Thông điệp cứng rắn từ Nga
Ngày 1/3/2018 vừa qua, trong thông điệp liên bang của tổng thống Nga đương nhiệm phát đi toàn nước Nga và thế giới, ông Vladimir Putin đã giới thiệu nhiều loại vũ khí mới mà quân đội Nga vừa đưa vào trang bị.
Các loại vũ khí ấy được giới thiệu như những con át chủ bài giúp cân bằng cán cân sức mạnh quân sự vốn bị đe doạ xô lệch từng ngày khi NATO tiến về phía đông cùng sự lớn mạnh nhanh chóng của quân đội Trung Quốc. Trong số các vũ khí được giới thiệu, báo giới chú ý nhất là tên lửa đạn đạo Kh-47M2 Kinzhal được phóng từ nền tảng máy bay tiêm kích Mig-31BM.
Vũ khí này được giới thiệu như một loại phương tiện tấn công không thể ngăn chặn với tầm tác chiến 2000km, trọng lượng khoảng 3800kg, dài 7m, đường kính 0.8m và tốc độ tiếp cận mục tiêu siêu vượt âm Mach 10.
Câu hỏi đặt ra rằng phải chăng đây là đòn tấn công tiên tiến nhất thế giới không thể ngăn chặn? là vũ khí có một không hai?
Tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kh-47M2 Kinzhal ở giá treo dưới thân tiêm kích Mig-31BM. Ảnh minh họa.
Tên lửa Kinzhal có phải là "độc nhất vô nhị" không thể bị đánh bại?
Câu trả lời là hoàn toàn không! Tên lửa Kinzhal thực ra chỉ là một giải pháp hiện đại hóa của Nga và vẫn còn thua kém Mỹ và Anh cách đây ngót 70 năm. Một khoảng thời gian đáng suy ngẫm.
Từ năm 1958, Mỹ và Anh cũng như NATO đứng trước thách thức tương tự (như mối đe dọa của Nga hiện nay) là các hệ thống phòng không tiên tiến của kẻ địch tiềm năng ngày càng hoàn thiện đến mức khó có thể xuyên thủng bởi một miếng đánh hạt nhân chiến thuật để ngăn chặn bước tiến quân nếu có chiến tranh.
Người Mỹ đã xây dựng một chương trình bí mật mang mật danh là Bolt Orion (WS-199B). Chương trình này chủ đích xây dựng một đạn tên lửa chiến thuật phi tiếp xúc không thể đánh chặn để phóng từ trên không.
Đạn nguyên mẫu WS-199B Bolt Orion của Douglas và nền tảng phóng B-47
Họ nhanh chóng thiết kế được một tên lửa đạn đạo phóng từ trên không có thể mang vác trên các nền tảng máy bay hiện tại và tương lai. Chương trình tiến triển rất nhanh và đi vào hoàn thiện với mã WS-199C hay WS-138A cùng chia sẻ với Anh.
Các thử nghiệm được tiến hành trên máy bay B-47, B-52, Vulcan (của Anh Quốc) và thậm chí còn thử nghiệm cả trên Convair B-58, một nền tảng máy bay ném bom nhỏ tương tự Mig-31BM nhưng thua kém về tốc độ.
Tên lửa đạn đạo WS-199C phóng từ trên không mang mã trang bị AGM-48 Skybolt
Đến năm 1962 thì mọi thử nghiệm kỹ thuật đã hoàn tất và WS-199C sẵn sàng đi vào sản xuất loạt trang bị với mã định danh AGM-48 Skybolt.
Đây là một tên lửa có trọng lượng 5 tấn, dài 9m, đường kính 0.9m, tầm tác chiến 1.800km, độ cao đạn đạo đạt 480km với tốc độ tối đa lên đến Mach 12,5. Mọi thông số cách đây 70 năm vượt trội hoàn toàn so với Kh-47M2 Kinzhal của Nga ngày nay.
Chương trình Bolt Orion đi vào ngõ cụt năm 1962 khi tổng thống John Kennedy quyết định huỷ bỏ nó.
NATO tại thời điểm đó đứng trước nhu cầu về một đòn tấn công phủ đầu hơn là khả năng ngăn chặn chiến thuật. Họ cho rằng các nền tảng phóng như AGM-48 không bảo đảm tính bí mật và họ ưu tiên trang bị các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm UGM-27 Polaris như một sự thay thế.
Việc huỷ bỏ AGM-48 Skybolt đã giáng một đòn choáng váng vào chiến lược hạt nhân Anh Quốc. Người Anh đầu tư vào AGM-48 lại đang bơ vơ khi không sở hữu bất kỳ miếng tấn công nào có thể xuyên thủng hệ thống phòng không dày đặc của Liên Xô và khối Warszawa.
Sự phản đối kịch liệt từ Anh đã buộc Tổng thống Kennedy ký thoả thuận Nassau với Vương Quốc Anh để cung cấp các tên lửa Polaris và sau này việc cung cấp các tên lửa Minuteman thay thế cũng là hệ quả từ việc huỷ bỏ trang bị AGM-48 Skybolt.
Như vậy, nếu ngày nay Nga đưa vào trang bị Kh-47M2 thì nó vẫn còn thua kém AGM-48 cách đây 70 năm về tốc độ, một yếu tố để xác lập khái niệm không thể đánh chặn.
Tên lửa đạn đạo phóng từ trên không (ALBM) thử nghiệm cùng máy bay Convair B-58
Phải chăng với tốc độ tiếp cận mục tiêu 10M như tên lửa Kinzhal (Kh-47M2) hay thậm chí 12.5M như AGM-48 thì không thể đánh chặn? Câu trả lời vẫn là không.
Các tham vọng từ chương trình lạc hậu Bolt Orion bị Mỹ huỷ bỏ. Nhưng các thành quả của nó thì vẫn được chuyển giao đến ngày nay.
Đạn bia bay Blue Sparrow của Israel dưới cánh máy bay F-15
Các nước phương tây đã đầu tư tiền của cho các chương trình vũ khí rất có chiều sâu. Chúng ta có thể nhận thấy điểm tương đồng của bia bay Blue Sparrow dùng để thử nghiệm hệ thống đánh chặn Arrow của Israel và đạn nguyên mẫu Bolt Orion của Douglas.
Chắc hẳn đây là sự chuyển giao thiết kế và các thành quả thử nghiệm từ chương trình mật WS-199 từ Mỹ, một đồng minh thân cận của Israel.
Bộ ba bia bay của Israel để thử nghiệm hệ thống đánh chặn
Các tên lửa của Israel đã thử nghiệm và đánh chặn thành công với các bia bay này vô hình chung đã hoàn toàn tương thích với việc đánh chặn các mục tiêu như Kh-47M2 từ trước khi nó ra đời.
Thêm một điểm đặc biệt nữa là vào cuối năm 2011, Pháp đã mua cả bia bay Blue Sparrow và Silver Sparrow của Israel để thử nghiệm các tên lửa Aster trong hệ thống phòng không SAM-PT nhắm đánh chặn các mục tiêu như Iskander-M, vốn được xem là một phiên bản phóng từ mặt đất của tên lửa Kinzhal vừa được giới thiệu.
No comments:
Post a Comment