Có thể đúng như ngài Đại sứ Anh tại Mỹ đã nói, rằng, "có nhiều khả năng là ngay cả kế hoạch trả đũa của TT Trump chưa bao giờ có trên bàn…"
Tờ Elijah Magnier báo cáo rằng, Trump đã yêu cầu Iran cho phép ông tấn công trở lại, nhưng đã bị từ chối…
"Iran đã từ chối lời đề nghị của tình báo Mỹ - được thực hiện thông qua bên thứ ba - rằng Trump được phép ném bom một, hai hoặc ba mục tiêu rõ ràng, được Iran chọn, để cả hai nước có thể xuất hiện như những người chiến thắng và Trump có thể giữ thể diện…
Iran đã từ chối lời đề nghị và gửi câu trả lời: ngay cả một cuộc tấn công vào một bãi cát trống ở Iran cũng sẽ kích hoạt một vụ phóng tên lửa chống lại các mục tiêu của Mỹ ở vùng Vịnh...".
Nghe ra rất kỳ dị nhưng…
Hôm Chủ Nhật, Thiếu tướng Gholam Reza Jalali, người đứng đầu Tổ chức phòng thủ dân sự của Iran đã tiết lộ rằng: "Washington, thông qua các kênh ngoại giao, gần đây đã yêu cầu Tehran cho phép họ tiến hành một chiến dịch quy mô nhỏ trong không phận Iran để giữ thể diện sau vụ bắn hạ máy bay do thám Mỹ".
Ông cho biết: " Iran đã kịch liệt từ chối yêu cầu của Mỹ, nói rằng họ sẽ đáp trả bất kỳ hành động xâm lược nào. Bạn có thể bắt đầu một cuộc chiến nhưng Iran sẽ kết thúc nó".
Có vẻ như trò chơi này là thật và phải chăng, kiểu chơi này được lặp lại trong các vụ tên lửa Mỹ tấn công vào Syria hàng trăm quả nhưng chỉ vào vùng… nhà trống, sa mạc…???
Tại sao Tehran cứng nhắc đến vậy?
Như đã nói, Tehran đang tăng áp lực trở lại với Mỹ để phá lối chơi áp lực kinh tế mà Mỹ đang sử dụng. Các vụ tấn công tàu dầu, tấn công đường ống… Mỹ đổ tội cho Iran thì bắn hạ UAV của Mỹ, Tehran không phủ nhận.
Các loại tên lửa đạn đạo của Iran.
Bắn hạ UAV Mỹ, Tehran gửi đến Washington 2 thông điệp rõ ràng:
1. Iran sẵn sàng cho một cuộc chiến toàn diện bất kể hậu quả là gì
Iran đã thành lập một phòng hoạt động chung để thông báo cho tất cả các đồng minh của mình ở Lebanon, Syria, Iraq, Yemen và Afghanistan về mọi bước đi mà họ đang áp dụng khi đối đầu với Mỹ trong trường hợp chiến tranh toàn diện ở Trung Đông.
Các đồng minh của Iran đã tăng mức độ sẵn sàng và cảnh giác lên mức cao nhất; họ sẽ tham gia vào cuộc chiến từ lúc nó bắt đầu nếu cần thiết, nhằm vào các mục tiêu được vạch sẵn, thống nhất với dự đoán một cuộc chiến có thể kéo dài nhiều tháng.
Tất nhiên, mục tiêu ngăn chặn hoàn toàn dòng chảy dầu từ Trung Đông không thể thiếu, theo đó không phải bằng cách nhắm mục tiêu vào tàu chở dầu mà bằng cách đánh vào các nguồn dầu ở mỗi quốc gia Trung Đông, cho dù các quốc gia này được coi là đồng minh hay kẻ thù.
2. Dồn ép Trump vào góc trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Iran không có khuynh hướng giúp Trump đi xuống từ cái cây mà Trump đã trèo lên mà sẽ khiến Trump bối rối và bị dồn vào đường cùng. Hơn nữa, Iran rất thích thấy Trump thất bại trong nhiệm kỳ thứ hai và sẽ làm mọi cách để hất cẳng ông ta ra khỏi Nhà Trắng khi kết thúc nhiệm vụ vào năm 2020.
Chính Tổng thống Mỹ đã gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại bằng cách hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân JCPOA. TT Trump muốn thấy Iran phải chịu đựng các lệnh trừng phạt nghiêm khắc của Mỹ trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống của mình để lấy sự ủng hộ từ Israel .
Tuy nhiên, tình thế này thuận lợi cho ông Trump có phiếu bầu bao nhiêu lại là thảm họa của Iran bấy nhiêu, do đó, Tehran không đời nào đi theo kịch bản mà TT Trump "được phép" ném bom tạo ra chiến thắng giả, rằng ông đã phá hủy các địa điểm chính xác mà tên lửa được bắn vào UAV của mình.
Hai thông điệp của Iran nhằm một mục tiêu hoặc là Mỹ bỏ cấm vận đối với dầu của Iran hoặc là tham chiến.
Phòng không Iran sẵn sàng chiến đấu.
Anh hùng và kẻ cố cùng liều thân!
Chính quyền TT Trump trong đó 2 con diều hâu là Pompeo và Bolton chủ quan cho rằng trước các áp lực trừng phạt chưa từng có, Iran sẽ không dám vượt quá giới hạn kỹ thuật của thỏa thuận hạt nhân tức làm giàu Uranium.
Vào tháng 11/2018, khi được hỏi chính quyền sẽ làm gì nếu người Iran khởi động lại chương trình hạt nhân của họ, ông Pompeo trả lời, "chúng tôi tự tin rằng người Iran sẽ không đưa ra quyết định đó".
Mỹ tin tưởng rằng, châu Âu áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với Iran để giữ Iran không vi phạm thỏa thuận; một cơ chế tài chính (INSTEX) mà người châu Âu đã thiết lập để giúp Iran có được hàng hóa không bị trừng phạt; và các cuộc diễn tập quân sự gần đây của Mỹ ở Trung Đông là đủ để ngăn Iran khỏi sự leo thang quân sự hơn nữa.
Hiện nay, châu Âu không có khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran đối với một thỏa thuận mà Trump đã phá vỡ. Toàn bộ thỏa thuận JCPOA đã tắt. INSTEX chỉ "cho phép" Iran trao đổi một thứ gì đó là hàng hóa nhân đạo ngoài dầu mỏ, nên INSTEX chỉ là trò trẻ con.
Các loại tên lửa đạn đạo của Iran.
Tại sao Iran tuân thủ thỏa thuận, không làm giàu Uranium khi bị Mỹ phá bỏ và EU nghe lệnh Mỹ? Iran đâu có ngốc. Iran không sợ sức mạnh quân sự của Mỹ. Tài sản quân sự của Mỹ ở Trung Đông không ngăn cản Iran coi nó là mục tiêu.
Chính sách chủ quan thiện cận của Mỹ đã khiến cho Iran leo thang gây áp lực ngược trở lại với Mỹ, phá lối chơi Mỹ đang có ưu thế khiến Mỹ đang bối rối, lúng túng… Iran biết rằng Trump muốn tránh một cuộc chiến thì Iran không muốn mà chấp nhận…
Đại sứ Anh tại Mỹ đã nói rằng "chính sách Iran của Mỹ đã hỗn loạn. Không chắc nó sẽ mạch lạc trong thời gian gần bởi một chính quyền bị phân chia…" nhưng mỉa mai thay chính sách của Anh đối với Iran cũng chẳng tốt hơn bao nhiêu…
Anh quốc, một bên là bên ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran và tuyên bố rằng họ muốn duy trì nó. Mặt khác, nó tuân theo mệnh lệnh từ Nhà Trắng và cướp một tàu chở dầu mang theo dầu Iran. Anh hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để làm như vậy.
Ngay cả cựu thủ tướng Thụy Điển cũng thấy rằng hành vi đó của nước Anh quá thô thiển: "Người ta đề cập đến các lệnh trừng phạt của EU đối với Syria , nhưng Iran không phải là thành viên của EU. Và EU như một nguyên tắc không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với người khác".
Iran không dễ bị bắt nạt, như thường lệ, câu trả lời sẽ không đối xứng và sẽ đến vào thời điểm và địa điểm lựa chọn của Iran.
No comments:
Post a Comment