Monday, July 1, 2019

CẬP NHẬT: Phòng không Syria bắn rơi tiêm kích F của Israel hay quả đạn lạc kỳ bí?

CẬP NHẬT: Phòng không Syria bắn rơi tiêm kích F của Israel hay quả đạn lạc kỳ bí?
CẬP NHẬT: Phòng không Syria bắn rơi tiêm kích F của Israel hay quả đạn lạc kỳ bí?
Một vật thể lớn rơi xuống Bắc đảo Síp lúc khoảng 1 giờ sáng đã gây tiếng nổ rất lớn làm rung chuyển khu vực, cháy lớn đã bùng lên. Dường như đây là 1 đạn tên lửa của PK Syria.

Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

12h12: Cơ quan đại diện của Liên hợp quốc (LHQ) về quyền trẻ em ở các vùng xung đột vũ trang đã ký kết Kế hoạch hành động về bảo vệ trẻ em với lực lượng đối lập của Syria nhằm chấm dứt và ngăn ngừa tuyển quân là trẻ em dưới 18 tuổi.

Bà Virginia Gamba, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về vấn đề Trẻ em và xung đột vũ trang cho biết, việc ký thỏa thuận này cho thấy cam kết rất quan trọng của Lực lượng dân chủ Syria (SDF) trong việc đảm bảo không có trẻ em bị tuyển quân hay sử dụng bởi bất kỳ cơ quan nào nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng này.

11h57: Những diễn biến chính chiến sự Syria diễn ra trong ngày hôm qua 01/07/2019 như sau:

- Israel tấn công Syria tại các vị trí ở Thủ đô Damascus gồm quận al-Mazzeh, al-Dimass và Jomrayah, trong đó 1 quả tên lửa đã bắn trúng khu dân cư Sahnaya giết chết 4 dân thường và làm bị thương 22 người khác. Ngoài ra Israel cũng tấn công một số mục tiêu ở gần Homs;

- 4 xe bệ phóng của tổ hợp tên lửa phòng không S-300 Syria đã dựng đứng trong tư thế sẵn sàng chiến đầu ở gầnn Masyaf;

- Các đơn vị PMU của Iraq đã rút khỏi khu vực al-Bukamal;

- Quân đội Syria (SAA) nã pháo vào trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ ở gần Shir Mughar.

CẬP NHẬT: Phòng không Syria bắn rơi tiêm kích F của Israel hay quả đạn lạc  kỳ bí? - Ảnh 1.

Bản đồ cập nhật chiến sự Syria tính đến hết ngày 01/07/2019.

11h28: So sánh hình ảnh đạn tên lửa S-125 và đạn tên lửa S-200 lúc rời bệ phóng và tách tầng khởi tốc.

Tầng khởi tốc của đạn thuộc tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM tách ra.

Tầng khởi tốc của đạn 5V28 thuộc tổ hợp tên lửa phòng không S-200 tách ra tại giây thứ 9.

10h58: Mặc dù giới chức Síp tuyên bố "Những phát hiện ban đầu cho thấy vật thể gây ra tiếng nổ lớn hoặc là máy bay mang theo vật liệu nổ hoặc là một tên lửa. Chữ viết và ký hiệu trên mảnh vỡ sẽ sớm cho chúng tôi biết chính xác điều gì sẽ xảy ra".

Tuy nhiên, căn cứ trên hình ảnh của vật thể ghi nhận được tại hiện trường, giới phân tích quân sự căn cho rằng đó là phần đuôi (tầng khởi tốc) một quả tên lửa khá giống loại S-125 Pechora chứ không phải máy bay, nhưng không lý giải được tại sao quả tên lửa này lại bay được xa đến thế.

Hiện trường vụ việc cách xa bờ biển Syria tới hơn 200km.

CẬP NHẬT: Phòng không Syria bắn rơi tiêm kích F của Israel hay quả đạn lạc kỳ bí? - Ảnh 4.

Tính từ đường bờ biển Syria tới vị trí được cho là có quả tên lửa của phòng không Syria rơi xuống là hơn 200km

Thứ nhất, đây là tầng khởi tốc của đạn tên lửa phòng không S-125 vốn sẽ tách ra khỏi phần thân chính sau khi rời bệ phóng ít giây với cự ly chỉ vài km thì sẽ tách ra để các tầng còn lại tiếp tục hành trình.

CẬP NHẬT: Phòng không Syria bắn rơi tiêm kích F của Israel hay quả đạn lạc kỳ bí? - Ảnh 5.

Phần còn lại của quả đạn rơi xuống phía Bắc đảo Síp...

CẬP NHẬT: Phòng không Syria bắn rơi tiêm kích F của Israel hay quả đạn lạc kỳ bí? - Ảnh 6.

... khá giống với đạn tên lửa phòng không của tổ hợp S-125 Pechora.

Thứ hai, tầm bắn tối đa của đạn tên lửa nâng cấp 5V27DE thuộc tổ hợp S-125 Pechora-2M (Syria có phiên bản Pechora-2M đã nâng cấp) là 32km và tầm bay tối đa của đạn là cỡ 70-80km thì chắc chắn không thể vươn tới tận đảo Síp. Và trong trường hợp mất điều khiển, đạn sẽ tự hủy.

Thứ ba, trong các loại tên lửa phòng không của Syria chỉ có duy nhất loại S-200 mới bắn tới tầm đó (cự ly diệt mục tiêu tối đa là 300km và bay không điều khiển tới hết tầm còn xa hơn nữa) nhưng ảnh hiện trường lại không phải S-200.

CẬP NHẬT: Phòng không Syria bắn rơi tiêm kích F của Israel hay quả đạn lạc kỳ bí? - Ảnh 7.

Một phần quả đạn rơi xuống Bắc đảo Síp.

CẬP NHẬT: Phòng không Syria bắn rơi tiêm kích F của Israel hay quả đạn lạc kỳ  bí? - Ảnh 8.

Một bệ phóng và đạn tên lửa 5V28 thuộc tổ hợp S-200 Syria.

Vì thế, quả thực đây là một trường hợp rất kỳ bí, chưa có lời giải.

No comments:

Post a Comment