Thông điệp của bộ phim
"Thất bại liên tục có thể dẫn đến chiến thắng cuối cùng", đây là điều mà nhà làm phim nổi tiếng Ai Cập Sherif Arafa đang cố gắng nói với người xem thông qua bộ phim được mong đợi nhất của ông, "Almamar" (Tạm dịch: Lối thoát an toàn).
Bộ phim chiến tranh Ai Cập đầu tiên sau nhiều thập kỷ mô tả giai đoạn sau thất bại của Ả Rập trong cuộc Chiến tranh 6 ngày năm 1967 và Chiến tranh tiêu hao (1967-70) giữa Ai Cập và Israel .
Cuộc chiến kéo dài sáu ngày dẫn đến việc Israel chiếm được Bán đảo Sinai, Dải Gaza, Bờ Tây sông Jordan, Thành phố cổ Jerusalem và Cao nguyên Golan của Syria.
Poster của bộ phim Almamar. Bộ phim được quay bởi một đoàn làm phim người Mỹ.
"Almamar" bắt đầu bằng với một cuộc họp nội các của Israel, nơi những người tham gia đánh giá tình hình ở Ai Cập và các nước láng giềng trước khi tuyên chiến.
Cảnh quay sau đó thể hiện sự đau buồn và thất vọng về thất bại của Ai Cập. Phần mở đầu đã cho thấy một thực tế rằng Israel đã chuẩn bị tốt như thế nào cho chiến tranh so với Ai Cập, bên tham chiến chưa sẵn sàng đối mặt với một cuộc tấn công quy mô lớn như vậy.
"Chúng ta sẽ nói gì với mọi người, thưa ngài, rằng chúng ta hãy để quân Zion (Israel) chiếm đất của chúng ta?" Đại úy Mahmoud (do nam diễn viên Ai Cập Ahmed Falawkas thủ vai) đã hỏi một sĩ quan quân đội cấp cao về lệnh rút lui của quân đội Ai Cập vào năm 1967.
Có lẽ một trong những ấn tượng nhất trong bộ phim là sĩ quan Lực lượng phòng vệ Israel (IDF), David (do diễn viên người Jordan Eyad Nassar thủ vai) nói với bức ảnh của cố Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser.
"Ông vẫn muốn ném chúng tôi xuống biển à, Gamal? Hãy cười đi...".
Eyad Nassar trong vai trung úy David của lực lượng IDF.
Các sự kiện trong bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về một đơn vị lực lượng đặc biệt hải quân của Ai Cập hoạt động sâu trong lòng địch.
Trong phim, đơn vị này được chỉ huy bởi Nour (nhân vật chính của bộ phim, thủ vai bởi ngôi sao Ai Cập Ahmed Ezz) được giao nhiệm vụ đánh bom một căn cứ kiên cố của Israel trên bán đảo Sinai.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên rằng các tù binh Ai Cập sau chiến tranh 6 ngày cũng bị giam giữ ở đó khiến nó trở thành một vụ giải cứu.
Sau chiến tranh 6 ngày, Ai Cập, Syria và Jordan đã mất một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Bắc Phi tới Cao nguyên Golan.
Bộ phim đứng đầu thu nhập phòng vé của Ai Cập với doanh thu lên tới gần 2 triệu USD trong những ngày đầu công chiếu. Là một bộ phim chiến tranh, nó được sản xuất tốt và được so sánh với các bộ phim Hollywood mặc dù với ngân sách hạn chế (khoảng 4,2 triệu USD).
"Đây là một bộ phim quan trọng, được làm kỹ lưỡng được thực hiện trong thời đại mà chúng ta thiếu các tác phẩm điện ảnh hay", Nhà phê bình Magda Morris cũng cho biết thêm rằng thể loại phim này đã bị bỏ qua gần 25 năm nay.
Nhà làm phim Arafa nhớ lại một giai đoạn chuẩn bị dài trước khi quay Almamar, ông nói trong một tuyên bố gửi cho báo chí:
"Tôi đã đọc các tài liệu tham khảo từ Ai Cập, Nga và cả Israel. Tôi cũng đã xem phim tài liệu của Nhật Bản và đọc hồi ký của những người sống sót trong giai đoạn đó dù là cựu chiến binh hay nhà văn".
Bộ phim nổi bật với sự thể hiện chân thực của cuộc xung đột và mang lại hiệu quả cho các góc độ khác của trận chiến, như tính nhân văn của những người lính.
Trailer của bộ phim Almamar.
Thông điệp của chính quyền quân sự Ai Cập hiện đại
Chiến tranh tiêu hao diễn ra trong những năm cuối của thập kỷ 60, và ít được biết tới. Nó bao gồm một loạt các hoạt động quân sự của Ai Cập nhằm tiêu hao lực lượng Israel và chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn là Chiến tranh Yom Kippur năm 1973.
Hầu hết tất cả các dân tộc Ai Cập đều được thể hiện trong phim: Người Nubia (người Ai Cập da đen), người Thượng Ai Cập, người Cairo và người Bedouin, người đóng vai trò dẫn đường cho những người lính trên sa mạc Sinai.
Nhà sản xuất Hisham Abdel Khalik cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng Đơn vị phụ trách chiến tranh tâm lý của Quân đội Ai Cập đã cung cấp pháo, vũ khí và huấn luyện cần thiết cho đoàn làm phim.
Lực lượng đặc biệt hải quân của Ai Cập hiện đại.
Đáng ngạc nhiên là ngoài khán giả lớn tuổi, "Almamar" đã thu hút được thanh niên. Soha Alaa, 21 tuổi cho biết sau buổi chiếu phim ở Cairo:
"Mặc dù ở thời điểm đó tôi chưa được sinh ra, tôi vẫn được nghe về các hành động anh hùng của Quân đội Ai Cập trong Chiến tranh tiêu hao từ cha mẹ và ông bà tôi, mà nó đã được xác nhận bởi Almamar" .
"Almamar là một bộ phim hay, mang lại những ký ức về cuộc chiến. Tôi gần 20 tuổi khi chiến tranh nổ ra. Đó là khoảnh khắc của sự thất vọng nặng nề; nhưng cuối cùng quân đội của chúng tôi đã làm được điều gì đó", Ahmed Ahmed Sadek, một khán giả khác bình luận.
Một số nhà phê bình đã nhìn thấy sự tương đồng của bộ phim với những thông điệp sử dụng bởi Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (Cựu tư lệnh quân đội Ai Cập) trong các bài phát biểu của mình.
Năm 2018, TT al-Sisi đã đề cập đến thất bại năm 1967 trong một bài phát biểu nhấn mạnh rằng trận chiến còn tiếp diễn đến thực tại. "Kẻ thù đã rõ ràng lúc đó, nhưng bây giờ chúng mơ hồ và mang nhiều khuôn mặt hơn".
Vào thời kỳ "Mùa xuân Arab" năm 2011, Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bị quân đội lật đổ và các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục cho tới khi Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi lên nắm quyền.
Cho tới năm 2013, ông Morsi và tổ chức Huynh đệ Hồi giáo của ông đã bị các cuộc biểu tình và một cuộc đảo chính của quân đội phế truất.
Thông qua bầu cử Tổng thống al-Sisi đã lên nắm quyền từ năm 2014 tới nay.
Tổng thống al-Sisi đã thay đổi hoàn toàn các quan điểm đối ngoại kể từ sau khi nắm quyền, cùng với việc ủng hộ Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria, ủng hộ và viện trợ vũ khí trang bị cho lực lượng của Tướng Khalifar Haftar ở Libya.
Quân đội Ai Cập được coi là lực lượng quân sự mạnh và có kinh nghiệm nhất lục địa Châu Phi và Trung Đông.
Ai Cập xếp thứ 10 về quân sự trên thế giới với khoảng nửa triệu quân nhân tại ngũ.
Quân đội Ai Cập hiện đại.
No comments:
Post a Comment