Tờ Bloomberg, vào ngày 8/3/2018, có bài viết nhan đề: "Thế kỷ Mỹ đã qua và nó đã qua đời tại Syria". Theo đó, thời đại Washington thống trị thế giới này đã chấm dứt. "Người Mỹ đã chết" và "đây là một cái chết bạo lực".
"Syria là nơi cái chết xảy ra và thủ phạm gây ra chính là Tổng thống Nga Putin, Tổng Tư lệnh của một quốc gia mà theo tiêu chuẩn lịch sử gần đây đã mất thời Chiến tranh lạnh".
Bloomberg lý giải: "Cuộc xung đột Syria đã tập hợp gần như toàn thể thế giới với tính chất phức tạp với nhiều thế lực.
Chính vì thế nó đã trở nên rõ ràng rằng, Mỹ đã không còn có thể giải quyết vấn đề của cuộc xung đột với một năng lực đòi hỏi cần phải có một mức độ cao của sự tập trung và chất lượng quân sự, ngoại giao cùng với các nguồn lực tài chính. Trong khi đó thì Nga đã làm được và làm tốt."
Rõ ràng bình luận của Bloomberg không sai, nhưng chỉ từ Syria thì có vẻ như là chưa đủ. Syria chưa phải là một yếu tố quan trọng trong cái chết của "thế kỷ Mỹ", dù rằng, Syria là nơi biểu hiện khá rõ nét của "thế kỷ Mỹ" như Bloomberg phân tích.
Vậy thì, khách quan, ở tầm vĩ mô, những gì đã tạo nên "Thế kỷ Mỹ đã qua"?
1. Sụp đổ huyền thoại "ưu thế quân sự"
Sau chiến tranh lạnh, Mỹ hầu như không có đối thủ cả về kinh tế lẫn quân sự. Điều đó ưu thế về quân sự Mỹ vượt trội cả về thế trận, cả về vũ khí thông thường và cả về vũ khí hạt nhân. Với ưu thế đó, Mỹ-NATO tha hồ làm mưa làm gió trên thế giới trong đó mục tiêu chủ yếu là bao vây cô lập tiến tới làm tan rã Liên bang Nga.
Mỹ-NATO hứa "NATO không tiến về phía Đông dù chỉ 1 inch", nhưng họ cứ tiến về phía Đông bằng đơn vị khoảng cách là quốc gia… khiến cho trong kỷ nguyên Gorbachev - Yeltsin nước Nga cứ lùi dần, lùi dần… đến ranh giới của sự đầu hàng thành chư hầu của Mỹ-Phương Tây – một tiền lệ chưa từng có của dân tộc Nga.
Tổng thống Nga Boris Yeltsin (phải) và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Vladimir Putin lên cầm quyền đã kết thúc kỷ nguyên Gorbachev - Yeltsin và cú phản kháng đầu tiên là tiến hành phản công tự vệ năm 2008 vào Gruzia.
Dưới sự lãnh đạo của Putin, nước Nga đã dần bỏ ưu thế quân sự mà Mỹ-NATO áp đặt bấy lâu bằng công cuộc cải tổ, củng cố, phát triển quân đội đặc biệt chú trọng lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược để biến thành đòn răn đe cho bất cứ kẻ xâm lược nào.
Tại châu Âu để đối đầu với Mỹ-NATO
- Putin đã tái lập Quân đoàn tăng cận vệ số 1 mà sau Chiến tranh lạnh đã bị giải thể. Đội xe tăng này gồm 2 sư đoàn (Sư đoàn tăng cận vệ Tamanskaya số 2 và Sư đoàn tăng cận vệ Kantemirovskaya số 4) với tổng cộng hơn 500 chiếc xe tăng Armata T-14.
Quân đoàn xe tăng này kết hợp với Đội vệ binh vũ trang hỗn hợp số 20 (đang trong quá trình xây dựng) sẽ tạo ra các "sư đoàn xung kích" cực kỳ thiện chiến, lợi hại mà trong thế chiến thứ II phương Tây gọi là "Shock Army".
Lực lượng này theo cách gọi của Mỹ-NATO là "Lực lượng phản ứng nhanh" nhưng với Nga thì quy mô và hoạt động Shock Army Nga lớn hơn nhiều là tầm chiến dịch.
- Triển khai hệ thống tên lửa tác chiến chiến thuật Iskander-M (đã hoàn thành).
- Tăng gấp đôi số lính dù từ 36.000 lên 72.000 binh sĩ (đang trong quá trình triển khai).
- Thành lập một đội Vệ binh quốc gia: bao gồm lính thuộc Bộ Nội vụ (khoảng 170.000 quân), các thành viên của Bộ các vấn đề khẩn cấp, lực lượng cảnh sát chống bạo loạn OMON (khoảng 40.000), lực lượng phản ứng nhanh SOBR (khoảng hơn 5.000 lính).
Xe tăng Nga. Ảnh minh họa.
Ngoài ra Nga còn xây dựng Trung tâm chỉ huy các chiến dịch đặc biệt và không quân bao gồm cả đơn vị đặc nhiệm "Zubr", "Rys" và "Iastreb" thành một lực lượng khoảng 250.000 lính và có thể đạt tới con số 300.000 quân trong tương lai.
- Trang bị và triển khai các máy bay chiến đấu, đánh chặn, tiêm kích, cường kích đa năng như MiG-31BM, Su-30SM, Su-35S và sẽ sớm có MiG-35 cùng tiêm kích tàng hình Su-57.
- Triển khai hệ thống phòng không S-400 và S-500 cùng hệ thống radar tầm xa.
- Trang bị mới 70% các hệ thống thiết bị mới, hiện đại, tiên tiến cho toàn bộ quân đội và hải quân.
Xét về số lượng, Nga không bằng Mỹ-NATO, nhưng điều mà MỸ-NATO ngán ngại nhất là khả năng cơ động lực lượng của Quân đội Nga bằng việc cơ động hàng ngàn km với hàng chục ngàn quân và thiết bị trang bị hạng nặng mà Mỹ-NATO không bao giờ có được.
Tư lệnh NATO đã phải khâm phục, lo lắng khi nhìn thấy Nga cơ động 120 ngàn quân cùng xe tăng, xe bọc thép, lính dù, tên lửa và hậu cần bảo đảm chỉ một vài giờ gần 1.000 km, trong khi đó xe tăng Mỹ tập trận tại Ba Lan sa lầy tại các làng phải 3 ngày sau mới đến vị trí.
Trong chiến tranh hiện đại, quân đội cần "cốt tinh hơn cốt đông". Vì thế, với vũ khí trang bị hiện đại, cơ động nhanh, tổ chức thống nhất… đã khiến cho quân đội Nga rất thiện chiến, tinh nhuệ, hoàn toàn chiến ưu thế tác chiến với quân Mỹ-NATO.
Chưa tính đến việc quân đội và Hải quân Nga được biên chế những vũ khí mới đã làm thay đổi tư duy tác chiến hiện đại lên một nội dung, phương án tác chiến mới mà Mỹ-NATO không thể theo kịp.
Tại chiến trường Syria
Nga đã thi triển, thử nghiệm thành công một loạt vũ khí mới, trong đó đặc biệt là tác chiến điện tử đã buộc không quân Mỹ-NATO "ngồi nhìn" vùng trời cấm bay mà Nga đã tạo ra.
Tư lệnh không quân Mỹ đã phải công nhận trước quốc hội Mỹ rằng Nga đã "không cho không quân Mỹ hoạt động tại Syria ".
Tại Syria, Mỹ chỉ còn cách "đánh lén" quân Assad và tấn công bằng tên lửa nhưng mỗi lần như vậy Nga đều gia tăng áp lực và áp lực cuối cùng là "Nga không chỉ bắn hạ tên lửa của Mỹ mà sẽ tấn công vào máy bay, tàu chiến mang phóng nó".
Máy bay ném bom Su-34 của Không quân Nga tác chiến tại Syria.
Rõ ràng trong cuộc đối đầu với Mỹ tại Syria, Nga đang chiếm ưu thế và đang thắng như chẻ tre, điều mà quân đội Mỹ buộc phải công nhận.
Tất nhiên, không dễ gì Mỹ chịu chấp nhận kết quả như vậy, nhưng giới chính trị "diều hâu Mỹ" không phải là giới quân sự. Giới quân sự Mỹ hiểu khả năng của mình, ưu thế hay thất thế so với Nga tại Syria hơn giới chính trị Mỹ.
Như vậy, có thể nói rằng "ưu thế quân sự" huyền thoại của Mỹ đã có lâu nay thì ít nhất Nga đã đánh sập tại Syria. Còn tại châu Âu và Trung Đông, đối đầu Nga với Mỹ-NATO thì tại đây Nga cũng không ngán ngại. Nga vẫn bình tĩnh, tự tin và chủ động hơn bao giờ hết.
Đó là lý do chính vì sao mà Mỹ-NATO hung hăng, "hận" Nga đến thế khi Nga hành động tại Gruzia năm 2008 và mới đây Ukraine vụ sáp nhập Crimea… nhưng vẫn không dám động binh.
2. Sụp đổ huyền thoại "bất khả xâm phạm" của Mỹ
Tính "bất khả xâm phạm" của Mỹ là Mỹ có thể tấn công bất kỳ ai, quốc gia nào nhưng không bị đánh trả vào chính quốc. Nghĩa là lãnh thổ, vẫn yên bình không biến thành "đồ đá", người dân Mỹ, máu xương không chất đầy như những quốc gia khác khi chịu đòn tấn công của Mỹ.
Do có tính "bất khả xâm phạm" nên giới lãnh đạo chính trị, quân sự Mỹ rất hung hăng, bất chấp trong việc sử dụng vũ lực vào các quốc gia đối địch và tất nhiên, người dân Mỹ nói chung được hưởng lợi lớn từ các cuộc xâm lược của Mỹ và từ sự "bất khả xâm phạm" này.
Dân Mỹ chỉ không chịu đựng nổi khi hàng chục quan tài phủ cờ Mỹ đáp xuống sân bay mỗi ngày (Chiến tranh Việt Nam) và chắc chắn sẽ càng không chịu đựng nổi khi tên lửa, bom của địch cướp đi mạng sống và mái nhà thân yêu của họ ngay chính quê hương.
Do đó, để bảo vệ sự "bất khả xâm phạm" dân Mỹ và chính quyền Mỹ không tiếc thứ gì, điều gì… nhưng giờ đây mọi thứ thành công cốc với người Nga vì Nga đã đánh sập huyền thoại đó từ Thông điệp Liên bang của Putin ngày 1/3.
Đừng vội hiểu lầm rằng, khi Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga có 6 loại vũ khí siêu nhiên, không quốc gia nào có…, thì Nga hoàn toàn chiếm ưu thế quân sự và do vậy sẽ chiến thắng trong cuộc chiến hạt nhân.
Không phải! Phải khẳng định chắc chắn để không có sự ngộ nhận của bất kỳ ai, bên nào là nếu có một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra giữa Nga với Mỹ-NATO, bất luận ai tấn công trước thì kết quả cuối cùng là cả thế giới bị hủy diệt, không ai sống sót và tất nhiên không có kẻ nào chiến thắng.
Tiết lộ 6 vũ khí mới, Putin gửi đến Mỹ một thông điệp rằng:
"Đừng mơ tưởng Mỹ sẽ tránh được đòn trả đũa hạt nhân của Nga. Mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ đều vô giá trị trước tên lửa Nga. Bắt đầu từ đây, không chỉ vũ khí hạt nhân mà vũ khí thông thường của Nga, đồng minh Nga cũng thừa khả năng bay vào lãnh thổ Hoa Kỳ".
Tên lửa Kinzhal mới của Nga.
Chúng ta còn nhớ vụ khủng hoảng tên lửa Cu Ba khi Liên Xô đặt tên lửa hạt nhân chĩa vào Mỹ tại đó, nó khủng khiếp như thế nào. Thế nhưng, giống với tính chất vụ việc này, không những thế, mức độ nguy hiểm với Mỹ còn cao hơn gấp bội, là khi Putin tiết lộ 6 vũ khí mới.
Giờ đây, tên lửa hạt nhân hay thông thường bay vào lãnh thổ Hoa Kỳ từ mọi hướng, từ mọi khoảng cách và không thể ngăn chặn.
Người Mỹ có bàng hoàng, rã rời về thực tế phũ phàng này không? Tất nhiên rồi, và đó chính là sự sụp đổ về huyền thoại "bất khả xâm phạm" của Mỹ ngay tại chính quốc.
Còn tại nước ngoài? Lần đầu tiên kể từ chiến tranh lạnh, Tổng tham mưu trưởng LLVT Nga tuyên bố: "Nếu tên lửa Mỹ đụng đến người Nga, quân nhân Nga tại Syria thì Nga không chỉ bắn hạ nó mà còn tấn công vào nền tảng mang phóng nó như tàu chiến và máy bay".
Rõ ràng là đã đến lúc nước Mỹ đã không còn an toàn khi gây chiến với nước khác đặc biệt là nước Nga. Vậy người Mỹ sẽ lựa chọn đối xử với người Nga như thế nào?
Quả thật, tôi không thích thế giới đa cực vì trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra xung đột. Chẳng hạn, xảy ra xung đột Nga, Mỹ, dù chỉ bằng vũ khí thông thường thì thế giới sẽ tan nát huống chi vũ khí hạt nhân…
Vì lẽ đó tôi thích thế giới đơn cực hơn, nói cách khác, thế giới phải có quốc gia Bá chủ, cũng như nước phải có Vua. Tuy nhiên, Vua thì phải anh minh, quốc gia Bá chủ phải đem đến hòa bình, ổn định, phát triển cho mọi quốc gia trên thế giới...
Nếu không có một vị Vua anh minh, không có một quốc gia báo chủ nào như đã nói trên thì thế giới đa cực vẫn là sự lựa chọn tốt hơn. Điều đó có nghĩa là, quốc gia Bá chủ thế giới như Mỹ trong mấy thập kỷ qua là không xứng đáng với vai trò, trách nhiệm của mình.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Không quân Nga hủy diệt các mục tiêu của IS ở Syria.
No comments:
Post a Comment