Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Iran tiếp tục leo thang căng thẳng sau vụ Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) bắn rơi máy bay không người lái RQ-4G Global Hawk, thì mới đây lại có thêm động thái mới đẩy hai bên tiến gần hơn tới "miệng hố chiến tranh".
Hôm 2/7 Washington cáo buộc Tehran "đang đùa với lửa" sau khi Iran thông báo đã vượt qua giới hạn làm giàu uranium theo các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân ký với nhóm P5+1 năm 2015.
Cảnh báo của Washington đã "tiếp thêm dầu vào lửa", đáp trả, giáo chủ Mohammad Ali Movahedi Kermani đưa ra hàng loạt tuyên bố nóng, thậm chí đe dọa sẽ thổi bay căn cứ hạt nhân của Israel - đồng minh Mỹ.
Những tuyên bố mạnh mẽ đáp trả của hai phía tiếp tục khiến bầu không khí vùng Vịnh trở nên ngột ngạt hơn bao giờ hết, cảm tưởng như chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Giờ đây người ta không chỉ bàn về sức mạnh, vũ khí của hai bên mà bắt đầu nghĩ tới việc Mỹ sẽ nhắm vào những mục tiêu nào ở Iran. Một cuộc không kích là khó tránh khỏi nếu tình hình tiếp tục leo thang căng thẳng!
"Hạt nhân" là mục tiêu số 1
Chắc chắn là nếu triển khai không kích, Mỹ sẽ nhắm tới "mục tiêu quân sự" ở Iran như các căn cứ, sân bay quân sự, hải cảng nằm trải dài khắp lãnh thổ nước này. Dù vậy, cụ thể đánh vào đâu thì không ai có thể chắc chắn được điều gì!
Tuy nhiên, có thể ước đoán một dạng mục tiêu mà Mỹ đến 99% sẽ nhắm vào nếu khởi động một chiến dịch không kích Iran. Đó là các cơ sở hạt nhân của Tehran - một mục tiêu mà Mỹ luôn khao khát từ nhiều năm nay muốn triệt tiêu hoàn toàn.
Vì từ các cơ sở hạt nhân "dân sự", Washington tin rằng Tehran có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân để trang bị cho "rừng" tên lửa đạt đạo nguy hiểm của Iran. Có thể điểm qua một số cơ sở hạt nhân điển hình gồm:
- Tổ hợp công nghiệp hỗn hợp Arak - có rất ít thông tin cụ thể về cơ sở này, chỉ biết rằng các thanh sát viên IAEA từng yêu cầu đến thăm nơi đây.
Tháng 8/2006, Iran tuyên bố khánh thánh một nhà máy sản xuất nước nặng. Ngoài ra, nơi đây còn tồn tạt một lò phản ứng hạt nhân dùng cho nghiên cứu IR-40.
Nhà máy điện hạt nhân Bushehr.
- Cơ sở hạt nhân Ardakan: Theo lãnh đạo Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI), tháng 9/2003 cơ sở này khánh thành một nhà máy uranium có công suất hàng năm 120.000 tấn quặng. Họ có báo cáo một số hoạt động tại đây với cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tới năm 2008 thì "bặt vô âm tín".
- Cơ sở làm giàu uranium Fordow: Vị trí được cho là gần thành phố Qom, nằm trong căn cứ dưới lòng đất của Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).
Không rõ nơi đây được hình thành từ bao giờ, chỉ biết rằng Iran tiết lộ cho IAEA về Fordow vào năm 2009 nhưng chỉ sau khi bị phương Tây loan báo.
Trong tuyên bố ban đầu, Iran cho hay tại cơ sở này, Uranium hexafluoride (UF6) sẽ được chuyển đổi sang đioxit urani làm giàu ở mức dưới 5%.
- Nhà máy làm giàu urani nằm trong lòng đất ở Natanz (tỉnh Isfahan). Cơ sở này được cho là có diện tích 100.000m2 nằm dưới 8m đất và được bảo vệ bởi bức tường bê tông dày 2,5m.
Theo IAEA, có khoảng 7.000 máy ly tâm được lắp đặt tại Natanz, trong đó có 5.000 chiếc đang sản xuất uranium làm giàu mức thấp.
- Nhà máy điện hạt nhân Bushehr được xây dựng từ tháng 5/1975 trước cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979. Lịch sử của nhà máy rất phức tạp khi bị đánh phá trong chiến tranh với Iraq, rồi trì hoãn xây dựng do lệnh cấm vận ngặt nghèo từ phương Tây.
Mãi tới tháng 9/2011, nhà máy mới bắt đầu hòa mạng lưới điện quốc gia sau khi quá trình xây dựng hoàn tất với sự hỗ trợ công nghệ nhiệt tình từ Nga.
Ngoài các cơ sở trên, Iran còn có khoảng hơn 10 cơ sở khác liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Và đó cũng có thể trở thành mục tiêu của Tomahawk.
Sớm muộn Iran sẽ phải đối đầu với Tomahawk.
Tương kế tựu kế - giăng bẫy và chiến thắng!
Tất nhiên là các chỉ huy quân sự của Quân đội Iran cũng như IRGC sẽ không chịu ngồi yên nhìn tài sản quý giá của đất nước bị phá hủy. Không phải bây giờ mà từ lâu Iran thừa hiểu rằng các cơ sở hạt nhân của mình luôn nằm trong tầm ngắm của Mỹ.
Kể cả là cơ sở dùng cho hoạt động nghiên cứu y tế, khoa học dân sự thì Washington chẳng khó khăn tìm ra cái cớ để không kích.
Nhìn lại cuộc chiến Iraq năm 2003 và cuộc nội chiến Syria, Washington đã quá nhiều lần tự tung ra bằng chứng rằng chính quyền Saddam Hussein hay Tổng thống Assad có vũ khí hủy diệt hàng loạt rồi đơn phương phát động chiến tranh bất chấp mọi phản đối từ quốc tế.
Trong một bản tin đăng tải trên mạng Bellona năm 2006, sau cuộc chiến Iraq 2003, nguồn tin Nhà Trắng nói rằng, họ có thể phá hủy lò phản ứng hạt nhân Bushehr theo một cách "vô tình hay tai nạn".
Nhưng như thế cũng là điều may cho Iran, nắm trước được mục tiêu có thể bị nhắm tới đã đạt được 1/2 thành công trong chiến dịch phòng không. Câu chuyện còn lại chỉ là bố phòng trận địa, đón đánh đối phương.
Lực lượng phòng không bảo vệ nhà máy điện hạt nhân Natanz.
Iran từ lâu được cho là đã tính tới việc xây dựng "ô phòng không" bảo vệ nhà máy điện hạt nhân Bushehr và các cơ sở khác.
"Nga đã lắp đặt các hệ thống tên lửa phòng không xung quanh Bushehr. Các cuộc đàm phán hiện tại liên quan tới "chiếc ô" bảo vệ tất cả các địa điểm chiến lược ở Iran", nguồn tin tiết lộ với Bellona hồi năm 2006.
Khi đó, Iran tính tới việc mua Tor-M1 và S-300PMU1, nhưng thời thế nay đã thay đổi.
Tiềm lực quân sự của Iran đã không còn như năm 2006, họ có cả một "rừng" tên lửa phòng không để chọn lựa như Mersad, Raad, Khordad hay Talaash với năng lực khó đoán.
Không rõ hiện lưới lửa bảo vệ Bushehr hay các cơ sở khác thế nào, nhưng rõ là Iran đã bố trí cặn kẽ từ lâu. Đó chắc chắn sẽ là điều bất ngờ lớn với Không quân và Hải quân Mỹ.
Sự kiện IRGC sử dụng tên lửa 3rd Khordad bắn rơi siêu UAV RQ-4 Global Hawk khi đang bay trên bầu trời eo biển Hormuz là một ví dụ về việc Iran bố phòng kín kẽ lực lượng bảo vệ từ bờ biển.
Dĩ nhiên, trong một chiến dịch phòng thủ, việc bảo vệ thành công 100% các mục tiêu là rất khó đạt được. Ví như để đánh bại Tomahawk, sẽ cần mạng lưới cảnh giới báo động sớm ngay khi tên lửa rời bệ phóng, bởi khi vào đất liền loại vũ khí có khả năng bay bám địa hình này rất khó bị phát hiện.
Iran hiện có trong tay một số tổ hợp phòng không Tor-M1 của Nga chuyên đánh chặn tên lửa hành trình nhưng không phải có số lượng quá lớn. Ngoài ra, còn có một số tên lửa tầm thấp và pháo cao xạ tốc độ cao tự chế tạo.
Các vũ khí này chuyên phòng không điểm, bảo vệ mục tiêu hơn là đón đánh tầm xa. Ở đây, chúng có thể sẽ được bố trí quanh các cơ sở hạt nhân và xả lên trời tất cả những gì có thể khi phát hiện hướng đến của Tomahawk.
Tất cả thì khó, nhưng với kinh nghiệm của Nga - Syria trong việc chặn đánh Tomahawk có thể giúp cho Iran ít nhiều lợi thế và cơ hội để tóm gọn một phần "sứ giả chiến tranh Mỹ".
Chỉ cần bẻ gãy một vài, hoặc là gây thiệt hại cho bên tấn công ở mức đáng kể thì cũng là tuyệt vời.
Mục tiêu bị đánh phá thì đã có, vũ khí phòng thủ đã sẵn sàng, vấn đề chỉ còn lại là cách đánh và ý chí của binh sĩ Quân đội Iran và IRGC.
Cận cảnh hệ thống tên lửa 3rd Khordad tác chiến.
No comments:
Post a Comment