Wednesday, July 10, 2019

Vì sao Trung Quốc vẫn dùng chiến đấu cơ ra đời 50 năm trước?

Vì sao Trung Quốc vẫn dùng chiến đấu cơ ra đời 50 năm trước?
Vì sao Trung Quốc vẫn dùng chiến đấu cơ ra đời 50 năm trước?
Ngày 5/7/2019 đánh dấu 50 năm sự kiện tiêm kích đánh chặn hai động cơ Shenyang (Thẩm Dương) J-8 thực hiện chuyến bay đầu tiên và cũng là chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chiến đấu cơ thế hệ ba trong không quân Trung Quốc.

Tập đoàn máy bay Thẩm Dương đã sản xuất một số máy bay do Liên Xô thiết kế theo giấy phép, bao gồm tiêm kích MiG-17, tại Trung Quốc gọi là J-5, từ năm 1956, và máy bay MiG-19, tại Trung Quốc gọi là J-6, từ năm 1959.

Những máy bay này là chiến đấu cơ chủ lực trong đội bay của Trung Quốc giai đoạn thập niên 1960 và sau đó, với máy bay hiện đại nhất lúc đó là J-7, bắt đầu bay từ 1966. J-7 là thiết kế dựa trên dòng tiêm kích MiG-21 với tất cả những linh kiện và thiết kế chưa hoàn thiện mà Trung Quốc có được, để từ đó tự chế tạo.

Dòng máy bay này còn lâu mới được xem là một chiến đấu cơ hoàn toàn bản địa.

Trong những năm 1970, có một số nhân tố hủy hoại nghiêm trọng khả năng hiện đại hóa phi đội của Trung Quốc. Sự chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc đồng nghĩa rằng quân đội Trung Quốc không thể tiếp cận với các chiến đấu cơ hiện đại nhất của Liên Xô để sản xuất loạt hoặc mua trực tiếp, trong khi quan hệ với phương Tây vẫn còn thù địch.

Những rối loạn chính trị và kinh tế có tác động tiêu cực rất lớn đến các ngành chế tạo, trong đó có ngành hàng không. Tuy nhiên quân đội Trung Quốc vẫn nhận thấy cần có các chiến đấu cơ tiên tiến hơn cho dù số lượng ít, do đó đầu tư mạnh cho việc hiện đại hóa thiết kế của J-7 đồng thời phát triển một thiết kế tiêm kích thế hệ ba mới.

Kết quả là công ty Thẩm Dương được giao hiện đại hóa dòng J-7 hai động cơ và công ty Thành Đô phát triển tiêm kích một động cơ J-9.

Vì sao Trung Quốc vẫn dùng chiến đấu cơ ra đời 50 năm trước? - Ảnh 1.

J-7 và J-9

Trong hai loại máy bay này, J-9 tỏ ra là thiết kế tham vọng hơn. Theo thiết kế, nó có thể máy với tốc độ Mach 2.4, trần bay 20km, thậm chí những chỉ số này đến nay chưa có tiêm kích một động cơ nào đạt được. Nhưng các khó khăn trong phát triển chiến đấu cơ đã khiến quân đội Trung Quốc, vốn đang cần gấp một tiêm kích mới, chọn thiết kế đơn gian hơn là J-8.

Những khó khăn gây ra bởi tình hình chính trị đã khiến chương trình bị trì hoãn và phải mãi tới 11 năm sau, vào năm 1980, J-8 mới được đưa vào biên chế. Trong lúc này, cả Mỹ lẫn Liên Xô đã có các máy bay thế hệ ba tiên tiến hơn nhiều và phục vụ hơn 10 năm, để rồi được thay thế bởi các máy bay thế hệ 4.

  • Mỹ "diễu võ giương oai" nhưng Israel mới xuống tay với Iran: Sẽ là cú đánh chấn động?

  • Tên lửa Stinger Mỹ viện trợ Đài Loan: Huyền thoại sẽ "hạ nhục" máy bay Trung Quốc?

MilitaryWatch nói J-8 thực ra là bản nhái máy bay MiG-23, loài tiêm kích của Liên Xô mà cả Mỹ và Trung Quốc đều tìm cách mua qua nguồn thứ ba.

Tuy nhiên đây lại là một dòng tiêm kích được đánh giá là không có gì xuất sắc với các cảm biến, hệ thống tác chiến điện tử và điện tử hàng không yếu, trong khi chỉ mang được 4 tên lửa không đối không.

Cho đến năm 1991, chỉ có khoảng 100 máy bay J-8 được đưa vào biên chế, có nghĩa là máy bay thế hệ ba chỉ chiếm 2,5% phi đội không quân tiêm kích, với 75% là tiêm kích thế hệ hai J-6.

J-8 vẫn còn được sản xuất cho đến năm 2010, còn J-7 thì mãi đến 2013 mới dừng sản xuất. J-7 đời mới bỏ thiết kế cửa hút gió ở đầu mũi như MiG-21, thay vào đó là một cái mũi kín, có khả năng chứa radar lớn hơn trong khi hai cửa hút gió được bố trí bên thân.

Một số nguồn tin nói cho đến nay vẫn còn gần 300 J-8 các phiên bản hoạt động trong không quân Trung Quốc.

Vì sao Trung Quốc vẫn dùng chiến đấu cơ ra đời 50 năm trước? - Ảnh 3.

J-8

Máy bay được trang bị các tên lửa không đối không PL-12, pháo hàng không. Cảm biến trên các phiên bản J-8 mới không chỉ nặng hơn, mà còn phức tạp hơn. Sau 50 năm chuyến bay đầu tiên và 39 năm trogn biên chế, J-8 còn tiếp tục phục vụ trong không quân Trung Quốc thêm nhiều năm nữa.

No comments:

Post a Comment