - ПАК ДП) được Trung tâm thiết kế Mikoyan phối hợp với Nhà máy chế tạo máy bay "Sokol" (Nizegorod, Nga) khởi động từ năm 2013-2014 trên cơ sở kết quả các dự án đã triển khai từ những năm 1990 - MiG-701, Mikoyan MiG-301 và Mikoyan MiG-321, nhằm chế tạo máy bay đánh chặn MiG-41 để thay thế MiG-31 vào giữa những năm 2020 và cùng Su-57 (Su T-50) tạo nên sức mạnh trên không của Không quân-Vũ trụ Nga.

MiG-41 có là

Nga đang thiết kế tiêm kích đánh chặn MiG-41có thể tác chiến cả trong vũ trụ. Nguồn: defencetalk.com

Theo một số chuyên gia, MiG-41 sẽ được coi là chiến đấu cơ thế hệ 5 ++, hoặc 6. Hãng sản xuất MiG dự kiến sẽ chính thức trình làng nguyên mẫu tiêm kích đánh chặn MiG-41 trong năm 2019 và đưa vào sử dụng từ năm 2035.

Một trong những thách thức chính trong tương lai gần mà MiG-41 sẽ phải đối đầu có thể là các máy bay chiến đấu siêu âm, các mối đe dọa truyền thống từ tên lửa hành trình và máy bay ném bom của kẻ thù tiềm năng. Ngoài phiên bản có người lái, phiên bản không người lái của MiG-41 cũng đang được cân nhắc.

  • CẬP NHẬT: Iran ra tuyên bố nóng, 5 mũi giáp công sẵn sàng chiến tranh - Quả bom khủng khiếp sắp nổ?

Theo các chuyên gia, nếu cụm từ "thế hệ thứ năm" do tập đoàn Lockheed Martin đưa ra trong chiến lược tiếp thị F-22 và F-35 là một thuật ngữ không rõ ràng, thì thuật ngữ "thế hệ thứ sáu" còn mơ hồ hơn.

Năm 2010, Không quân Mỹ đưa khái niệm, theo đó, máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu phải tích hợp các khả năng nâng cao đối với các tiêu chí như "độ cao, sự bền bỉ, khả năng sống sót, nhận diện tình huống, tích hợp hệ thống của con người và kiểm soát vũ khí" và "bắt buộc hoạt động được trong môi trường chống tiếp cận"…

Các số liệu chính của tiêm kích MiG-41 được giữ tuyệt mật, nhưng chiếc máy bay đánh chặn này nhiều khả năng sẽ được thiết kế trên cơ sở MiG-31 - điều hoàn toàn hợp lý vì sẽ tiết kiệm hơn và nhanh hơn.

Tuy vậy, giới chức Nga cho biết, MiG-41 sẽ là một "chiếc máy bay hoàn toàn mới", và không phải là một phiên bản nâng cấp sâu của MiG-31, mà là một sự thay thế; nó có thể sử dụng động cơ Izdeliye 30 hiện đang được phát triển cho Su-57 .

MiG-41 có là

Một thiết kế giả định MiG-41. Nguồn: militarywatchmagazine.com


MiG-41 sẽ sở hữu tất cả ưu điểm, kết hợp sử dụng các bài học rút ra từ việc thiết kế và ba mươi năm kinh nghiệm sử dụng của tiền nhiệm MiG-31, cũng như kế thừa tinh hoa của các máy bay thế hệ trước.

Tập đoàn chế tạo máy bay MiG sẽ áp dụng các vật liệu mới và nguyên tắc chế tạo máy bay thế hệ 4++, 5 để tạo ra siêu phẩm đánh chặn tích hợp các vũ khí tiên tiến cùng các loại phương tiện hàng không hiện đại, có thể hoạt động ở Bắc Cực, trở thành một mắt xích tin cậy trong hệ thống vũ khí bảo vệ biên giới nước Nga.

MiG-41 sẽ là một "máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nặng siêu hiện đại với phạm vi tác chiến 1.500km, có tốc độ đạt Mach 4, có thể vươn đến các phần lớn lãnh thổ rộng lớn của Nga trong thời gian ngắn nhất, có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không của đối phương và có khả năng đánh chặn mục tiêu siêu thanh.

MiG-41 này sẽ được trang bị một phương tiện hủy diệt mới là tên lửa không đối không tầm xa R-37, mang trên boong các tên lửa siêu thanh. Nhiều khả năng vũ khí MiG-41 tầm bắn ước tính từ 700 – 1.300km sẽ được giấu bên trong thân máy bay.

Có thông tin rằng tên lửa RVV-BD mới với động cơ nhiên liệu rắn chế độ kép đang được phát triển cho chiến đấu cơ đầy tiềm năng này.

Yếu tố làm nên sức mạnh của MiG-41 là khả năng thực hiện cả các nhiệm vụ trong không gian vũ trụ, hoạt động ở độ cao giữa tầng bình lưu (45.000m) và tầng đối lưu (12.000m) - nơi có mật độ không khí tương đối thấp.

Ngoài cấu tạo đặc biệt, các loại vũ khí trang bị cũng như các hệ thống tác chiến, liên lạc được trang bị cho máy bay này phải đặc biệt và chịu được điều kiện thời tiết trong không gian. Người Nga cũng lên kế hoạch để phóng các vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp từ máy bay này.

Hãng tin Riafan tiết lộ, tiêm kích MiG-41 sẽ có khả năng tác chiến vô song nhờ hệ thống phòng vệ laser mới có thể vô hiệu hóa các tên lửa đang bay đến bằng cách đốt cháy và phá hủy trước khi chúng tiếp cận máy bay.

Theo một số nguồn tin, chiến đấu cơ MiG-41 sẽ không tập trung quá nhiều vào tính năng tàng hình vì hệ thống phòng vệ laser sẽ bù đắp cho vấn đề này. Thay vào đó, thiết kế của máy bay sẽ chú trọng đến tính cơ động, tải trọng vũ khí nhằm tạo thế áp đảo về hỏa lực trước đối phương.

… và những hoài nghi

Dự án PAK DP là một trong những chương trình được thực hiện một cách bí mật - nguyên nhân tạo ra tranh cãi liên quan đến tính năng kỹ thuật của máy bay.

Trang mạng Topwar đã đăng hình ảnh về mẫu máy bay được cho là MiG-41, có cửa hút không khí hình elip nằm trước mũi máy bay, tương tự MiG-21; dưới bụng máy bay có 3-4 trạm hình tròn có thể là cảm biến của hệ thống phòng vệ laser.

Những hình ảnh đồ họa khác về chiếc MiG-41 cho thấy nó có thân tương đối ngắn, chỉ được trang bị 1 động cơ với 2 cánh đuôi đứng, và điểm đặc biệt nhất là phần mũi của nó trông rất giống MiG-21.

MiG-41 có là

Một thiết kế giả định khác MiG-41. Nguồn: m.rusnext.ru


Giới phân tích cho rằng ý tưởng chế tạo tiêm kích chuyên đánh chặn đã trở nên lỗi thời, do các tên lửa phòng không hiện đại là cách tốt nhất để tiêu diệt mục tiêu đường không ở khoảng cách xa.

Xu hướng toàn cầu trong những thập kỷ gần đây là từ bỏ máy bay chuyên dụng mà phát triển máy bay chiến đấu đa năng. Nhưng một máy bay đánh chặn tốc độ cao hoàn toàn phù hợp với điều kiện địa lý của Nga và có thể là một ngoại lệ đối với xu hướng chung này?

Một số nguồn tin Nga khẳng định, tiêm kích đánh chặn MiG-41 sẽ được chuyển tới tay lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga khoảng giữa những năm 2020.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích lại cho rằng, MiG-41 sẽ khó có thể cất cánh cho tới giữa năm 2020, mà phải tới tận năm 2035, và thậm chí 2040, mới đủ khả năng hoạt động và được bàn giao cho Không quân Nga.

Theo một số chuyên gia, tiêm kích MiG-41 sẽ gây tốn kém cho Nga và cho dù có thành công thì cũng sẽ không được sản xuất hàng loạt.

Trong khi đó, tiêm kích "Sukhoi" cũng sẽ được sản xuất theo 2 phiên bản, có người lái và UAV, có thể hoạt động tuần tra gần không gian và cũng có thể tiêu diệt các tên lửa tự dẫn của đối phương bằng hệ thống tia laser.

  • Libya: Lực lượng LNA "sụp đổ trước ngưỡng cửa thiên đường" Tripoli như thế nào?

  • CẬP NHẬT: Iran ra tuyên bố nóng, 5 mũi giáp công sẵn sàng chiến tranh - Quả bom khủng khiếp sắp nổ?

  • NÓNG: Ấn Độ và Pakistan giao tranh dữ dội - Pháo hạng nặng xung trận, tình hình rất căng thẳng

  • Ăn "cú lừa" của Patriot "thần thánh" từ Mỹ: Chỉ có Pantsir-S1 Nga mới cứu được Saudi?

Nhiều ý kiến cho rằng, thực hiện cùng lúc cả hai chương trình nghiên cứu phát triển MiG-41 và Su-57 được đánh giá là khá bất khả thi vì thực tế, ngân sách quốc phòng của Nga là rất có hạn và việc đổ tiền vào hai dự án nghiên cứu chiến đấu cơ tiên tiến cùng lúc là điều cực kỳ vô lý ngay cả với nước lắm tiền nhiều của như Mỹ.

Theo một số chuyên gia, việc tạo ra máy bay với tốc độ và các tính năng như đã nói sẽ không dễ dàng chút nào. Họ bày tỏ sự hoài nghi về khả năng đạt được kết quả đầy tham vọng của người Nga, đặc biệt đối với công nghệ không người lái.

Trong khi Nga không thể tạo ra một máy bay không người lái hiện đại, chế tạo máy bay đánh chặn điều khiển từ xa là một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, hiện tại MiG-41 vẫn là vật huyền thoại trên bản vẽ và làm thế nào để các máy bay này sớm được cất cánh sẽ rất khó để phán xét.

No comments:

Post a Comment