Thổ Nhĩ Kỳ "động binh" cảnh cáo Mỹ
Ngày 15/7, tờ Arab News đưa tin việc Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường lực lượng quân sự gần khu vực biên giới với Syria đã làm dấy lên lo ngại về một chiến dịch quân sự sắp diễn ra ở phía đông sông Euphrates.
Một đợt triển khai vũ khí hạng nặng đã diễn ra gần thị trấn biên giới chiến lược Tal Abyad, Syria do lực lượng dân quân người Kurd YPG kiểm soát.
Tal Abyad đã giúp YPG kết nối các vùng kiểm soát ở miền bắc Syria và tổ chức nó thành các "Bang" như Afrin, Kobani và Al-Jazira trong một khu vực mà họ tuyên bố là "Nhà nước Rojava".
Các đơn vị Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tới khu vực biên giới đều là các bàn đạp để tấn công các khu dân cư do YPG kiểm soát
Chiến dịch Đông Euphrates của Thổ Nhĩ Kỳ trong lãnh thổ Syria có thể liên quan đến các lệnh trừng phạt của Mỹ thông qua Đạo luật trừng phạt đối thủ của Mỹ (CAATSA) đối với việc nước này mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Một phái đoàn Mỹ dự kiến sẽ đến Ankara vào tuần tới, và các kế hoạch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria dự kiến sẽ là một phần trong chương trình nghị sự này.
Tiến sĩ Sinan Hatahet, một nhà phân tích người Syria tại Istanbul nói rằng:
"Xung đột là khó có thể xảy ra vì có những cuộc đàm phán đang diễn ra (giữa Mỹ và Thổ) để thiết lập vùng an toàn ở miền bắc Syria và Manbij.
Hai nước vẫn đang giải quyết để giải quyết các vấn đề song phương của họ thông qua các kênh ngoại giao. Nhưng nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt, nó có thể gây tổn hại cho mối quan hệ lâu dài này.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai nhiều lần ở khu vực biên giới những năm gần đây để gây áp lực buộc Mỹ phải thực hiện thỏa thuận. Một thay đổi duy nhất lần này là nó đang diễn ra ngay sau khi Nga bàn giao từng phần hệ thống S-400.
Cho tới nay, ưu tiên của chính sách Mỹ đối với Syria là thúc đẩy các cuộc đàm phán cho một giải pháp chính trị và ngăn cản sự bành trướng của Iran".
Có thể thấy rõ, nếu người Mỹ tiếp tục không nhượng bộ, lực lượng dân quân người Kurd YPG sẽ trở thành "con dê tế thần" của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm trấn an dư luận trong nước cũng như đạt được các mục đích an ninh trong khu vực.
Xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ triển khai gần biên giới Syria
Ankara đang chơi "dao hai lưỡi"
Mehmet Emin Cengiz, nhà phân tích người Istanbul bình luận: "Mặc dù Ankara liên tục nhấn mạnh việc sẵn sàng tìm giải pháp khả thi ở miền bắc Syria, các mối đe dọa trừng phạt của Mỹ có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc các lựa chọn (quân sự) mới.
Nếu Mỹ quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt có khả năng sẽ làm tê liệt nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, nước này có thể kích hoạt việc tiến hành một chiến dịch quân sự đơn phương ở miền bắc Syria".
Cengiz tin rằng quyết định của Ankara về việc tăng cường binh lực dọc theo biên giới Syria và không che giấu mục tiêu là các khu vực do YPG kiểm soát là một tín hiệu trực tiếp đến Mỹ.
Các đơn vị của YPG đang tích cực tuyển mộ và huấn luyện thanh niên người Kurd ở miền bắc Syria nhằm chuẩn bị đối đầu với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Ông Cengiz nói thêm:
"Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã mất kiên nhẫn với Mỹ trong những năm gần đây. Vấn đề Manbij đã bị đóng băng trong một thời gian dài. Kế hoạch chung cho khu vực này đã không được thực thi trong hơn một năm.
Bản chất và quy mô của vùng an toàn theo kế hoạch ở Bắc Syria là một vấn đề khác tồn tại giữa hai bên. Mỹ dường như đã rõ ràng trong quyết định ủng hộ YPG trong tương lai. Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tăng cường sức mạnh để đối phó với các mối đe dọa của Mỹ".
Joe Macaron, một nhà phân tích tại Trung tâm Arab ở Washington, thì cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan có hai mục tiêu rõ ràng sau hành động di chuyển quân sự:
"Đầu tiên là gây ảnh hưởng đến quyết định của ông Trump về các lệnh trừng phạt và phản ứng với quyết định của Mỹ vào tuần trước khi xem xét triển khai các lực lượng quân đội châu Âu ở Syria dọc theo biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan được cho là đang cố gắng để gây ra một cuộc tranh luận giữa ông Trump và các cố vấn bằng cách nhấn mạnh những rủi ro tiềm tàng đối với các lực lượng Hoa Kỳ, tuy nhiên động thái này có thể khiến người Mỹ coi Ankara là kẻ địch".
Ông Macaron cho biết thêm:
"Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tận dụng lợi thế trong các cuộc đàm phán sắp tới với Mỹ về miền bắc Syria bằng sự "đe dọa" can thiệp quân sự nhằm vào người Kurd.
Nhưng nó cũng có thể trở thành "con dao hai lưỡi" ảnh hưởng quan trọng tới sự nghiệp chính trị của ông Erdogan trong tương lai".
Ngoài các lệnh trừng phạt củaMỹ liên quan tới CAATSA, nhiều khả năng Ankara có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ Liên minh Châu Âu (EU).
Nhằm phản ứng lại với các hoạt động khoan khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng biển tranh chấp thuộc đảo Síp, tờ Politico đưa tin EU đang đe dọa sẽ cắt giảm khoản tài trợ trước khi gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ có giá trị 145,8 triệu Euro (164,6 triệu USD).
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang đối mặt các trừng phạt của EU về vấn đề Síp
Cuộc chiến "Định hình khu vực" và dự đoán về ông Trump của người Thổ
Nhà phân tích Yusuf Erim cho rằng:
"Một lý do khác khiến Thổ Nhĩ Kỳ trì hoãn chiến dịch Đông Euphrate là do YPG, với tư cách là thành phần chủ chốt của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), đã chiến đấu với IS.
Ankara không muốn cản trở các nỗ lực của liên minh do Mỹ dẫn đầu tiêu diệt tổ chức khủng bố.
Nhưng ở hiện tại, với hy vọng về sự hợp tác giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ở Manbij và phía bắc Syria đã trở thành một "nỗi thất vọng".
Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng IS đã bị đánh bại, và các lệnh trừng phạt chuẩn bị nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara tin rằng thời điểm này là hợp lý nhất để giải quyết mối quan tâm an ninh cấp bách nhất của nó.
Mỹ vẫn tiếp tục duy trì viện trợ cho lực lượng YPG ở Syria
Ông Erdogan vẫn cho rằng Trump sẽ dễ chấp nhận các kế hoạch của lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ để di chuyển về phía đông sông Euphrates hơn là Bộ Quốc phòng Mỹ.
Tuy nhiên, việc phiến quân Syria trung thành với Thổ Nhĩ Kỳ nổ súng "nhầm" vào hàng nghìn lính Anh-Pháp-Mỹ trong khu vực có 40.000 dân quân YPG là một kịch bản tồi tệ nhất mà hai bên không muốn nghĩ tới.
Trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm nổ súng, có lẽ cuộc gặp trong tuần tới giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ xoay quanh vấn đề duy trì kênh liên lạc trực tiếp để đảm bảo các đồng minh NATO hiện diện trong khu vực miền bắc Syria được an toàn.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với các áp đặt trừng phạt của Mỹ sau thương vụ S-400 là lý do chính để kích hoạt chiến dịch đông Euphrate nhằm vào YPG
No comments:
Post a Comment