Theo Yonhap, đây là phát ngôn chính thức hiếm hoi của USFK về uy lực ICBM của Triều Tiên.
Cụ thể, theo một ấn phẩm thường niên của USFK, ICBM Hwasong-15 (bắn thử ngày 29/11/2017) có tầm bắn ước tính 8.000 dặm, hoặc 12.874km, có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ.
Sau khi ra mắt thành công ICBM vào năm ngoái, Triều Tiên đã tuyên bố đây là tên lửa đầu tiên có khả năng đặt toàn bộ nước Mỹ vào tầm ngắm.
Trong Sách trắng quốc phòng năm 2018, Hàn Quốc mô tả Hwasong-15 có tầm bắn hơn 10.000km.
Cũng theo USFK, Bình Nhưỡng có hai loại ICBM khác là Hwasong-13, có thể bay xa tới 5.500 km và Hwasong-14 có tầm bắn ước tính 12.874 km, có khả năng "tấn công hầu hết các mục tiêu trên lục địa Mỹ ". Trước đó, Triều Tiên bắn thử Hwasong-14 vào ngày 4/7/2017.
Từ tháng 11/2017, Triều Tiên đã hạn chế rõ rệt các vụ thử hạt nhân và tên lửa nhằm mở ra kênh đối thoại với Mỹ, cũng như nối lại quan hệ với Hàn Quốc.
Đến tháng 5/2019, Triều Tiên tiến hành 2 cuộc thử nghiệm vũ khí lớn, liên quan tới các tên lửa tầm ngắn trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ.
"Dù nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh tháo dỡ một bãi thử tên lửa cũng như sự phá hủy cơ sở thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri, thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm để hướng tới mục tiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa hoàn toàn", USFK nhấn mạnh.
"Dù Triều Tiên đã ngừng các hoạt động khiêu khích trong năm 2018, thách thức cơ bản mà nước này tạo ra đối với liên minh Mỹ - Hàn không thay đổi."
No comments:
Post a Comment