Huyền thoại Stinger ở Afghanistan và phiên bản trang bị cho Đài Loan
Cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan cách nay đã cách nay 3 thập kỷ (từ năm 1979 đến 1989).
Cho đến ngày nay, có rất nhiều tranh cãi về lý do buộc Liên Xô phải rút quân khỏi Afghanistan vào năm 1989. Đối với nhiều cựu chiến binh thời Chiến tranh lạnh của Mỹ, câu trả lời rất rõ ràng: Hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) FIM-92 Stinger.
Nghị sĩ Hoa Kỳ Charlie Wilson đã bình luận trên tờ Washington Post vào năm 1989:
"Khi Stinger làm cho trực thăng của họ (Liên Xô) trở nên vô dụng, lính Nga phải tiến hành chiến tranh trên bộ bằng đôi chân của mình chống lại Mujahedin. Không có đối thủ nào trên Trái đất có thể chiến đấu với Mujahiddin ở Afghanistan theo cách này".
Chiến binh Mujahiddin và MANPADS FIM-92 Stinger đã trở thành một biểu tượng của cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan.
Ngày 9/7 tờ The Press đưa tin Hoa Kỳ đã chấp thuận bán gói vũ khí trị giá 2,2 tỷ USD cho Đài Loan , bao gồm 108 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) M1A2T Abrams, 250 tên lửa Stinger và một số trang bị khác trong bối cảnh cuộc thương chiến Mỹ Trung vẫn đang diễn ra.
Là một MANPADS thiết kể để cho bộ binh, FIM-92 Stinger có thể khai hỏa bởi một hoặc hai người lính (theo tiêu chuẩn).
FIM-92 Stinger có ống phóng và hệ thống ngắm, ăng ten tách rời có tổng thể nặng khoảng 15,2 kg. Tên lửa của hệ thống nặng 10,1 kg, dài 1,52m và đường kính 70 mm (với các cánh được bung ra là 100 mm) với đầu đạn phân mảnh nặng 3 kg.
Tên lửa được phóng bằng một động cơ nhỏ giúp đẩy nó ra một khoảng cách an toàn với xạ thủ trước khi động cơ nhiên liệu rắn thứ hai giúp nó tăng tốc độ tối đa Mach 2,54 (2700 km/giờ).
So với cách đây 30 năm, phiên bản FIM-92A giúp Mujahiddin hạ gục trực thăng Liên Xô đã được nâng cấp rất nhiều lần, và lực lượng vũ trang Đài Loan đã được tiếp cận những phiên bản mới nhất của Stinger.
Một hệ thống FIM-92 Stinger do Đài Loan sản xuất có thể phóng cùng lúc 2 tên lửa.
Điều đáng chú ý là 250 tên lửa Stinger mà Mỹ bán cho Đài Loan năm nay không phải là lần đầu tiên quân đội của hòn đảo này có trong tay FIM-92. Việc Mỹ bán cho Đài Loan FIM-92 Stinger đã diễn ra nhiều năm (gần đây nhất là 2016 và 2018).
Năm 2016 Raytheon đã bán FIM-92H Stinger Block 1 cho Đài Loan.
Định danh FIM-92H dùng để chỉ tên lửa FIM-92D, đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn RMP Block I. Ở thời điểm năm 2016, FIM-92H của Đài Loan tương đương loại được trang bị trong quân đội Hoa Kỳ với các tính năng tổng hợp từ các biến thể trước đó như sau:
Đầu dò hồng ngoại có khả năng quét hồ quang bằng công cụ tìm kiếm IR/UV nhằm tránh bị đánh lạc hướng bởi mồi bẫy nhiệt (FIM-92B).
Khả năng chống nhiễu được tăng lên bằng cách bổ sung thêm máy tính. Phần mềm của tên lửa có thể được cấu hình lại trong một thời gian ngắn để đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả với các mục tiêu khác nhau, tầm hiệu quả của tên lửa tăng lên tới 7.600 m (FIM-92C/D).
Bằng cách thêm cảm biến vòng quay mới và sửa đổi phần mềm điều khiển, độ ổn định của hành trình bay đã được cải thiện. Hiệu suất chống lại các mục tiêu nhỏ như máy bay không người lái, tên lửa hành trình và máy bay trực thăng trinh sát hạng nhẹ đã được cải thiện (FIM-92H).
Phiên bản FIM-92 Stinger được Hoa Kỳ bán cho Đài Loan năm nay được cho là các phiên bản FIM-92K với cơ chế kích nổ tự động ở khoảng cách xác định với mục tiêu (thay vì chạm nổ như các phiên bản trước).
Ngoài ra tên lửa cũng có thể được nâng cấp khung sườn để tăng tầm bay và máy tính được nâng cấp để tên lửa có thể nhận diện mục tiêu dựa vào dữ liệu có sẵn được cho là tăng hiệu quả khi mục tiêu là máy bay không người lái.
Tên lửa phòng không vác vai Stinger trong cuộc chiến ở Afghanistan.
Những nạn nhân của FIM-92 Đài Loan trong cuộc xung đột?
Không còn nghi ngờ gì "nạn nhân" đầu tiên của "sát thủ" MANPADS FIM-92 là trực thăng, mục tiêu của Stinger bao gồm các loại trực thăng tấn công, trực thăng hạng nhẹ và trinh sát.
Trong trường hợp giả định một cuộc đụng độ quân sự giữa Không quân và trực thăng của Hải quân thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) với lực lượng phòng thủ Đài Loan.
Con mồi quen thuộc của FIM-92 cũng là mục tiêu ưa thích ở Afghanistan những năm 70-80 là hàng trăm chiếc Mi-8/Mi-17 phục vụ công tác vận chuyển binh lính Trung Quốc.
Binh lính Trung Quốc di chuyển bằng một chiếc Mi-17B-7 trong một cuộc tập trận tại Tân Cương vào năm 2017.
Mi-8 (Mi-17 là biến thể nâng cấp) là máy bay trực thăng được sử dụng rộng rãi nhất và cũng đứng đầu trong danh sách "nạn nhân" của FIM-92 Stinger ở Afghanistan.
Theo sau Mi-8/Mi-17 là các trực thăng tấn công do Trung Quốc tự sản xuất CACI WZ-10 và HARBIN Z-9/WZ-19. Trong khi WZ-10 được Trung Quốc tuyên bố là AH-64 Apache của nước này thì Z-9/WZ-19 là những phiên bản "làm lại" của AS365 Dauphin và AH-1 Cobra.
Những chiếc WZ-19/WZ-10 vũ trang được cho là sẽ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các trực thăng Z-9/Mi-8/Mi-17.
Trực thăng vũ trang WZ-10 (trái) và WZ-19 (phải) của Trung Quốc.
Với tốc độ di chuyển chỉ từ 200-300 km/giờ, và trần bay vào khoảng 4.500 đến 6.500m, dù có hệ thống mồi bẫy đầu dò tên lửa hay không thì toàn bộ trực thăng của Trung Quốc đều như "cá nằm trên thớt" khi FIM-92 Stinger của Đài Loan tham chiến.
Một mục tiêu quan trọng hơn ở phiên bản mới nhất của tên lửa FIM-92 Stinger mà Mỹ bán cho Đài Loan được cho là tăng khả năng hạ gục máy bay không người lái của đối phương.
Thời gian gần đây, Trung Quốc tăng cường nghiên cứu và trang bị các loại máy bay không người lái trinh sát và tấn công như Wing Long II (được cho là phiên bản Trung Quốc của UAV Predator của Mỹ).
UAV tấn công Wing Loong II trong một triển lãm ở Paris.
Tuy nhiên các UAV tấn công của Mỹ như MQ-1/MQ-9 có thể đạt được độ cao hoạt động khoảng 7.500 m, tức là khá an toàn so với sự đe dọa của MANPADS thì đây là điểm khác biệt quan trọng nếu so với các UAV Trung Quốc.
Trong khi tuyên bố máy bay có trần bay khoảng 5.000 m thì trên thực tế các UAV Trung Quốc có độ cao hoạt động chỉ trong khoảng 2-3.000 m.
Với tốc độ dưới 300 km/giờ và ở cao độ này, các UAV tấn công của Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành một mục tiêu dễ tiêu diệt của FIM-92 Stinger được nâng cấp của Đài Loan.
Lực lượng Houthi bắn hạ máy bay không người lái vũ trang Wing Loong Pterodactyl I do Trung Quốc chế tạo ở Saada, Yemen.
No comments:
Post a Comment