Vui lòng bấm F-5 để tiếp tục cập nhật
17h03: Theo hãng tin AP, khinh hạm HMS Montrose hộ tống tàu chở dầu British Heritage hiện nay đang thực hiện một sứ mệnh kéo dài 3 năm tại căn cứ hậu cần của Hải quân Hoàng gia Anh ở Bahrain. Đây là trung tâm điều phối các hoạt động hải quân của Anh ở phía Đông Kênh đào Suez.
Trong khi đó, British Heritage là tàu chở dầu đăng ký tại đảo Man (hòn đảo nằm giữa Ireland và Anh) và do Tập đoàn BP vận hành.
Lloyd's List, một ấn phẩm chuyên viết về các vấn đề hàng hải cho biết, British Heritage trước đó đã phải thay đổi hành trình chở 140.000 tấn dầu thô ở Basra, Iraq theo như kế hoạch ngày 4/7. Thay vào đó, tàu đã tới Saudi Arabia, nơi nó đã lưu lại đây vài ngày.
Theo dữ liệu tình báo của Lloyd's List, kể từ ngày 2/7 ít nhất 20 tàu mang cờ Anh đã di chuyển qua Eo biển Hormuz.
Khinh hạm HMS Montrose hộ tống một tàu chở hàng ở ngoài khơi Cyprus tháng 2/2014
15h30: Mối quan hệ giữa Anh và Iran đã trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi London tuyên bố Tehran phải chịu trách nhiệm về vụ 2 tàu chở dầu bị tấn công hồi tháng 6/2019.
Tuần trước, Lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoàng gia Anh đã giúp chính quyền vùng lãnh thổ Gibraltar (thuộc Anh) bắt giữ một tàu của Iran với các buộc con tàu này đang chở dầu tới Syria, qua đó vi phạm các lệnh cấm vận của EU.
Đáp trả, một quan chức Iran cũng tuyên bố sẽ bắt giữ tàu Anh nếu như London không thả tàu dầu của họ. Iran đã triệu tập Đại sứ Anh ở Tehran để phản đối về cái mà họ gọi là "hành động cướp biển".
Thủy quân Lục chiến Hoàng gia Anh đã giúp Gibraltar bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 của Iran
14h04: Liên quan tới sự việc đụng độ trên Eo biển Hormuz, Mỹ và Anh hiện đang đưa ra những thông tin mâu thuẫn lẫn nhau về số lượng tàu quân sự của Iran.
Theo hãng tin AP, Chính phủ Anh nói rằng chỉ có 3 tàu của Iran tham gia ngăn cản tàu chở dầu British Heritage đi qua Eo biển Hormuz, trong khi đó thông tin từ các quan chức Mỹ được Reuters đăng tải thì số tàu mà IRGC sử dụng là 5 chiếc.
Tuyên bố của Chính phủ Anh đưa ra hôm nay cũng bày tỏ lo ngại về hành động gây rối của Iran, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục "thúc giục chính quyền Iran giảm leo lang căng thẳng trong khu vực".
Tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh HMS Montrose hộ tống tàu chở dầu British Heritage qua Eo biển Hormuz. Ảnh: Reuters
13h15: Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vừa lên tiếng phủ nhận những cáo buộc của Anh về việc đã xảy ra vụ đối đấu giữa các tàu chiến của hai nước này trên Eo biển Hormuz.
Cụ thể, hãng thông tấn Fars dẫn thông tin từ Hải quân IRGC cho biết "không hề có bất cứ vụ đụng độ nào với các tàu nước ngoài, nhất là tàu của Anh".
IRGC cũng nhấn mạnh, nếu như họ nhận được mệnh lệnh bắt giữ bất cứ tàu biển nào thì khi đó họ đã hành động ngay lập tức.
"Lực lượng hải quân IRGC luôn thực hiện các nhiệm vụ trên Vịnh Ba Tư một cách rất cẩn trọng. Trong vòng 24 giờ qua, không có bất cứ vụ đụng độ nào với các tàu nước ngoài, gồm cả tàu của Anh", thông báo của IRGC viết.
"Đồng thời, cần phải nhấn mạnh rằng nếu một mệnh lệnh bắt giữ tàu nước ngoài được phát đi, các lực lượng hải quân IRGC đủ khả năng thực thi ngay lập tức".
Một tàu chở dầu trên Vịnh Ba Tư. Ảnh: Reuters
12h02: Phản ứng trước diễn biến căng thẳng mới nhất trên Vịnh Ba Tư, Bộ Quốc phòng Anh không nói rõ liệu các tàu chiến Hải quân Hoàng gia tham gia sứ mệnh hộ tống có phải là một phần trong chính sách mới của London tại khu vực hay không.
"Nước Anh vẫn duy trì sự hiện diện hàng hải lâu dài tại vùng Vịnh", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh cho biết trên tờ Washington Examiner. "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình an ninh tại đây và cam kết bảo đảo tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế".
11h18: Theo hãng tin Reuters, các quan chức Mỹ giấu tên nói rằng vụ việc Iran ngăn chặn tàu chở dầu British Heritage của Anh diễn ra ở cửa phía Bắc của Eo biển Hormuz.
"Tàu chiến HMS Montrose Hải quân Hoàng gia Anh đã chĩa pháo vào các tàu quân sự Iran rồi phát đi cảnh báo qua radio và sau đó các tàu Iran đã phải tản ra xung quanh", một quan chức Mỹ cho biết. "Đây là hành động quấy nhiễu và là ý định nhằm cản trở lưu thông hàng hải".
Vị trí diễn ra vụ các tàu cao tốc Iran ngăn chặn tài chở dầu British Heritage của Anh
10h41: Theo các quan chức Mỹ, khi các tàu cao tốc vũ trang của Iran tiếp cận tàu chở dầu British Heritage, khinh hạm Hải quân Hoàng gia Anh HMS Montrose chỉ đi sau cách đó có 5 dặm.
Nhận thấy tình hình nguy kịch, tàu chiến Anh đã tăng tốc tiến về phía tàu dầu và chặn ở vị trí giữa các tàu quân sự của Iran và tàu British Heritage. Tàu Montrose sau đó tiếp tục hộ tống tàu dầu British Heritage đi qua Eo biển Hormuz.
Tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh HMS Montrose tham gia một cuộc tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản và Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương ngày 15/3/2019
10h20: Sự việc Iran ngăn chặn tàu British Heritage được xem là hành động đối đầu mới nhất giữa Tehran và London kể từ khi các quan chức cấp cao Iran cảnh báo Anh sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng khi bắt giữ một tàu chở dầu của Iran đang trên hành trình tới Syria ở ngoài khơi bờ biển Gibraltar với các buộc vi phạm lệnh cấm vận quốc tế.
09h16: Kênh truyền hình CNN ngày 10/7 dẫn lời Chủ tịch Hồi đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford cho biết Mỹ và các quốc gia đồng minh đang hợp tác để thành lập một liên minh đảm bảo cho vấn đề tự do hàng hải trong khu vực.
"Ngày hôm nay, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và tôi đã có cuộc thảo luận và chúng tôi sẽ liên hệ với các nước để cùng lên kế hoạch xây dựng một liên minh bảo đảm an toàn hàng hải trên Eo biển Hormuz và Bab el Mandeb," ông Dunford nói.
08h45: Dự đoán trước tình hình sẽ hết sức căng thẳng, Hải quân Hoàng gia Anh đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất: Tàu dầu Anh bị Iran vây bắt, họ khẩn cấp cử 2 tàu chiến hiện đại hộ tống. Quả thực lo ngại của họ đã thành sự thực khi có tới 5 tàu chiến cao tốc của Iran thần tốc vây bắt tàu British Heritage, 2 tàu chiến Anh đã ứng cứu kịp thời.
08h30: Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, họ đã được thông báo về sự việc và đang phối hợp chặt chẽ với Hải quân Hoàng gia Anh. Khi sự việc diễn ra dưới biển, một chiếc máy bay trinh sát của Mỹ hoạt động phía trên đã ghi lại toàn bộ diễn biến tình hình.
Trong khi đó, Hải quân Hoàng gia Anh hiện vẫn chưa đưa ra bình luận nào về hoạt động leo thang căng thẳng mới nhất trên Vịnh Ba Tư này.
08h05: Ngày 10/7, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã lên tiếng chế nhạo việc Anh quyết định cử tàu chiến hải quân hộ tống tàu chở dầu và cho rằng chính các hành động gây hấn của London trước đó mới đe dọa tới an toàn hàng hải trong khu vực.
"Các ông giờ đây tuyệt vọng tới mức phải triển khai cả khinh hạm để tháp tùng một tàu chở dầu di chuyển trong khu vực. Điều đó là vì các ông quá sợ hãi".
07h40: Khinh hạm HMS Montrose được trang bị pháo 30 mm trên khoang và được thiết kế đặc biệt để đối phó với các loại xuồng vũ trang và tàu chiến cỡ nhỏ.
Các quan chức Anh trước đó xác nhận tàu Montrose đang có mặt trong khu vực để thực hiện vai trò "đảm bảo an ninh hàng hải".
Tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh hộ tống tàu chở dầu British Heritage
07h14: Theo hãng tin Reuters, 5 tàu quân sự vũ trang của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã cố gắng bắt giữ tàu chở dầu British Heritage của Anh khi con tàu này đang di chuyển trên Vịnh Ba Tư.
Theo CNN, tàu chở dầu British Heritage đang trong quá trình di chuyển trên Vịnh Ba Tư và chuẩn bị qua Eo biển Hormuz thì bị các tàu vũ trang của Iran tiếp cận.
Tàu chở dầu British Heritage
Phía Iran ra lệnh cho tàu chở dầu của Anh thay đổi hải trình và phải dừng lại ở vùng biển phía ngoài lãnh hải Iran.
Tàu chở dầu British Heritage khi đó đang được tháp tùng bởi khinh hạm HMS Montrose của Hải quân Hoàng gia Anh từ phía sau.
Tàu Montrose đã chĩa súng máy về phía các tàu quân sự Iran đồng thời phát khẩu lệnh yêu cầu các tàu Iran quay lại.
Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran diễn tập tác chiến phi đối xứng
No comments:
Post a Comment