Monday, July 15, 2019

Bắn tan xác UAV tối tân của Mỹ, Iran đã cho thấy công nghệ tên lửa Nga đẳng cấp thế nào!

Bắn tan xác UAV tối tân của Mỹ, Iran đã cho thấy công nghệ tên lửa Nga đẳng cấp thế nào!
Bắn tan xác UAV tối tân của Mỹ, Iran đã cho thấy công nghệ tên lửa Nga đẳng cấp thế nào!
Theo báo Pravda, 3 ngày sau sự kiện chiếc máy bay trinh sát không người lái RQ-4A bị bắn hạ, Mỹ đã phải điều tàu sân bay Abraham Lincoln ra xa cách bờ biển Iran ít nhất 300 km.

Đêm 19/6/2019, phòng không Iran đã bắn rơi tan xác chiếc máy bay trinh sát không người lái (UAV) RQ-4A Global Hawk tối tân của Mỹ trên Eo biển Hormuz với cáo buộc nó đã vi phạm không phận nước này.

Global Hawk là dòng máy bay trinh sát khổng lồ được Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 2001. Máy bay có sải cánh 40 m và trọng lượng cất cánh tối đa 16 tấn. Các UAV này có tầm hoạt động hơn 12.000 hải lý, khả năng bay cực cao 60.000 (18.000 m) và có thể bay liên tục trong 34 giờ.

Giá trị của Global Hawk nằm ở chỗ chúng có thể cung cấp thông tin mục tiêu thời gian thực trên một không gian rộng lớn nhờ các cảm biến do thám cực mạnh.

RQ-4A Global Hawk đóng vai trò là một cỗ máy do thám khổng lồ trên trời và được mệnh danh như "một con quái vật" trinh sát. Theo một báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ, Global Hawk có chi phí sản xuất lên tới hơn 220 triệu USD.

Bắn tan xác UAV tối tân của Mỹ, Iran đã cho thấy công nghệ tên lửa Nga đẳng cấp thế nào! - Ảnh 1.

Máy bay trinh sát không người lái (UAV) RQ-4A Global Hawk. Ảnh: Fox News

Amir-Ali Hajizade, Tư lệnh Không quân - Vũ trụ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) nói rằng, khi chiếc Global Hawk bị tiêu diệt, Iran cũng đã phát hiện thấy một máy bay trinh sát có người lái P-8 Poseidon của Mỹ cùng với 35 người trên khoang đang hoạt động gần đó.

Tuy nhiên, Iran đã quyết định không tấn công chiếc P-8 Poseidon mà chỉ chọn cách bắn rơi UAV RQ-4A để cảnh cáo Mỹ.

Việc Iran bắn hạ một máy bay không người lái siêu hiện đại của Mỹ trên Eo biển Hormuz là một sự kiện chấn động. Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tấn công quân sự trả đũa và chỉ rút lại quyết định này đúng 10 phút trước khi nó được thực thi.

Thế nhưng, điều đáng kinh ngạc hơn là khi Iran tiết lộ về loại tên lửa mà nước này đã sử dụng để tiêu diệt UAV RQ-4A. IRGC cho biết đó là hệ thống tên lửa đất đối không Khordad 3 do Iran tự chế tạo nội địa và khi bị bắn rơi, chiếc Global Hawk "đang hoạt động ở chế độ tàng hình đầy đủ".

"Kẻ thù đã triển khai tới đây loại máy bay trinh sát tiên tiến nhất, thông minh nhất và tinh vi nhất nhưng mọi người đều chứng kiến nó đã bị tiêu diệt", Chuẩn đô đốc Hossein Khanzadi của Hải quân IRGC tuyên bố. "Tôi tự tin nói rằng, đòn đáp trả mạnh mẽ này hoàn toàn có khả năng lặp lại và kẻ thù biết rõ điều đó".

Bắn tan xác UAV tối tân của Mỹ, Iran đã cho thấy công nghệ tên lửa Nga đẳng cấp thế nào! - Ảnh 2.

Khordad 3 được cho là có tầm bắn lên tới 200km. Ảnh: MW

Khordad 3 là biến thể đặc biệt của hệ thống phòng không tầm trung Raad ("Sấm Sét") do Iran chế tạo và đưa vào biên chế từ giữa những năm 2010. Hệ thống tên lửa này đã được sản xuất hàng loạt và đóng vai trò là vũ khí chủ chốt của các lực lượng phòng không Iran, có chức năng bổ trợ cho các hệ thống tầm xa hơn, trong đó có S-200 và S-300PMU-2.

Khordad 3 là phiên bản có khả năng tấn công xa nhất của hệ thống tên lửa Raad với tầm bắn được cho là lên tới 200km. Khordad 3 có thể phát hiện và tiêu diệt các loại máy bay chiến đấu phản lực, máy bay ném bom, UAV và tên lửa hành trình ở độ cao đến 27 km. Hệ thống cũng có thể phóng 8 tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.

TIN LIÊN QUAN
  • Tên lửa Tomahawk Mỹ ồ ạt tấn công hủy diệt tàu ngầm Kilo Iran: Những kịch bản kinh hoàng!

  • Tàu chiến Nga "đi giữa hai làn đạn" khi cố tình xâm nhập cuộc tập trận của Mỹ - Ukraine?

  • Tên lửa S-400 Nga như "cái gai" trong mắt Mỹ: Tại sao?

Theo báo Pravda, Raad đặc biệt giống với hệ thống tên lửa Kub (Cube) đã lỗi thời của Liên Xô. Raad trang bị một đầu dẫn cải tiến và Iran có thể đã tiếp nhận công nghệ dẫn đường này từ Nga. Pravda cho rằng điều này giải thích tại sao máy bay không người lái của Mỹ với những hệ thống bảo vệ điện tử tiên tiến nhất cũng không thoát khỏi đòn tấn công của tên lửa Iran.

Việc Iran sử dụng tên lực Khordad 3 để bắn rơi một UAV tối tân như RQ-4A Global Hawl chắc chắn sẽ có những tác động không nhỏ tới cán cân quyền lực ở Trung Đông. Một điều dễ nhận thấy nhất là các đối thủ sẽ phải cảnh giác hơn trước những nguy cơ đến từ các hệ thống phòng không chế tạo nội địa của Iran.

Đó là chưa kể tới việc Iran hiện nay đang sở hữu khoảng 400 quả tên lửa S-300 với tầm bắn 200 km cùng khoảng 1.500 tên lửa khác ở tầm tấn công 40 km.

Theo Pravda, 3 ngày sau sự kiện chiếc UAV RQ-4A bị bắn hạ, Mỹ đã phải điều tàu sân bay Abraham Lincoln ra cách bờ biển Iran ít nhất 300 km còn tàu tấn công đổ bộ Wasp cũng đã lui về kênh đào Suez.

Iran tiết lộ hệ thống tên lửa phòng không Khordad 3

CẬP NHẬT: Cả gan tấn công lực lượng Syria, phiến quân thất bại bẽ bàng từ “trong trứng nước” - Đặc nhiệm Tiger ra tay

CẬP NHẬT: Cả gan tấn công lực lượng Syria, phiến quân thất bại bẽ bàng từ "trong trứng nước" - Đặc nhiệm Tiger ra tay
Một vụ nổ cực lớn đã xảy ra ở tỉnh Latakia, nơi có căn cứ sân bay Khmeimim - đầu não của Không quân Nga khiến một Bộ trưởng của Syria phải lập tức lên tiếng.

Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

12h53: Chiến sự tại thị trấn Jibeen vẫn đang diễn ra ác liệt phiến quân Hay'at Tahrir Al-Sham với nòng cốt là lực lượng Jaysh Al-Izza hậu thuẫn, bắt đầu cuộc tấn công vào lực lượng quân đội Syria bằng các đợt nã pháo vào thị trấn Jalmeh từ các vị trí của chúng gần Jibeen.

Tuy nhiên, cuộc tấn công của phiến quân vào Jalmeh thất bại thảm hại do Quân đội Syria phát hiện từ sớm âm mưu của chúng trước khi diễn ra rất lâu nên đã tổ chức phòng thủ chặt và có những mũi phản kích hiệu quả trên các hướng Tây và Tây Bắc thị trấn.

11h15: Mặc dù Quân đội Syria tuyên bố đã giành được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên các nguồn tin đối lập vẫn phủ nhận và cho rằng sau hơn 2 tháng mở chiến dịch quân sự ở Tây Bắc Syria, lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad được Nga hậu thuẫn gần như không thu được kết quả nào.

TIN LIÊN QUAN
  • Bảo vệ biên giới - Việt Nam anh hùng: Chiến tranh ở hai đầu đất nước

  • Điểm yếu chí tử khiến S-300, S-400 khó sống sót sau khi bắn tên lửa đầu tiên vào máy bay Mỹ-Israel

  • Tiết lộ mới nhất về số lượng máy bay chiến đấu Nga đang ở Syria: Phiến quân thấy mà run!

Reuters hôm 10-7 bình luận đây được xem là trường hợp hiếm hoi kể từ khi Nga can thiệp quân sự vào Syria năm 2015.Lực lượng của Tổng thống Assad được Nga hậu thuẫn đã mở chiến dịch quân sự ở tỉnh Idlib, Tây Nam Syria cách đây hơn 2 tháng.

Tuy nhiên, họ vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của các nhóm phiến quân, bao gồm Tahrir al-Sham (tiền thân là phong trào Mặt trận al-Nusra).

Trong khi chống lại các cuộc tấn công của lực lượng chính phủ, các nhóm phiến quân còn đạt được những tiến bộ nhỏ dựa vào một lượng lớn tên lửa chống tăng dẫn đường. Các nguồn tin đối lập và ngoại giao cho Reuters biết tên lửa do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.

10h20: Với chủ công là Lực lượng đặc nhiệm Tiger, Quân đội Syria (SAA) đã mở đợt tấn công lớn vào các vị trí của phiến quân thánh chiến tại thị trấn Al-Hamamiyat, nơi mà SAA đã thất thủ vài ngày trước đó.

Sau khi mở màn bằng "cơn mưa" pháo phản lực và pháo tầm xa, các mũi thọc sâu của lực lượng Tiger đã ào ạt xông lên, đánh bật phiến quân và giành lại quyền kiểm soát Al-Hamamiyat cũng như ngọn đồi chiến lược. Trận chiến kết thúc, Quân đội Syria đã giành thắng lợi lớn, phiến quân chết như ngả rạ.

CẬP NHẬT: Cả gan  tấn công lực lượng Syria, phiến quân thất bại bẽ bàng từ

Quân đội Syria chiến đấu ở thị trấn Al-Hamamiyat

09h01: Các chiến đấu cơ Nga xuất kích xuyên đêm liên tục giội bom xuống thị trấn Khan Sheikhan ở phía Nam Idlib. Vũ khí được sử dụng là bom "mẹ con" với uy lực công phá khủng khiếp.

08h42: Lực lượng tăng cường quy mô lớn của Quân đội Syria đã tập kết ở vùng nông thôn Hama báo hiệu những ngày tới sẽ diễn ra những trận đánh quy mô lớn tại mặt trận này.

CẬP NHẬT: Cả gan tấn công lực lượng Syria, phiến quân thất bại bẽ bàng từ

Lực lượng tăng cường của quân đội Syria đã tới Hama.

08h33: Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ chìm trong bóng đêm, Bộ Điện lực Syria cho biết họ đã khôi phục được 50% nguồn cung điện cho tỉnh Latakia và đang tìm cách khắc phục để cấp điện cho toàn bộ khu vực này. Nguyên nhân của vụ nổ hiện vẫn chưa được xác định.

08h22: Vụ nổ được cho là xảy ra ở nhà máy điện chính của tỉnh Latakia và người dân ở cách xa hàng chục km vẫn có thể nghe thấy. Sự cố đặc biệt nghiêm trọng này đã gây mất điện trên diện rộng ở toàn tỉnh Latakia, khiến Bộ trưởng Điện lực Syria phải khẩn cấp lên tiếng.

08h15: Một vụ nổ lớn đã xảy ra ở tỉnh Latakia nơi có căn cứ đầu não của Không quân Nga tại Syria gây mất điện hoàn toàn trên diện rộng. Nhiều người dân địa phương cảm giác như rơi vào địa ngục.

CẬP NHẬT: Cả gan tấn công lực lượng Syria, phiến quân thất bại bẽ bàng từ

Hiện trường vụ nổ tại tỉnh Latakia.

CẬP NHẬT: Cả gan tấn công lực lượng Syria, phiến quân thất bại bẽ bàng từ

Vị trí xảy ra vụ nổ khủng khiếp tại Latakia, cách không xa căn cứ sân bay Khmeimim của Không quân Nga tại Syria.

Bảo vệ biên giới - Việt Nam anh hùng: Chiến tranh ở hai đầu đất nước

Bảo vệ biên giới - Việt Nam anh hùng: Chiến tranh ở hai đầu đất nước
Bảo vệ biên giới - Việt Nam anh hùng: Chiến tranh ở hai đầu đất nước
Vậy là thật rồi. Lũ bành trướng này lật mặt rồi. Ác thật. Nó nhằm lúc quân mình đang quần nhau với lũ Pol Pot bên này thì ở nhà nó mới đánh.

Những ngày im lặng đáng sợ ở chiến trường K

Dễ đến hàng tuần, tiểu đoàn nằm đợi lệnh chiến đấu trong khu rừng ven lộ. Trời nắng chang chang không có một gợn mây.

Chẳng biết làm gì cho hết ngày, lính tráng nghĩ ra đủ cách tiêu khiển. Mấy thằng chúng tôi kéo nhau đi dọc sông, tìm những chỗ nước sâu, quăng lựu đạn xuống kiếm cá. Cá nhiều lắm, chỉ cần một quả lựu đạn thôi thì cả tiểu đoàn ăn mấy ngày không hết.

Cá bắt về, kiếm thêm mấy quả xoài xanh, đun nước ném vào là được một nồi canh chua vô cùng hấp dẫn.

Bảo vệ biên giới - Việt Nam anh hùng: Chiến tranh ở hai đầu đất nước - Ảnh 1.

Tác giả Nguyễn Vũ Điền - Nhập ngũ năm 1978 khi đang học tại trường ĐHTH, Hà Nội. Nguyên chiến sĩ D6, E174, Sư đoàn 5, Mặt trận 479; nguyên giáo viên Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp; nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sơn La.

Lại nữa. Mấy thằng bộ binh kéo nhau vào phum, mang theo mấy thứ lặt vặt, thuốc quynin xin của quân y…đổi lấy chó, lấy gà của dân về làm thịt.

Chiều chiều, khói bốc nghi ngút bên các bếp đại đội. Tiếng gọi nhau í ới vui đáo để.

Tối 17/2/1979. Sau bữa cơm, chúng tôi đốt một đống lửa ngay cạnh mấy chiếc võng. Ba cành cây được đấu chụm lại giống như cái gọng của chiếc gầu sòng. Một chiếc bình tông Mỹ treo lủng lẳng trên đó để đun nước.

Bên đống lửa là một ấm trà pha bằng chiếc bi đông úp ngược trong chiếc ca inox… Cả bọn uống trà, thứ trà Cô Ba mà mấy ông lái xe mua ở Sài Gòn mang sang, uống nhạt hoét, hút thuốc rê và tán dóc.

Lão Tiến xòe ngồi trên võng bập bùng chiếc đàn ghi ta 3 dây. Thằng Nam atixo cầm hai chiếc thìa úp ngược vào nhau đập đập theo nhịp.

Thằng Hải lé lấy chiếc bát úp xuống đất, đặt cạnh đó là chiếc bình tông rỗng. Nó cầm hai tay hai chiếc đũa gõ vào cái bát và bình tông theo nhịp đàn, rồi cả bọn cùng cất lên những lời ca bolero lả lướt trên nền nhạc bập bùng.

Ngày còn ngoài Bắc, tôi cực ghét nhạc vàng. Có cái gì đó lả lướt, ủy mị mà tôi không thể quen được. Tôi chỉ biết hát những bài ca cách mạng, những bài nhạc đỏ với khí thế hừng hực, mang khí phách hào hùng của những năm kháng chiến, chứ không thích nghe những bài hát nhạc vàng thê thảm thế này.

Bảo vệ biên giới - Việt Nam anh hùng: Chiến tranh ở hai đầu đất nước - Ảnh 2.

Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu ở Campuchia.

Chiến tranh ở 2 đầu đất nước

Đang thả hồn vào những bài hát như thế, đang nhớ nhà kinh khủng thì bọn tôi giật mình bởi một tiếng quát lớn của anh Độ:

- Dẹp ngay đi, chúng mày. Trung Quốc nó đang đánh ở nhà mà chúng mày cứ ngồi đó mà rên rỉ.

Cả bọn lặng người. Nó đánh rồi à, nó đánh ở đâu, đánh như thế nào, mình có thiệt hại gì không, mình có đánh lại được không...? Cả bọn bỏ đàn, bỏ bát chạy ngược về phía chiếc võng của anh Lưu để nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, nghe bản tin thời sự và xã luận lên án hành động xâm lược của Trung Quốc.

Vậy là thật rồi. Lũ bành trướng này lật mặt rồi. Ác thật. Nó nhằm lúc quân mình đang quần nhau với lũ Pol Pot bên này thì ở nhà nó mới đánh.

- Quân mặt người dạ thú.

Ai đó thốt lên.

TIN LIÊN QUAN
  • Chiến trường K: Mìn định hướng DH20 sấm sét - Chỉ huy sư đoàn Polpot chết chùm

  • Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam và những cuộc săn thú dữ nghẹt thở trong rừng thẳm

  • Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam tận mắt thấy hố chôn tập thể - Thật khủng khiếp

Tất cả đều lo lắng. Cảm giác lúc ấy giống như cảm giác khi đang xa nhà mà nghe tin ở nhà có họa, nó bồn chồn, khắc khoải đến ghê sợ....

Ai cũng chỉ mong được về ngay để chiến đấu với quân thù hoặc chí ít là để được chia sẻ, động viên cha mẹ, anh em về những nỗi đau mà mọi người đang phải chịu đựng, mặc dù chính mình cũng đang ở giữa một cuộc chiến rất khốc liệt cách xa nhà cả vạn dặm thế này.

Những ngày sau đó, chúng tôi lại hành quân và mỗi sáng lại nổ súng dọc đường hành tiến. Mỗi tối lại căng võng, mở đài nghe tình hình chiến sự ở biên giới phía Bắc, bàn luận về diễn biến tiếp theo.

Nhưng ngay sau ngày đó, lão Tiến xòe vứt chiếc đàn ghi ta 3 dây trong rừng không vác theo nữa. Bọn tôi cũng không hát mà thay vào đó là những buổi tối ngóng tin từ đất nước truyền sang.

Khoảng ngày thứ 7, thứ 8 gì đó sau hôm Trung Quốc đánh sang biên giới phía Bắc, Tiểu đoàn có lệnh cử một số anh em ra Trung đoàn để lên đường ra bắc.

Chúng tôi hiểu rằng, việc điều động này là hết sức cần thiết, bởi trong khi hầu hết các đơn vị chủ lực của Quân đội ta đang tác chiến tại chiến trường Campuchia thì ở nhà chỉ có lực lượng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ của các tỉnh, các quân khu dọc biên giới đánh lại quân Trung Quốc.

Bảo vệ biên giới - Việt Nam anh hùng: Chiến tranh ở hai đầu đất nước - Ảnh 4.

Bộ đội Việt Nam nơi tuyến đầu biên giới.

Với lực lượng phòng thủ quá mỏng như vậy thì quân bành trướng Trung Quốc gây cho ta nhiều khó dễ cũng là điều dễ hiểu.

Việc thành lập ngay những sư đoàn chủ lực mới mà nòng cốt là các cán bộ, chiến sỹ từ các sư đoàn mà chỉ nghe thôi, kẻ địch đã khiếp sợ, như Sư đoàn 304, Sư đoàn 308, Sư đoàn 312, Sư đoàn 320, Sư đoàn 5, Sư đoàn 10... và chuyển ngay ra Bắc sẽ giải quyết được những khó khăn về quân số và kinh nghiệm tác chiến cho mặt trận ngoài đó.

Vậy là để chia lửa cho biên giới phía bắc, dù tôi không về được, nhưng anh em, đồng đội của tôi đã về với Miền Bắc.

Những người lính đã từng chinh chiến ở chiến trường khói lửa này, đã trải qua mưa bom, bão đạn này, đã có kinh nghiệm sống chết với bọn Pol Pot này sẽ trở thành nòng cốt cho các đơn vị mới được thành lập để dạy cho bọn bành trướng những bài học nhớ đời.

  • CẬP NHẬT: Đặc nhiệm Tiger ra tay, phiến quân Syria thất thủ ở nhiều nơi, chết như ngả rạ

  • Điểm yếu chí tử khiến S-300, S-400 khó sống sót sau khi bắn tên lửa đầu tiên vào máy bay Mỹ-Israel

  • Tên lửa Tomahawk Mỹ ồ ạt tấn công hủy diệt tàu ngầm Kilo Iran: Những kịch bản kinh hoàng!

Thằng Dục, thằng bạn cùng học, cùng đi lính và cùng vào tiểu đội với tôi được điều động ra đợt này. Nó gói ghém ba lô rồi bịn rịn chia tay anh em trong tiểu đội. Chẳng có gì để ghi nhận phút chia tay, chỉ là một cái ôm, một cái bắt tay xiết chặt, hẹn ngày tái ngộ.

Nó đi rồi, tôi bỗng thấy rất buồn bởi từ đó chỉ còn một mình tôi là lính xuất thân từ trường Tổng hợp ở lại nơi đây… 56 con người cùng nhập ngũ với tôi, giờ họ ở nơi nào, tôi đâu có biết.

Nhưng chỉ là thoáng qua rất nhanh thôi, rồi lòng tôi ấm lại, không còn lo lắng, không còn băn khoăn như trước nữa. Bởi trước đó, tôi chỉ lo địch vượt qua tuyến phòng ngự dọc biên giới, đánh vào Hà Nội, lo địch đánh qua Lai Châu, vào được Sơn La... thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra?

Tất cả chúng tôi đều thầm cám ơn những đồng đội đã lo giúp việc nhà để chúng tôi yên tâm chiến đấu nơi đất khách. Ai cũng thầm cảm ơn Đảng, Nhà nước và Quân đội đã có những quyết định rất sáng suốt để bọn bành trướng phải vội vã rút quân sau một tháng xâm lược nước ta.

Bảo vệ biên giới - Việt Nam anh hùng: Chiến tranh ở hai đầu đất nước - Ảnh 6.


Nga sẽ thử nghiệm tên lửa hành trình mới nhất tại Syria

Nga sẽ thử nghiệm tên lửa hành trình mới nhất tại Syria
Nga sẽ thử nghiệm tên lửa hành trình mới nhất tại Syria
Mới đây, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về việc Nga sử dụng các tên lửa hành trình "bí mật" ở Syria.

Ông Vladimir Rozhin, người đứng đầu Trung tâm phân tích và thông tin Kassad, trong một cuộc phỏng vấn đã nói rằng giữa những vũ khí mới được chế tạo cho Lực lượng Không quân Nga và vũ khí được sử dụng để chống lại phiến quân và khủng bố ở Syria có một mối liên hệ nhất định.

"Tạo ra những tên lửa hành trình mới là yêu cầu trực tiếp của Lực lượng Vũ trang Nga trong việc hiện đại hóa vũ khí hiện có và bổ sung thiết bị mới.

Phần lớn các vũ khí mới đều sẽ được thử nghiệm ở Syria, và sau đó chúng sẽ được hoàn thiện. Điều này là rất quan trọng vì các vũ khí trước khi cung cấp cho Quân đội đã được thử nghiệm thành công trong thực chiến.

Tôi chắc chắn rằng tất cả mọi người sẽ sớm thấy những tên lửa mới của Nga được sử dụng trong điều kiện chiến đấu ở Syria", ông Vladimir Rozhin nói.

Nga sẽ thử nghiệm tên lửa hành trình mới nhất tại Syria - Ảnh 1.

Tên lửa Kh-58SHKE.

Đặc điểm của các tên lửa hành trình mới nhất do Nga chế tạo vẫn chưa được tiết lộ do tính bí mật của loại vũ khí mới này. Các tên lửa này được dự đoán là dành cho chiến đấu cơ Su-57 thế hệ 5 của Nga.

  • Tàu chiến Nga "đi giữa hai làn đạn" khi cố tình xâm nhập cuộc tập trận của Mỹ - Ukraine?

Theo các chuyên gia, các tên lửa được nói đến ở đây có thể là Kh-59MK2 và Kh-58USHKE. Đây là 2 loại tên lửa tối tân hàng đầu hiện nay được Nga phát triển để trang bị cho máy bay chiến tàng hình thế hệ 5 Su-57.

Theo đó, các tên lửa Kh-59MK2 giúp những chiếc Su-57 tấn công chính xác mục tiêu ở tầm xa, trong khi vẫn duy trì khả năng tàng hình do chúng được giấu kín trong khoang chứa vũ khí bên trong thân, không phải treo ở mấu cứng dưới cánh.

Trong khi đó, dù mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm khi được gắn trên máy bay nhưng Kh-58USHKE đã cho thấy sự tương thích và khả năng tác chiến của vũ khí này trong điều kiện khắc nghiệt tại Trung Đông.

Không phải Mỹ, đây mới là lực lượng duy nhất trên TG có thể đánh bại Iran nếu chiến tranh

Không phải Mỹ, đây mới là lực lượng duy nhất trên TG có thể đánh bại Iran nếu chiến tranh
Không phải Mỹ, đây mới là lực lượng duy nhất trên TG có thể đánh bại Iran nếu chiến tranh
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định, lực lượng quân sự duy nhất trên thế giới có khả năng đánh bại Iran nếu nổ ra chiến tranh chính là lực lượng phòng vệ Israel (IDF).

"Hiện tại, quân đội duy nhất trên thế giới có thể chống lại Iran là quân đội Israel" - ông Netanyahu phát biểu trước các thành viên của trường An ninh Quốc gia Israel hôm Chủ nhật vừa qua.

Thủ tướng Israel đồng thời nhắc lại vai trò của ông trong việc đấu tranh chống lại thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Theo ông Netanyahu, thỏa thuận này sẽ chỉ mang lại cho Iran "hàng trăm triệu USD" để "đầu tư vào đến chế của họ" và "mở đường cho kho vũ khí hạt nhân Iran".

"Tôi đã phải đấu tranh một mình để ngăn thỏa thuận hạt nhân này", ông Netanyahu nói, "Tôi đã phải chống lại tất cả các bên và cả Tổng thống Mỹ - Tôi đã tìm đến Quốc hội Mỹ".

"Giờ đây, các bạn đã có thể đánh giá được chúng tôi đúng hay sai" - ông Netanyahu nhấn mạnh.

Không phải Mỹ, đây mới là lực lượng duy nhất trên TG có thể đánh bại Iran nếu chiến tranh - Ảnh 1.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu

Theo vị Thủ tướng, "điều duy nhất mà thỏa thuận hạt nhân 'tồi tệ' này mang lại cho Israel" là "việc nối lại tình hữu nghị mạnh mẽ đối với các quốc gia Ả Rập lớn" - những nước mà Iran cũng đe dọa hủy diệt bằng hạt nhân.

  • Điểm yếu chí tử khiến S-300, S-400 khó sống sót sau khi bắn tên lửa đầu tiên vào máy bay Mỹ-Israel

  • Ngành công nghiệp vũ khí Nga chìm nghỉm trong mớ hỗn loạn đen tối: "Canh bạc" khó lường

  • Hamas "vượt mặt" tình báo Israel: Thu thập tin mật của đối phương qua... Whatsapp?

Tuần trước, sau khi nghe tin Tehran sẽ sớm vượt mức làm giàu uranium được quy định trong thỏa thuận hạt nhân JCPOA, ông Netanyahu cho rằng lý do duy nhất dẫn tới hành động này là Iran đang có ý định chế tạo bom nguyên tử.

Thủ tướng Israel so sánh hoạt động làm giàu urainum của Iran cũng tương tự với những gì phát xít Đức đã làm trong những năm 1930.

Trong khi đó, Iran liên tục phủ nhận theo đuổi vũ khí hạt nhân, nhấn mạnh rằng quốc gia Hồi giáo này "không bao giờ ủng hộ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt".

Bên cạnh đó, Tehran nhiều lần nhấn mạnh rằng Israel là quốc gia duy nhất trong khu vực duy trì kho vũ khí hạt nhân thực sự trong nhiều thập kỷ qua.

"Hàng độc" trong tay Ukraine: Đánh sập những vũ khí tối tân nhất của Nga?

"Hàng độc" trong tay Ukraine: Đánh sập những vũ khí tối tân nhất của Nga?
Rất nhiều phương tiện chiến đấu hiện nay của Nga đang sử dụng các linh kiện từ Ukraine cho các hệ thống điều khiển hỏa lực cùng nhiều thiết bị điện tử và quang học phức tạp khác.

Ukraine và nỗ lực khôi phục tiềm lực quốc phòng

Ukraine đã ở trong tình trạng chiến tranh với Nga từ năm 2014 và điều này vô hình chung đem đến một tác dụng phụ có lợi cho Kiev khi nó giúp hồi sinh các ngành công nghiệp quốc phòng thời Chiến tranh Lạnh, góp phần tân trang lại cũng như cung cấp thêm vũ khí mới cho các lực lượng vũ trang Ukraine.

Tình trạng trên khuyến khích các công ty Ukraine khôi phục hoạt động nghiên cứu và phát triển các hệ thống vũ khí mới cũng như làm hồi sinh những hệ thống đã bị đình trệ.

Một ví dụ minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định này là tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Barer V đã được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và chỉ thị mục tiêu mới.

Một tổ hợp gồm nhiều công ty quốc phòng Ukraine do Motor Sich dẫn đầu đã phát triển hệ thống điều khiển hỏa lực/chỉ thị mục tiêu PM-LKT theo hướng có thể bố trí trên một cấu trúc kiểu vòm lắp đặt trên trực thăng, UAV, xe bọc thép hoặc tàu chiến.

Hàng độc trong tay Ukraine: Đánh sập những vũ khí tối tân nhất của Nga? - Ảnh 1.

Tên lửa chống tăng BARER-V trang bị cho trực thăng MI-24. Ảnh: Ukroboronservice

PM-LKT được ổn định bằng con quay hồi chuyển và trang bị một vidcam với chức năng phóng to nhỏ, máy ảnh nhiệt, máy đo xa laser và bộ chỉ thị laser.

Thiết bị chỉ thị laser có tầm hoạt động 7.500m, cũng là tầm bắn tối đa của tên lửa Barer V. ATGM này có đường kính 130mm và nặng 47 kg với đầu đạn Tandem có thể xuyên thủng giáp 800mm và giáp phản ứng nổ (ERM).

Hệ thống PM-LKT và ATGM Barer V đang được lắp đặt trên các trực thăng Ukraine và máy bay tấn công mặt đất Su-25.

Do các hệ thống này có thể sẽ được sử dụng trong cuộc chiến chống lại phiến quân do Nga hậu thuẫn ở Donbas nên nó sẽ được nâng cấp khi cần thiết và chào bán trên thị trường quốc tế như "thiết bị đã qua thực chiến" với giá cả cạnh tranh so với các hệ thống của Nga, Trung Quốc và phương Tây.

Từ những năm 1990, Ukraine đã cố gắng phát triển các ATGM thế hệ mới. Năm 2017 họ cho ra đời tên lửa chống tăng có điều khiển Skif. Tên lửa này dựa trên mẫu ATGM Shershen phát triển chung cùng với nước láng giềng Belarus. Tuy nhiên, do có mâu thuẫn về thiết kế nên mỗi nước quyết định đi theo cách riêng của mình và Ukraine đã phát triển ATGM Skif.

Tên lửa này của Ukraine nặng 29,5 kg, được khai hỏa từ ống phóng 8,5 kg lắp trên bộ điều khiển nặng 32 kg.

Tầm bắn tối đa của ATGM Skif dẫn đường bằng laser là 5.500 m. Bộ điều khiển có một kính ngắm ảnh nhiệt và cho phép người điều khiển tự dẫn hướng thủ công tên lửa đến mục tiêu đang di chuyển hoặc đứng yên ở chế độ "bắn và quên".

Skif có hai loại đầu đạn xuyên giáp (130mm và 152mm), một loại có khả năng xuyên thủng giáp phản ứng nổ và giáp composite 1.100mm. Ngoài ra, tên lửa còn có một đầu đạn nổ phá mảnh rất hữu ích để chống lại các cấu trúc kiên cố.

Skif được nhà sản xuất Ukraine ca ngợi tương đương với Spike-LR của Israel nhưng trên thực tế Spike sử dụng công nghệ tiên tiến hơn và lợi thế chính của Skif chỉ là giá thấp hơn.

Hàng độc trong tay Ukraine: Đánh sập những vũ khí tối tân nhất của Nga? - Ảnh 2.

Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Skif. Ảnh: Ukroboronservice

Ukraine đang nắm yết hầu của Quân đội Nga?

Trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991, rất nhiều hoạt động thiết kế và sản xuất vũ khí của Liên Xô được thiết lập ở Ukraine. Nước Ukraine độc lập đã kế thừa các hoạt động này sau năm 1991 nhưng hầu hết các đơn vị sản xuất đã phá sản vì không còn được các Lực lượng Vũ trang Liên Xô đặt hàng lớn mỗi năm. Các doanh số bán hàng nước ngoài cũng biến mất.

Tuy nhiên, một trong những hệ quả thường không được đề cập đến trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine là những thiệt hại đối với việc sản xuất vũ khí của Nga do sự phụ thuộc của họ vào Ukraine.

Mặc dù chỉ Nga chỉ nhập khẩu có 4,4% từ Ukraine nhưng khá nhiều trong số đó là những bộ phận nòng cốt rất quan trọng đối với ngành công nghiệp vũ khí và chương trình hiện đại hóa hiện nay cho các lực lượng vũ trang Nga.

Các mối liên kết công nghiệp này có từ thời Xô viết và nhiều công ty vẫn hoạt động sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Ở nhiều lĩnh vực, các nhà sản xuất vũ khí Nga và cả người dùng đều phụ thuộc rất lớn vào ngành công nghiệp Ukraine và hầu hết các mặt hàng này đều không thể được thay thế nhanh chóng hoặc với chi phí rẻ bằng các đơn vị sản xuất của Nga.

Hàng độc trong tay Ukraine: Đánh sập những vũ khí tối tân nhất của Nga? - Ảnh 3.

Tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35 của Không quân Nga. Ảnh: MW

Nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp quốc phòng Nga chưa đủ năng lực sản xuất. Sự thiếu hụt nghiêm trọng nhất lại xảy ra trong các lĩnh vực chủ chốt. Các ví dụ nổi bật bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (IBCM), tên lửa không đối không, hàng không và động cơ cho tàu chiến.

Các hệ thống dẫn đường do Ukraine chế tạo được sử dụng trong các tên lửa không đối không của Nga gồm có hệ thống hướng dẫn hồng ngoại (tầm nhiệt) cho tên lửa tầm ngắm R-73 và tầm trung R-27T. Những tên lửa này là vũ khí chính cho các máy bay chiến đấu MiG-29, Su-27, Su-30 và Su-35.

TIN LIÊN QUAN
  • Tàu chiến Nga "đi giữa hai làn đạn" khi cố tình xâm nhập cuộc tập trận của Mỹ - Ukraine?

  • TASS: Việt Nam quan tâm đặc biệt Gepard 3.9 nhưng vẫn ngắm lớp tàu "nhỏ mà có võ" từ Nga!

  • Nhiệm vụ đặc biệt của S-400 Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ: Đập tan âm mưu đảo chính không quân!

Một trong những nhà cung cấp thiết bị hàng không quan trọng nhất của Ukraine là Motor Sich, công ty sản xuất nhiều động cơ mới (và hiện đại hóa) cho các máy bay trực thăng vận tải Mi-8/17 và trực thăng tấn công Ka-50/52, Mi-28 và Mi24/35.

Bất chấp đã bỏ ra những nỗ lực rất đáng kể, ngành công nghiệp Nga vẫn chưa thể sản xuất đủ nhiều động cơ trực thăng phục vụ cho kế hoạch chế tạo máy bay trong 3 năm tới.

Không có động cơ của Ukraine, Nga sẽ không thể sản xuất được số lượng máy bay trực thăng mới cho các lực lượng của mình và cho đơn đặt hàng xuất khẩu. Nga cũng sẽ không thể tân trang lại các động cơ cũ để duy trì hoạt động của các máy bay trực thăng hiện có.

Rất nhiều phương tiện chiến đấu hiện nay của Nga đang sử dụng các linh kiện của Ukraine phục vụ cho các hệ thống điều khiển hỏa lực, cảnh báo laser cùng nhiều hệ thống điện tử và quang học phức tạp khác. Ngay cả khi ngành công nghiệp quốc phòng Nga có các nguồn thay thế thì việc tăng tốc sản xuất cũng sẽ phải mất nhiều thời gian.

Trong khi đó, Ukraine đã vươn lên dẫn đầu Nga trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là với các hệ thống điều khiển hỏa lực và dẫn đường tên lửa. Một vấn đề còn tồi tệ hơn nữa đối với Moscow là Ukraine đang bán hàng với chi phí khá cạnh tranh so với Nga.

Houthi tấn công máy bay F-15 của Saudi Arabia bằng tên lửa R27T phóng từ mặt đất

CẬP NHẬT: Nổ lớn ở Latakia nơi có đầu não Không quân Nga - Chiến đấu cơ xuất kích xuyên đêm, dùng vũ khí khủng

CẬP NHẬT: Nổ lớn ở Latakia nơi có đầu não Không quân Nga - Chiến đấu cơ xuất kích xuyên đêm, dùng vũ khí khủng
CẬP NHẬT: Nổ lớn ở Latakia nơi có đầu não Không quân Nga - Chiến đấu cơ xuất kích xuyên đêm, dùng vũ khí khủng
Một vụ nổ cực lớn đã xảy ra ở tỉnh Latakia, nơi có căn cứ sân bay Khmeimim - đầu não của Không quân Nga khiến một Bộ trưởng của Syria phải lập tức lên tiếng.

Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

09h01: Các chiến đấu cơ Nga xuất kích xuyên đêm liên tục giội bom xuống thị trấn Khan Sheikhan ở phía Nam Idlib. Vũ khí được sử dụng là bom "mẹ con" với uy lực công phá khủng khiếp.

08h42: Lực lượng tăng cường quy mô lớn của Quân đội Syria đã tập kết ở vùng nông thôn Hama báo hiệu những ngày tới sẽ diễn ra những trận đánh quy mô lớn tại mặt trận này.

CẬP NHẬT: Nổ lớn ở Latakia nơi có đầu não Không quân Nga - Chiến đấu cơ xuất kích xuyên đêm, dùng vũ khí khủng - Ảnh 1.

Lực lượng tăng cường của quân đội Syria đã tới Hama.

08h33: Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ chìm trong bóng đêm, Bộ Điện lực Syria cho biết họ đã khôi phục được 50% nguồn cung điện cho tỉnh Latakia và đang tìm cách khắc phục để cấp điện cho toàn bộ khu vực này. Nguyên nhân của vụ nổ hiện vẫn chưa được xác định.

08h22: Vụ nổ được cho là xảy ra ở nhà máy điện chính của tỉnh Latakia và người dân ở cách xa hàng chục km vẫn có thể nghe thấy. Sự cố đặc biệt nghiêm trọng này đã gây mất điện trên diện rộng ở toàn tỉnh Latakia, khiến Bộ trưởng Điện lực Syria phải khẩn cấp lên tiếng.

08h15: Một vụ nổ lớn đã xảy ra ở tỉnh Latakia nơi có căn cứ đầu não của Không quân Nga tại Syria gây mất điện hoàn toàn trên diện rộng. Nhiều người dân địa phương cảm giác như rơi vào địa ngục.

CẬP NHẬT: Nổ lớn ở Latakia nơi có đầu não Không quân Nga - Chiến đấu cơ xuất kích xuyên đêm, dùng vũ khí khủng - Ảnh 2.

Hiện trường vụ nổ tại tỉnh Latakia.

CẬP NHẬT: Nổ lớn ở Latakia nơi có đầu não Không quân Nga - Chiến đấu cơ xuất kích xuyên đêm, dùng vũ khí khủng - Ảnh 3.

Vị trí xảy ra vụ nổ khủng khiếp tại Latakia, cách không xa căn cứ sân bay Khmeimim của Không quân Nga tại Syria.

Căng thẳng với Iran, chiến hạm thứ hai của Anh tới vịnh Péc-xích "khủng" cỡ nào?

Căng thẳng với Iran, chiến hạm thứ hai của Anh tới vịnh Péc-xích
Căng thẳng với Iran, chiến hạm thứ hai của Anh tới vịnh Péc-xích "khủng" cỡ nào?
Tàu khu trục HMS Duncan là chiến hạm thứ hai của Hải quân Hoàng gia Anh có mặt ở khu vực vịnh Péc-xích nhằm hộ tống các tàu thuyền thương mại Anh qua eo biển Hormuz.

Theo Sputnik, tàu khu trục HMS Duncan di chuyển qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ trên hành trình tới vịnh Péc-xích để cùng một chiến hạm khác của Anh đã có mặt trong khu vực làm nhiệm vụ hộ tống các tàu thuyền thương mại Anh đi qua eo biển Hormuz.

Trước đó, tàu khu trục HMS Duncan đã được triển khai tới Biển Đen vào đầu tháng này để tham gia cuộc tập trận "Sea Breeze 2019" cùng với các thành viên trong khối quân sự NATO cũng như với Georgia, Moldova, Thụy Điển và Ukraine .

Được trang bị các tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm, tàu khu trục HMS Duncan được đánh giá là khu trục hạm lớn và hiện đại nhất của hải quân Anh. Tàu còn có thể chở theo từ 1 – 2 chiếc trục thăng đa nhiệm Lynx Wildcat. Đặc biệt, tàu HMS Duncan được cho là tàu chiến thích hợp nhất nếu phải đối đầu với tình huống Iran phóng hàng loạt tên lửa chống hạm .

Theo đó, tàu khu trục HMS Duncan được 4 tàu chống mìn cùng 1 tàu cung ứng yểm trợ trên hành trình tới vịnh Péc-xích hôm 12/7.

Thông tin về hoạt động triển khai tăng cường lần này được hải quân Anh công bố sau vụ việc hôm 10/7, 5 xuồng vũ trang của Iran được cho cố tình tiếp cận và có ý định bắt giữ tàu chở dầu Heritage của Anh.

Tuy nhiên, sau khi nhận được lời cảnh báo từ tàu hộ vệ HMS Montrose, các xuồng vũ trang của Iran đã phải giải tán. Sự việc diễn ra khi tàu hộ vệ HMS Montrose đang hộ tống tàu chở dầu Heritage trong lúc đi qua eo biển Hormuz.

Sau vụ việc, Anh quyết định nâng mức cảnh báo an ninh đối với toàn bộ tàu thuyền thương mại của Anh hoạt động gần hoặc trong vùng lãnh hải của Iran.

Về phần mình, Iran phủ nhận cáo buộc có ý định bắt giữ tàu chở dầu Heritage. Giữa lúc căng thẳng Anh - Iran , Tổng thống Hassan Rouhani nhấn mạnh, việc Anh tăng cường hoạt động điều động tàu thuyền tới khu vực là dấu hiệu cho thấy London đang thực sự "sợ hãi".

  • Chiến tranh BGPB: Khốc liệt Vị Xuyên - Tướng Hoàng Đan vượt "ngã ba tử thần", đích thân động viên bộ đội

  • Tên lửa Tomahawk Mỹ ồ ạt tấn công hủy diệt tàu ngầm Kilo Iran: Những kịch bản kinh hoàng!

Theo ông Rouhani, thực tế London đã ý thức được rằng hành động bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 treo cờ Panama mang theo 2 triệu thùng dầu thô của Iran ở ngoài khơi Gibraltar là hành động phi pháp.

Cụ thể vào sáng ngày 4/7, với sự hỗ trợ của lực lượng Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh, chính quyền Gibraltar, vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh ở cực nam bán đảo Iberian, đã bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 mang theo 2 triệu thùng dầu thô của Iran trước nghi ngờ tàu chở dầu vận chuyển hàng tới Syria. Hành động bắt tàu Grace 1 được Anh thực hiện theo yêu cầu từ phía Mỹ.

Iran tuyên bố hành động bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 giống như "cướp biển" và triệu tập đại sứ Anh tới để phản đối. Tehran cũng nhấn mạnh dùng mọi biện pháp chính trị cho tới pháp lý để đảm bảo tàu Grace 1 được thả.

Hôm 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Anh Jeremy Hunt.

Trong cuộc trò chuyện, ông Zarif nói rằng Iran sẽ tiếp tục xuất khẩu dầu mỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào, đồng thời hối thúc Anh thả tàu chở dầu Grace 1. Song Bộ trưởng Hunt cho rằng, Anh sẽ thả tàu Grace 1 chỉ khi nào Iran chứng minh con tàu này không chuyển dầu tới Syria.

Hamas "vượt mặt" tình báo Israel: Thu thập tin mật của đối phương qua... Whatsapp?

Hamas
Hamas "vượt mặt" tình báo Israel: Thu thập tin mật của đối phương qua... Whatsapp?
Thay vì cách thức thu thập tình báo thông thường, tin tặc của Hamas đã khai thác thông tin tình báo của Israel thông qua ứng dụng nhắn tin nổi tiếng Whatsapp.

Hôm 14/7 tờ Israel International News dẫn nguồn phát ngôn viên của IDF tiết lộ nhóm vũ trang Hamas đã sử dụng dịch vụ nhắn tin Whatsapp là công cụ mới nhất để thu thập tin tức quân sự bí mật của Israel.

Với các tài khoản giả mạo trên Whatsapp (binh lính, sỹ quan Israel) các tin tặc của Hamas đã liên lạc với những người khác trong Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) và sau đó sử dụng các kết nối để trích xuất thông tin.

Các tin tặc thậm chí đã sử dụng thông tin thật, có khả năng đã được khai thác từ những người lính khác thông qua Whatsapp trước đây, để "chứng minh danh tính"của họ là nhân viên IDF.

Hamas vượt mặt tình báo Israel: Thu thập tin mật của đối phương qua... Whatsapp? - Ảnh 1.

Một kỹ thuật viên Israel giám sát hành động của tin tặc

|Tôi là Yisrael ở Tiểu đoàn 51" một tin tặc của Hamas đã giới thiệu bản thân như vậy khi nhắn tin với một người lính IDF.

Một số lính dù của IDF đã báo cáo về các trao đổi trực tuyến như vậy, lưu ý rằng họ được yêu cầu chia sẻ lịch trình huấn luyện và các kế hoạch hành quân của đơn vị họ.

TIN LIÊN QUAN
  • Tiết lộ mới nhất về số lượng máy bay chiến đấu Nga đang ở Syria: Phiến quân thấy mà run!

  • Tên lửa Tomahawk Mỹ ồ ạt tấn công hủy diệt tàu ngầm Kilo Iran: Những kịch bản kinh hoàng!

  • Chiến sự Libya đột ngột nóng: Tướng Haftar sẽ có tuyên bố đặc biệt - Giờ G sắp điểm

Một phát ngôn viên của IDF cho biết họ đã tổ chức theo dõi những nỗ lực khai thác thông tin nhạy cảm trên mạng của Hamas và cảnh báo binh lính và sỹ quan phải hành động cẩn thận.

"IDF nhận thức được hoạt động của kẻ thù và đang theo dõi những nỗ lực của nó trên mạng xã hội. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nhân viên quân sự và dân sự hành động cẩn thận và có trách nhiệm".

Đây không phải là lần đầu tiên nhóm vũ trang ở Gaza cố gắng sử dụng mạng xã hội để trích xuất thông tin từ các binh sĩ IDF, vào năm 2018 các thành viên của Hamas đã sử dụng tài khoản giả mạo trên Facebook và các ứng dụng hẹn hò để dụ các nam binh sĩ tiết lộ thông tin.

Israel thực hiện các cuộc không kích nhằm vào vị trí tin tặc Hamas tháng 5/2019

100 mảnh đạn trong đầu một cậu bé Palestine: Sự thật về "đạn cao su" của lính Israel?

100 mảnh đạn trong đầu một cậu bé Palestine: Sự thật về
100 mảnh đạn trong đầu một cậu bé Palestine: Sự thật về "đạn cao su" của lính Israel?
Binh lính Israel đang sử dụng đạn thật để chống lại các cuộc biểu tình của người Palestine.

Ngày 14/7, tờ The National đưa tin một cậu bé người Palestine đang trong tình trạng nguy kịch với 100 mảnh đạn trong đầu do bị lính Israel bắn tỉa ở Bờ Tây.

Abdul Rahman Yasser Shteiwi, 10 tuổi, bị bắn trong tình trạng bất ổn ở thị trấn Kafr Qaddum, các quan sát viên quốc tế cho biết.

Theo bác sĩ Othman Othman, Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh tại bệnh viện Rafidia, Nablus thì trong Cậu bé có một vết thương xuyên thấu ở thùy trán bên phải có hơn 100 mảnh vỡ.

"Đây không phải là một viên đạn cao su, nó là một viên đạn bằng kim loại. Một viên đạn cao su sẽ không thể gây sát thương như thế này vì nó không có đầu xuyên nhọn. Đây là một vật có đầu rất sắc".

100 mảnh đạn trong đầu một cậu bé Palestine: Sự thật về đạn cao su  của lính Israel? - Ảnh 1.

Cậu bé Abdul Rahman Yasser Shteiwi được điều trị tại bệnh viện Rafidia

Chiến dịch Đoàn kết Quốc tế (ISM) một nhóm hoạt động có trụ sở tại Hebron, cho biết các bác sĩ đã phẫu thuật cho Abdul Rahman trong ba tiếng rưỡi. Cậu bé đã được đưa đi phẫu thuật khẩn cấp vào lúc 3 giờ chiều giờ địa phương.

Trả lời phỏng vấn của The National, một nữ quan sát viên quốc tế giấu tên người Anh tại hiện trường cho biết các binh sĩ Israel đang hành động bạo lực không cân xứng.

  • Thổ Nhĩ Kỳ động binh: S-400 đổi lấy 40 nghìn lính Kurd - Mỹ sắp "vỡ trận" ở Syria

"Chúng tôi và những người khác chạy xuống đồi. Chúng tôi đã không nhìn thấy nó xảy ra, nhưng nhìn thấy máu chảy. Đây là trải nghiệm kinh khủng. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy có lỗi.

Chúng tôi là những quan sát viên, vì vậy chúng tôi dùng máy ảnh để cho quốc tế thấy những người lính làm gì.

Nữ quan sát viên nói thêm rằng không có nhiều hy vọng cho sự hồi phục của Abdul sau khi đến thăm đứa trẻ trong bệnh viện vào tối 13/7.

"Không có bất kỳ tin tốt nào cho tới nay. Các bác sĩ nói rằng cậu bé bị chảy máu trong và các mảnh đạn đã di chuyển khắp đầu".

ISM cho biết họ đã tìm thấy một đầu đạn 5.56x45mm trên mặt đất nơi những người biểu tình đang đứng và vẫn còn nóng khi chạm vào cho thấy nó đã bị bắn chỉ ít phút trước đó.

100 mảnh đạn trong đầu một cậu bé Palestine: Sự thật về đạn cao su của lính Israel? - Ảnh 3.

Đạn 5.56x45mm chủ yếu sát thương bằng phân mảnh

Người dân của Kafr Qaddum đã tổ chức các cuộc biểu tình hàng tuần diễn ra 9 năm nay chống lại việc con đường chính đến thành phố Nablus bị chặn vì sự mở rộng của các khu định cư gần đó.

  • Chiến sự Libya đột ngột nóng: Tướng Haftar sẽ có tuyên bố đặc biệt - Giờ G sắp điểm

Hành động bạo lực của Israel được cho là không tương xứng với miêu tả là chống biểu tình và đã khiến các nhà hoạt động mất tinh thần khi miêu tả cuộc kháng chiến của người Palestine trên khắp thế giới.

Theo một nhà hoạt động người Anh: "Những người ngoài khu vực không nhận ra quy mô bạo lực. Israel đã nuôi dưỡng những "kẻ khủng bố" Palestine và sau đó chúng quay lại tấn công Lực lượng phòng vệ Israel (IDF). Tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy".

Đoạn video quay lại cảnh cậu bé Palestine 10 tuổi Abdul Rahman Yasser Shteiwi bị bắn vào đầu.

Ngành công nghiệp vũ khí Nga chìm nghỉm trong mớ hỗn loạn đen tối: "Canh bạc" khó lường

Ngành công nghiệp vũ khí Nga chìm nghỉm trong mớ hỗn loạn đen tối:
Ngành công nghiệp vũ khí Nga chìm nghỉm trong mớ hỗn loạn đen tối: "Canh bạc" khó lường
Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đang đối mặt với một kẻ địch lớn, nhưng đó không phải là một thế lực quân sự từ bên ngoài.

Điện Kremlin đang nỗ lực hiện đại hóa tất cả các quân chủng của quân đội Nga nhưng ngành công nghiệp quốc phòng của nước này lại gặp phải nhiều khó khăn do số lượng đơn đặt hàng giảm, không thu hút được nhân lực tay nghề cao và gặp nhiều hạn chế trong năng lực công nghệ.

Các số liệu gần đây cho thấy, hiệu quả của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga đang suy giảm mạnh.

Chẳng hạn, trong năm 2018, các hãng sản xuất máy bay và tàu vũ trụ có sản lượng thấp hơn 13,5% so với năm 2017. Hiện tình trạng này vẫn tiếp diễn trong năm 2019: Hai tháng đầu năm nay, sản lượng của ngành hàng không vũ trụ đã giảm 48% so với năm ngoái.

Mức độ sụt giảm trong sản lượng quốc phòng đang làm dấy lên lo ngại về sức mạnh cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng Nga nói chung, trong khi đây là một ngành đóng vai trò rất quan trọng nếu Nga muốn duy trì vị thế cường quốc quân sự lâu dài.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov quy kết sự sụt giảm sản lượng này cho việc đặt hàng chậm các hệ thống quân sự nhưng các dự đoán cho thấy đây không phải là tình trạng dạo động trong ngắn hạn mà sẽ có xu hướng tồi tệ hơn nữa trong tương lai.

Giá dầu giảm, ngân sách quốc phòng bị thắt chặt – tất cả đều xảy ra vào thời điểm các nhà sản xuất vũ khí Nga đang mất đi lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường vũ khí thế giới. Cùng với nhau, những nhân tố này đã khiến ngành công nghiệp quốc phòng Nga khó thoát khỏi đống hỗn loạn.

Ngân sách đói kém

Trên thực tế, chỉ một số ít các hệ thống vũ khí đắt đỏ của Nga – như xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata và tiêm kích thế hệ năm Su-57 – là tìm được khách hàng.

Nga ưu tiên một số loại khí tài, như tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat do mối liên quan chiến lược giữa chúng với vị thế quân sự toàn diện của Nga, tuy nhiên, Moscow không phát triển được trọn vẹn các chương trình khác hoặc chỉ triển khai chúng trên quy mô hạn chế.

Ngành công nghiệp vũ khí Nga chìm nghỉm trong mớ hỗn loạn đen tối: Canh bạc khó lường - Ảnh 1.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata của Nga. Ảnh: Getty

Theo công ty tư vấn Stratfor, dưới áp lực từ nguồn ngân sách hạn chế của chính phủ, Điện Kremlin thậm chí đã bắt đầu cắt giảm ngân sách quốc phòng vào năm 2017 – đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy, bất chấp nỗ lực hiện đại hóa, các thách thức tài chính của Nga đang tạo ra gánh nặng cho mục tiêu của họ.

Về mặt kinh tế, giá dầu lao dốc vào cuối năm 2014 đã tước đi nguồn thu thiết yếu của Nga, buộc nước này phải dùng tới nguồn tiền dự trữ để bù đắp. Hơn 4 năm đã trôi qua, nguồn thu từ dầu mỏ của Nga đang tăng trở lại nhưng nước này vẫn phải tiếp tục đối mặt với hậu quả của những năm đói kém.

Bên cạnh đó, nguồn thu không đáng kể từ các loại thuế đã buộc Nga phải tăng thuế và độ tuổi nghỉ hưu. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với hoạt động can thiệp của Nga vào Ukraine cũng khiến nguồn ngân sách dành cho các nhà hoạch định kế hoạch quân sự Nga trở nên eo hẹp hơn nữa.

Tuy nhiên, vấn đề của Kremlin không dừng lại ở đó. Trong quá khứ, Nga từng hưởng lợi khi giữ vị thế nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu lớn, từ đó thúc đẩy kế hoạch phát triển quân đội. Chẳng hạn, trong những năm 1990, các thương vụ vũ khí đóng vai trò rất quan trọng đối với Nga khi nước này gặp khó khăn nghiêm trọng về kinh tế.

Mặc dù Nga vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) nhưng giá trị xuất khẩu thực sự của Moscow đã giảm đáng kể. Trong giai đoạn 2014-2018, tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga giảm tới 17%.

Một lần nữa, những hạn chế về ngân sách là lý do dẫn đến tình trạng này: Trước đây, Nga thường sử dụng các đơn hàng xuất khẩu vũ khí như một công cụ chính trị, chào bán các loại vũ khí của họ với mức giá ưu đãi, mặc dù không hoàn toàn miễn phí.

Song, khi Nga không còn có thể mang đến cho khách hàng các thỏa thuận hời về máy bay chiến đấu hay những sản phẩm quốc phòng khác, thì họ dần mất đi các mối làm ăn.

Trong những năm sắp tới, ngành công nghiệp quốc phòng Nga còn đối mặt với vấn đề to lớn hơn, đó là giảm khả năng cạnh tranh.

Trong một thời gian dài, Nga đã "thống trị" thị trường toàn cầu khi chào bán các loại thiết bị quân sự giá cả phải chăng mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào liên quan đến quyền con người.

Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc, cũng như một số các nhà cung cấp nhỏ khác trên thế giới trỗi dậy, Nga đã gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh giành hợp đồng.

Tìm kiếm giải pháp

Ngành công nghiệp vũ khí Nga chìm nghỉm trong mớ hỗn loạn đen tối: Canh bạc khó lường - Ảnh 2.

Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Nga đang cân nhắc nhiều giải pháp khác nhau để bảo đảm cho ngành công nghiệp quốc phòng và cải thiện toàn diện hiệu suất công nghiệp.

Moscow đang tìm cách khai thác thị trường dân sự, tương tự như cách các công ty phương Tây (Boeing hoặc Airbus) áp dụng.

Bằng cách chế tạo các sản phẩm phi quân sự cho các thị trường nội địa và dân sự nước ngoài, các hãng sản xuất quốc phòng của Nga có thể chống chọi được trước khó khăn, ngay cả khi các sản phẩm quân sự của họ thu về ít lợi nhuận hơn.

Thật không may cho Nga, theo Stratfor, cơ hội để "canh bạc" này thành công tương đối thấp, ngay cả đối với thị trường trong nước. Mặc dù Moscow đã thúc đẩy chương trình thay thế xuất khẩu để ứng phó với các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhưng các công ty của Nga hiện vẫn có xu hướng ưu tiên phụ tùng nước ngoài, thay vì trong nước.

  • Israel "đếm ngược" tới chiến tranh với Iran: Tiếp tục bách chiến bách thắng hay sẽ sa lầy?

  • Nga sẽ một lần nữa "quay lưng" với Iran nếu Mỹ quyết chiến?

Trong năm 2018, 38% công ty công nghiệp Nga mua thiết bị từ nước ngoài, trong khi 2 năm trước đó, mức này chỉ là 6%.

Nếu các hãng sản xuất vũ khí Nga không thể tìm kiếm được đơn hàng trong nước thì họ khó có khả năng tìm được một thị trường dân sự khả quan hơn cho sản phẩm của mình.

Với tư cách là một cường quốc, Nga có rất nhiều tham vọng cao trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội. Thế nhưng, hạn chế về ngân sách, mức độ cạnh tranh cao hơn và một vài vấn đề khác đã khiến nhiều dự án không thể thực hiện được.

Trong những năm tới, ngành công nghiệp quốc phòng Nga có lẽ vẫn tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn.

Dây chuyền lắp ráp tiêm kích Su-34 của Nga

Điểm yếu chí tử khiến S-300, S-400 khó sống sót sau khi bắn tên lửa đầu tiên vào máy bay Mỹ-Israel

Điểm yếu chí tử khiến S-300, S-400 khó sống sót sau khi bắn tên lửa đầu tiên vào máy bay Mỹ-Israel
Điểm yếu chí tử khiến S-300, S-400 khó sống sót sau khi bắn tên lửa đầu tiên vào máy bay Mỹ-Israel
Theo Stratfor, các tổ hợp SAM tầm xa như S-400 không phải vũ khí thần kỳ, mức độ hiệu quả của chúng có thể hơn hoặc kém so với tính năng trên lý thuyết.

Vài ngày trước, chiếc máy bay chở theo các bộ phận của hệ thống phòng không S-400 đã đáp xuống Thổ Nhĩ Kỳ trước sự kinh ngạc của phương Tây, mặc dù phiên bản trước (S-300) đã được Nga xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, trong đó có Syria.

Nhiều cuộc thảo luận vẫn diễn ra, liên quan đến việc các quốc gia vùng Vịnh có nên mua hệ thống phòng không tầm xa của Nga không, hay Iran có nên mua S-400 để tăng cường phòng không hay không.

Xét về sức mạnh của S-400, không khó hiểu tại sao nó lại thu hút nhiều sự chú ý đến vậy. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sức mạnh thực tế không phải lúc nào cũng ngang bằng với trên lý thuyết, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào kíp vận hành và cách họ sử dụng chúng.

Giá trị của phòng không

Điểm yếu chí tử khiến S-300, S-400 khó sống sót sau khi bắn tên lửa đầu tiên vào máy bay Mỹ-Israel - Ảnh 1.

Hệ thống phòng không S-400 trên Quảng trường Đỏ tháng 5/2018. Ảnh: Reuters

Các hệ thống SAM tầm xa, trong đó có S-300 và S-400, đều là những hệ thống vũ khí hết sức đáng gờm. S-400 được đánh giá (mặc dù còn tranh cãi) là một trong những hệ thống SAM chiến lược toàn diện tốt nhất trên thế giới hiện nay (Thậm chí phiên bản vượt trội hơn đang được Nga phát triển, gọi là S-500).

Sức mạnh đặc biệt của S-300 và S-400 nằm ở tầm bắn được mở rộng, khả năng linh hoạt có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau (chủ yếu là máy bay, nhưng có thể tấn công cả tên lửa hành trình/đạn đạo ở mức độ nhất định) và các cảm biến tinh vi, trong đó – theo như Nga tuyên bố - thì có cả khả năng chống tàng hình.

Dưới sự điều khiển của kíp vận hành thành thạo và được đào tạo tốt, các hệ thống SAM tầm xa như S-400 có thể gây ra thiệt hại lớn cho đối thủ.

Tầm bắn xa cho phép S-400 nhắm vào các máy bay hỗ trợ quan trọng của đối phương, chẳng hạn như máy bay tiếp dầu và máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm. Khả năng tấn công mục tiêu linh hoạt cho phép S-400 có thể chống lại nhiều mối đe dọa và đẩy lùi các cuộc không kích khác nhau.

Bên cạnh đó, khả năng chống tàng hình của chúng (mặc dù vẫn còn hạn chế) có thể mở ra cơ hội bắn hạ một số loại máy bay chiến đấu tốt nhất trên thế giới hiện nay.

Những hạn chế của SAM

Điểm yếu chí tử khiến S-300, S-400 khó sống sót sau khi bắn tên lửa đầu tiên vào máy bay Mỹ-Israel - Ảnh 2.

Tên lửa S-300 khai hỏa tại trường bắn Ashuluk tháng 8/2017. Ảnh: Reuters.

Theo công ty tư vấn Stratfor, mặc dù có những năng lực trên lý thuyết khá ấn tượng nhưng mức độ hiệu quả của các hệ thống SAM tầm xa hiện đại như S-400 có thể hơn hoặc kém trên thực tế, tùy thuộc vào đối thủ mà chúng phải đối mặt.

Chẳng hạn, S-400 có thể là mối đe dọa đáng gờm nếu đối phương phát động cuộc tấn công giới hạn, nhưng thậm chí một tiểu đoàn S-400 trang bị đầy đủ cũng chỉ có 8 dàn phóng với 32 tên lửa.

Các tên lửa này có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho cuộc tấn công hạn chế của đối thủ. Song, nếu tiểu đoàn S-400 phải đơn phương chiến đấu hoặc không được hỗ trợ bởi các hệ thống phòng không hiện đại khác thì nó sẽ không có đủ tên lửa để chống chọi trước một cuộc tấn công dữ dội và quyết liệt của đối phương.

Điều này đặc biệt đúng ở Trung Đông, nơi nhiều quốc gia trong khu vực triển khai các hệ thống phòng không đặt đỏ theo từng tổ hợp, thay vì tiểu đoàn – 1 tổ hợp S-400 chỉ có tổng cộng 16 tên lửa sẵn sàng chiến đấu.

Mặc dù tầm bắn trên lý thuyết rất ấn tượng (tên lửa tiên tiến 40N6E của Nga có tầm bắn ước tính 400km) nhưng các hệ thống SAM tầm xa như S-400 vẫn có thể gặp bất lợi trước các cuộc tấn công tên lửa ngoài tầm nhìn.

Bên cạnh đó, yếu tố địa lý cũng có tác động lớn đến mức độ hiệu quả của hệ thống, trong đó địa hình đồi núi sẽ cản trở nhiều cảm biến của nó.

Mục tiêu bay thấp có thể tận dụng lợi thế về địa hình và độ cong của Trái Đất để tránh bị S-400 đánh chặn. Do đó, khi phải đối phó với tên lửa hành trình bay thấp, S-400 sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn nếu đánh chặn ở cự ly hàng chục km, thay vì hàng trăm như trên lý thuyết.

Một tổ hợp hay thậm chí một tiểu đoàn S-400 đơn phương tác chiến sẽ dễ bị tổn hại nếu đối phương phát động cuộc tấn công dồn dập ngoài tầm nhìn, chúng thậm chí có thể bị phá hủy ngay khi chưa tiêu diệt được máy bay nào của địch.

Không thể đơn thương độc mã chiến đấu

Điểm yếu chí tử khiến S-300, S-400 khó sống sót sau khi bắn tên lửa đầu tiên vào máy bay Mỹ-Israel - Ảnh 3.

Một hệ thống S-400 trưng bày tại thành phố Sevastopol, Crimea tháng 4/2019. Ảnh: Reuters

Những luận điểm trên càng củng cố một điều, các hệ thống SAM như S-300 và S-400 không được thiết kế để chiến đấu một mình, chúng hiệu quả nhất khi trở thành một phần của hệ thống phòng không tích hợp (IADS) với quy mô rộng lớn hơn nhiều.

Một hệ thống IADS hiệu quả sẽ bao gồm nhiều lớp phòng thủ do các hệ thống SAM khác nhau – từ tầm ngắn đến tầm xa – tạo thành. Bên cạnh đó, IADS còn tích hợp nhiều hệ thống radar và cảm biến khác nhau để phát hiện kịp thời nhiều mối đe dọa.

Quy mô càng lớn (xét về phạm vi địa lý), mật độ càng dày (số lượng các hệ thống khác nhau được tích hợp) và công nghệ càng tiên tiến thì khả năng IADS bảo vệ được không phận càng tăng lên.

Mặc dù là nền tảng quan trọng của bất cứ hệ thống IADS hiện đại và hiệu quả nào nhưng các tổ hợp SAM tầm xa vẫn chỉ là một phần của mạng lưới rộng lớn. Chúng thậm chí còn phó thác an toàn của mình cho các hệ thống SAM tầm ngắn – được thiết kế để bắn hạ các mục tiêu của đối phương bằng cách kết hợp pháo và tên lửa tầm ngắn cơ động cao.

Về cơ bản, một hệ thống IADS hiệu quả phải kết hợp được sức mạnh khác nhau của nhiều hệ thống, tạo thành một chiếc ô phòng thủ nhiều lớp có khả năng chống chọi các cuộc tấn công dai dẳng và dữ dội. Trong mạng lưới này, tổ hợp SAM tầm xa có thể giữ vai trò "ngôi sao" nhưng không thể đơn thương độc mã tác chiến.

Một vài ví dụ điển hình

Điểm yếu chí tử khiến S-300, S-400 khó sống sót sau khi bắn tên lửa đầu tiên vào máy bay Mỹ-Israel - Ảnh 4.

Các hệ thống phòng không S-300 và S-400 được triển khai trên thế giới. Ảnh: Stratfor.

Bối cảnh hiện nay có tác động như thế nào đến việc mua và trang bị các hệ thống SAM tầm xa? Câu trả lời phụ thuộc vào quốc gia sở hữu chúng.

Ngay cả khi xét đến yếu tố địa lý rộng lớn thì Nga-Trung Quốc rõ ràng là những quốc gia vận hành S-300 và S-400 hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại. Ở cả hai quốc gia này, các tổ hợp tên lửa đều được tích hợp vào hệ thống IADS có mật độ dày đặc và tinh vi, chúng còn được hỗ trợ bởi số lượng lớn tiêm kích đánh chặn.

Trong số các quốc gia đang vận hành tổ hợp SAM ở mức độ hiệu quả trung bình có Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại đây, S-400 không được hỗ trợ bởi số lượng lớn các tổ hợp SAM khác nhưng vẫn chứng minh được lợi ích của mình bởi mạng lưới phòng không chủ đạo của Thổ Nhĩ Kỳ - giống như nhiều nước khác trong khối NATO – đang lấy máy bay chiến đấu làm trung tâm.

Về cơ bản, S-400 sẽ lấp đầy khoảng trống quan trọng trong năng lực phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ, do Ankara hoàn toàn không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo trước khi quyết định mua tổ hợp tên lửa của Nga.

  • HQVN nghiên cứu mua khinh hạm hiện đại bậc nhất Nga: Trang bị tên lửa Kalibr "sát thủ"?

  • Tiết lộ mới nhất về số lượng máy bay chiến đấu Nga đang ở Syria: Phiến quân thấy mà run!

  • Không quân Trung Quốc biểu dương lực lượng hoành tráng trước lễ duyệt binh

Cuối cùng, những quốc gia như Syria – nước mới trang bị S-300 gần đây – lại có năng lực vô cùng hạn chế.

Cuộc nội chiến dai dẳng đã làm tê liệt mạng lưới IADS của Syria, kip vận hành của họ không được đào tạo bài bản và các hệ thống phòng không hiện có đều đã trở nên lạc hậu về công nghệ.

Bên cạnh đó, lực lượng tiêm kích của Syria có quy mô không đáng kể nếu so với các lực lượng không quân khác trong khu vực.

Mặc dù trên lý thuyết, các tổ hợp S-300 có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho các máy bay Israel tấn công quốc gia này nhưng trên thực tế, chúng khó có thể sống sót sau khi bắn ra tên lửa đầu tiên.

Nhìn chung, theo Stratfor, các tổ hợp SAM tầm xa như S-400 không phải vũ khí thần kỳ, ngay cả hệ thống IADS hiệu quả nhất vẫn có thể bị áp đảo bởi các cuộc tấn công liên tục của đối phương nếu không được tăng cường và củng cố.

Tuy nhiên, một khi được hỗ trợ đầy đủ và đúng cách, S-400 chắc chắn có thể đóng vai trò quyết định, đặc biệt là khi phải chống lại các cuộc tấn công có quy mô hạn chế hơn.

Nga chuyển giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ