Ngày 14/7, tờ Eurasia Review xuất bản bài viết " Phân tích: Nga sẽ phản bội Iran một lần nữa?" (Will Russia Betray Iran Again? – Analysis) của tác giả Nikola Mikovic.
Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về căng thẳng ở Vùng Vịnh cũng như các lợi ích đan xen và toan tính giữa các thế lực có quyền lợi trong khu vực, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
Nga sẽ ủng hộ ai nếu Mỹ gây chiến với Iran?
Tehran không thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của Nga nếu Mỹ gây chiến với Iran. Trong trường hợp có sự leo thang quân sự lớn ở Trung Đông, Điện Kremlin sẽ quay sang ủng hộ Mỹ và Israel chứ không phải là đồng minh quan trọng nhất của họ ở khu vực này và trên thế giới.
Nếu xem xét lịch sử, Nga đã chứng tỏ mình là một đối tác hoàn toàn không đáng tin cậy, đặc biệt là đối với Iran. Moscow đã từ chối cung cấp cho Iran hệ thống tên lửa S-400, mặc dù yêu cầu này được cho là xuất phát từ chính lãnh đạo chính trị Iran.
Hệ thống S-300 của Iran được cho là chỉ đủ để bảo vệ một phần không phận nước này
Các quan chức điện Kremlin giải thích rằng việc cung cấp hệ thống này sẽ gây căng thẳng hơn ở Trung Đông. Nói cách khác, Nga đã cố gắng tránh mọi cuộc đối đầu với các cường quốc phương Tây và trong khu vực về vấn đề "nhạy cảm" này.
Mặt khác, thật thú vị khi người Nga đã không ngần ngại cung cấp hệ thống vũ khí này cho một quốc gia thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây không phải là lần đầu tiên Nga "phản bội" Iran. Vào năm 2010, Nga đã từ chối bán S-300 cho Iran do chịu sức ép từ Hoa Kỳ và Israel.
Các quan chức Nga sau đó thừa nhận rằng quyết định đó là một sai lầm, nhưng đã quá muộn vì nó đã làm hỏng hình ảnh của Moscow như một nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy.
Năm 2010, Quân đội từ bốn quốc gia NATO đã lần đầu tiên tham gia cuộc duyệt binh hàng năm của Nga để đánh dấu chiến thắng trong Thế chiến II. Các binh sĩ từ Anh, Pháp, Ba Lan và Mỹ đã diễu hành cùng quân đội Nga qua Quảng trường Đỏ tại Moscow.
Bài học về hệ thống phòng không Syria, Serbia
Vào tháng 9/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Kuzhugetovich Shoygu cho biết trong một tuyên bố trên truyền hình rằng: "Nga sẽ chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện đại cho các lực lượng vũ trang Syria trong vòng hai tuần".
Kể từ đó, Israel đã tiến hành nhiều cuộc không kích ở Syria, nhắm mục tiêu Quân đội Ả Rập Syria (SAA) cũng như các lực lượng thân Iran và Iran.
Hệ thống S-300 có thể không hiệu quả khi đối đầu với sức mạnh của không quân của Israel hoặc đơn giản là người Nga đã không giữ lời hứa và cung cấp cho Syria hệ thống tên lửa hoàn chỉnh.
Syria và Iran không phải là những quốc gia duy nhất bị Kremlin phản bội. Năm 2003, Nga đã bỏ rơi "người anh em" Serb trước mũi súng của NATO khi lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga được ra lệnh phải rời khỏi cả Bosnia-Herzegovina và Kosovo.
Các đơn vị Nga tham gia KFOR và hoạt động tại Bosnia Hezegovina và Kosovo đã rút lui khỏi lực lượng này năm 2003
Armenia là một quốc gia bị nghi ngờ nằm trong một liên minh với Nga. Vào năm 2017, Nga đã chuyển một loạt tên lửa chống tăng mới tới Azerbaijan như một phần của thỏa thuận vũ khí lợi nhuận cao với Baku, điều này đã bị người Armenia chỉ trích mạnh mẽ.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã bác bỏ những chỉ trích và nói rằng việc cung cấp vũ khí cho cả hai bên đã từng xảy ra chiến tranh tạo ra sự cân bằng quân sự trong cuộc xung đột.
Nga cũng đang cố gắng tạo ra sự cân bằng tương tự ở Syria. Một mặt, họ ủng hộ Syria chống lại IS và các nhóm vũ trang khác, nhưng mặt khác, họ không hỗ trợ cho lực lượng vũ trang Syria chống lại các cuộc không kích thường xuyên của Israel.
Đó là lý do tại sao một số nhà phân tích tin rằng Nga hành động như thể họ là đồng minh của Israel. Trong những năm qua, Tel Aviv đã sử dụng ưu thế quân sự để đánh vào sự hiện diện quân sự của Iran ở Syria.
Nga có khả năng bảo vệ các lực lượng Iran bằng không quân và các hệ thống phòng không riêng của họ ở Syria, nhưng họ đã chọn không ngăn chặn Israel.
Mặc dù Radar của hệ thống S-400 của Nga tại Syria có thể biết rõ các cuộc tấn công của Israel, tuy nhiên Syria vẫn liên tục bị tập kích
"Con tốt thí" Iran
Trong lịch sử Kremlin đã sử dụng Iran như một đối trọng để cân bằng các mối quan hệ với phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Chẳng hạn, Nga đã không ngần ngại bỏ phiếu ủng hộ tất cả 6 nghị quyết được thông qua tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chống lại Iran từ năm 2006 đến 2010.
Trong trường hợp một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Iran, người Nga sẽ "vỗ tay" vì họ sẽ là một trong những nước hưởng lợi, đặc biệt là vì giá dầu có thể sẽ tăng vọt.
Cuộc xung đột như vậy cũng sẽ khiến Iran trở lại vị thế hoàn toàn bị cô lập và sẽ giúp Nga lấy lại thị trường đã mất ở Trung Á. Ngoài ra, Kremlin có thể sử dụng vấn đề này để cố gắng giảm thiểu các biện pháp trừng phạt chống Nga do Mỹ và EU áp đặt.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt sẽ thực sự được dỡ bỏ, vì bất kỳ sự nhượng bộ nào của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn có thể bị Quốc hội Mỹ ngăn chặn.
Mặc dù vậy, Iran vẫn khả năng trở thành "con tốt thí" với tham vọng của Nga để cải thiện mối quan hệ với Mỹ.
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nikola Mikovic
Một cuộc tập trận của hải quân Nga - Iran tại biển Caspian đầu năm 2019
No comments:
Post a Comment