Ukraine và nỗ lực khôi phục tiềm lực quốc phòng
Ukraine đã ở trong tình trạng chiến tranh với Nga từ năm 2014 và điều này vô hình chung đem đến một tác dụng phụ có lợi cho Kiev khi nó giúp hồi sinh các ngành công nghiệp quốc phòng thời Chiến tranh Lạnh, góp phần tân trang lại cũng như cung cấp thêm vũ khí mới cho các lực lượng vũ trang Ukraine.
Tình trạng trên khuyến khích các công ty Ukraine khôi phục hoạt động nghiên cứu và phát triển các hệ thống vũ khí mới cũng như làm hồi sinh những hệ thống đã bị đình trệ.
Một ví dụ minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định này là tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Barer V đã được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và chỉ thị mục tiêu mới.
Một tổ hợp gồm nhiều công ty quốc phòng Ukraine do Motor Sich dẫn đầu đã phát triển hệ thống điều khiển hỏa lực/chỉ thị mục tiêu PM-LKT theo hướng có thể bố trí trên một cấu trúc kiểu vòm lắp đặt trên trực thăng, UAV, xe bọc thép hoặc tàu chiến.
Tên lửa chống tăng BARER-V trang bị cho trực thăng MI-24. Ảnh: Ukroboronservice
PM-LKT được ổn định bằng con quay hồi chuyển và trang bị một vidcam với chức năng phóng to nhỏ, máy ảnh nhiệt, máy đo xa laser và bộ chỉ thị laser.
Thiết bị chỉ thị laser có tầm hoạt động 7.500m, cũng là tầm bắn tối đa của tên lửa Barer V. ATGM này có đường kính 130mm và nặng 47 kg với đầu đạn Tandem có thể xuyên thủng giáp 800mm và giáp phản ứng nổ (ERM).
Hệ thống PM-LKT và ATGM Barer V đang được lắp đặt trên các trực thăng Ukraine và máy bay tấn công mặt đất Su-25.
Do các hệ thống này có thể sẽ được sử dụng trong cuộc chiến chống lại phiến quân do Nga hậu thuẫn ở Donbas nên nó sẽ được nâng cấp khi cần thiết và chào bán trên thị trường quốc tế như "thiết bị đã qua thực chiến" với giá cả cạnh tranh so với các hệ thống của Nga, Trung Quốc và phương Tây.
Từ những năm 1990, Ukraine đã cố gắng phát triển các ATGM thế hệ mới. Năm 2017 họ cho ra đời tên lửa chống tăng có điều khiển Skif. Tên lửa này dựa trên mẫu ATGM Shershen phát triển chung cùng với nước láng giềng Belarus. Tuy nhiên, do có mâu thuẫn về thiết kế nên mỗi nước quyết định đi theo cách riêng của mình và Ukraine đã phát triển ATGM Skif.
Tên lửa này của Ukraine nặng 29,5 kg, được khai hỏa từ ống phóng 8,5 kg lắp trên bộ điều khiển nặng 32 kg.
Tầm bắn tối đa của ATGM Skif dẫn đường bằng laser là 5.500 m. Bộ điều khiển có một kính ngắm ảnh nhiệt và cho phép người điều khiển tự dẫn hướng thủ công tên lửa đến mục tiêu đang di chuyển hoặc đứng yên ở chế độ "bắn và quên".
Skif có hai loại đầu đạn xuyên giáp (130mm và 152mm), một loại có khả năng xuyên thủng giáp phản ứng nổ và giáp composite 1.100mm. Ngoài ra, tên lửa còn có một đầu đạn nổ phá mảnh rất hữu ích để chống lại các cấu trúc kiên cố.
Skif được nhà sản xuất Ukraine ca ngợi tương đương với Spike-LR của Israel nhưng trên thực tế Spike sử dụng công nghệ tiên tiến hơn và lợi thế chính của Skif chỉ là giá thấp hơn.
Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Skif. Ảnh: Ukroboronservice
Ukraine đang nắm yết hầu của Quân đội Nga?
Trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991, rất nhiều hoạt động thiết kế và sản xuất vũ khí của Liên Xô được thiết lập ở Ukraine. Nước Ukraine độc lập đã kế thừa các hoạt động này sau năm 1991 nhưng hầu hết các đơn vị sản xuất đã phá sản vì không còn được các Lực lượng Vũ trang Liên Xô đặt hàng lớn mỗi năm. Các doanh số bán hàng nước ngoài cũng biến mất.
Tuy nhiên, một trong những hệ quả thường không được đề cập đến trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine là những thiệt hại đối với việc sản xuất vũ khí của Nga do sự phụ thuộc của họ vào Ukraine.
Mặc dù chỉ Nga chỉ nhập khẩu có 4,4% từ Ukraine nhưng khá nhiều trong số đó là những bộ phận nòng cốt rất quan trọng đối với ngành công nghiệp vũ khí và chương trình hiện đại hóa hiện nay cho các lực lượng vũ trang Nga.
Các mối liên kết công nghiệp này có từ thời Xô viết và nhiều công ty vẫn hoạt động sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Ở nhiều lĩnh vực, các nhà sản xuất vũ khí Nga và cả người dùng đều phụ thuộc rất lớn vào ngành công nghiệp Ukraine và hầu hết các mặt hàng này đều không thể được thay thế nhanh chóng hoặc với chi phí rẻ bằng các đơn vị sản xuất của Nga.
Tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35 của Không quân Nga. Ảnh: MW
Nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp quốc phòng Nga chưa đủ năng lực sản xuất. Sự thiếu hụt nghiêm trọng nhất lại xảy ra trong các lĩnh vực chủ chốt. Các ví dụ nổi bật bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (IBCM), tên lửa không đối không, hàng không và động cơ cho tàu chiến.
Các hệ thống dẫn đường do Ukraine chế tạo được sử dụng trong các tên lửa không đối không của Nga gồm có hệ thống hướng dẫn hồng ngoại (tầm nhiệt) cho tên lửa tầm ngắm R-73 và tầm trung R-27T. Những tên lửa này là vũ khí chính cho các máy bay chiến đấu MiG-29, Su-27, Su-30 và Su-35.
Một trong những nhà cung cấp thiết bị hàng không quan trọng nhất của Ukraine là Motor Sich, công ty sản xuất nhiều động cơ mới (và hiện đại hóa) cho các máy bay trực thăng vận tải Mi-8/17 và trực thăng tấn công Ka-50/52, Mi-28 và Mi24/35.
Bất chấp đã bỏ ra những nỗ lực rất đáng kể, ngành công nghiệp Nga vẫn chưa thể sản xuất đủ nhiều động cơ trực thăng phục vụ cho kế hoạch chế tạo máy bay trong 3 năm tới.
Không có động cơ của Ukraine, Nga sẽ không thể sản xuất được số lượng máy bay trực thăng mới cho các lực lượng của mình và cho đơn đặt hàng xuất khẩu. Nga cũng sẽ không thể tân trang lại các động cơ cũ để duy trì hoạt động của các máy bay trực thăng hiện có.
Rất nhiều phương tiện chiến đấu hiện nay của Nga đang sử dụng các linh kiện của Ukraine phục vụ cho các hệ thống điều khiển hỏa lực, cảnh báo laser cùng nhiều hệ thống điện tử và quang học phức tạp khác. Ngay cả khi ngành công nghiệp quốc phòng Nga có các nguồn thay thế thì việc tăng tốc sản xuất cũng sẽ phải mất nhiều thời gian.
Trong khi đó, Ukraine đã vươn lên dẫn đầu Nga trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là với các hệ thống điều khiển hỏa lực và dẫn đường tên lửa. Một vấn đề còn tồi tệ hơn nữa đối với Moscow là Ukraine đang bán hàng với chi phí khá cạnh tranh so với Nga.
Houthi tấn công máy bay F-15 của Saudi Arabia bằng tên lửa R27T phóng từ mặt đất
No comments:
Post a Comment