Hiện tại mặc dù vẫn cần thêm thời gian để khẳng định nguồn tin trên, tuy nhiên đã xuất hiện rất nhiều ý kiến cho rằng F-22 Raptor bị tiêm kích Su-57 "át vía" dẫn tới phải nằm im trên mặt đất mà không dám xuất kích, vậy nhận định trên liệu có chính xác?
Đầu tiên phải khẳng định rằng nguy cơ đối đầu trực diễn giữa không quân hai siêu cường nói chung, hay giữa hai dòng tiêm kích thế hệ 5 F-22 và Su-57 gần như là chẳng có, vì cả Nga lẫn Mỹ đều chẳng dại gì gây chiến với nhau.
Tiếp theo, nhiệm vụ của chiếc Su-57 tại Syria theo lời người Nga thì không phải để tham chiến mà đơn giản chỉ nhằm thử nghiệm hệ thống điện tử hàng không như tổ hợp vô tuyến điện tử đa năng tích hợp (MIRES) Sh121 bao gồm radar N036 Byelka và hệ thống tác chiến điện tử L402 Himalayas, hay cảm biến quang - điện tử 101KS Atoll...
Vậy trong trường hợp nguy cơ đối đầu trực tiếp đã bị loại trừ thì nguyên nhân nào dẫn tới việc tiêm kích F-22 vắng bóng trên bầu trời (nếu nguồn tin cho biết chính xác).
Tiêm kích tàng hình Su-57 của Không quân Nga
Đối với chiến đấu cơ thế hệ 5, hầu như mọi thông số của nó vẫn còn được bảo mật, đặc biệt là diện tích phản xạ radar. Cần nhớ lại rằng trong một nhiệm vụ tác chiến hiếm hoi, chiếc F-22 sau khi bí mật tiếp cận tốp F-4 của Iran, nó đã quan sát rồi đưa ra lời cảnh báo từ xa chứ không lộ diện trước mặt nhằm giữ kín tham số này.
Trong các cuộc tập trận với không quân NATO, F-22 luôn đeo một thiết bị dưới bụng gọi là "Luneberg lens" cấu tạo bởi một ống đối xứng hình cầu có thể phản xạ hoặc hội tụ sóng tùy theo hướng phát, chức năng năng giả lập RCS để đánh lừa radar đối phương.
Việc Mỹ luôn giữ kín tính năng kỹ chiến thuật của F-22 Raptor không nhằm mục đích nào khác ngoài bảo toàn lợi thế cho mình và gây bất ngờ cho kẻ địch khi lâm trận.
F-22 của Mỹ đeo thiết bị gia tăng diện tích phản xạ radar dưới bụng khi tập trận
Chính vì vậy, khi tiêm kích Su-57 của Nga bay dọc bờ biển Latakia, Mỹ chẳng có lý do gì phải đưa F-22 lên "đáp lễ", vừa không thu được tác dụng lại dễ gây đổ vỡ những điều họ đã mất bao công sức để bảo mật bấy lâu nay.
Trong khi đó, chiếc Su-57 lại chưa từng được nhìn thấy có khí tài nào tương tự "Luneberg lens", lúc hoạt động chắc chắn nó đã nằm trong tầm ngắm của hàng loạt hệ thống radar và trinh sát điện tử mà Mỹ bố trí dày đặc trong khu vực.
Các trạm radar mặt đất, những máy bay tác chiến điện tử như RC-135 hay E-8 và cả E-2 sẽ có cơ hội không thể tốt hơn để tìm hiểu chiếc Su-57 tận "chân tơ kẽ tóc", từ diện tích phản xạ radar cho tới các bước sóng, tần số của radar N036 cùng tổ hợp Himalayas mà nó mang theo.
Bởi vậy, nếu như F-22 thực sự đã ngừng bay trong vài ngày qua thì cũng chưa chắc đã do Mỹ "sợ" chiếc Su-57 mà thực ra họ đang triển khai một nước cờ cao phục vụ cho chiến thuật tác chiến sau này.
Tiêm kích Su-57 bay dọc bờ biển Latakia của Syria
No comments:
Post a Comment