Sunday, March 18, 2018

Báo Nga nêu giả thuyết chấn động: Chính Israel đã bắn hạ tiêm kích F-16 của mình?

Báo Nga nêu giả thuyết chấn động: Chính Israel đã bắn hạ tiêm kích F-16 của mình?
Báo Nga nêu giả thuyết chấn động: Chính Israel đã bắn hạ tiêm kích F-16 của mình?
Đặc nhiệm Nga
Đặc nhiệm Nga "xử lý" các chỉ huy chiến trường của phiến quân Syria tại Idlib: Bí hiểm?
Nga cử thêm S-400 tới Syria: Đón đánh 800 tên lửa Tomahawk Mỹ ngay trong đêm nay?
Nga cử thêm S-400 tới Syria: Đón đánh 800 tên lửa Tomahawk Mỹ ngay trong đêm nay?
Quân đội Syria tổn thất nặng nề ở Nam Damascus: Những mét chiến hào đẫm máu
Quân đội Syria tổn thất nặng nề ở Nam Damascus: Những mét chiến hào đẫm máu
Liên quan tới vụ tiêm kích F-16 bị tiêu diệt, có giả thiết cho rằng "chiếc máy bay này có thể bị chính Israel bắn hạ nhằm mục đích bào chữa cho các cuộc tấn công của mình".

Theo trang inosmi.ru (Nga), chiếc máy bay không người lái cất cánh từ lãnh thổ Syria đã xâm phạm không phận của Israel, lập lức nó bị bắn hạ và sau đó Không quân Israel tiến hành oanh kích 12 mục tiêu của Syria và Iran trên lãnh thổ Syria, bao gồm cả các đơn vị phòng không của quân đội Syria, và mất chiếc tiêm kích F-16 của mình.

Theo các nguồn tin phía Israel, đây là toàn bộ thông tin về vụ việc và trong thông báo chính thức của phía Isarel có nói rằng "những kẻ đứng đằng sau vụ tấn công kiểu này sẽ phải chịu sự trừng phạt".

Còn trong tuyên bố của phía Syria cho biết rằng sẽ không chỉ có một mà đã có tới vài máy bay Isarel bị bắn hạ để đáp trả hành động tấn công của Israel.

Bài viết trên inosmi.ru này đã đề cập tới 7 điểm nhấn trong vụ tiêm kích F-16 của Israel bị bắn hạ với những suy luận khá bất ngờ, không đề cập tới việc tại sao và từ đâu xảy ra vụ việc nói trên, mà tập trung nói tới hậu quả mà nó có thể gây ra.

Báo Nga nêu giả thuyết chấn động: Chính Israel đã bắn hạ tiêm kích F-16 của mình? - Ảnh 1.

Tiêm kích F-15I của Không quân Israel cách không xa thành phố Beer-Sheba ở phía nam Isarel. 31/12/2015.

Thứ nhất, nếu các hệ thống phòng không được triển khai tại Syria đã được sử dụng mà không thông báo và được sự cho phép của Bộ Quốc phòng Nga thì đó là điều đặc biệt nghiêm trọng.

Mặc dù tạm thời vẫn chưa rõ Bộ Quốc phòng Nga có đưa ra tuyên bố nào liên quan đến vấn đề này không, nhưng có thể thấy rõ rằng khi triển khai các hệ thống phòng thủ tại Syria, Nga ngay từ đầu đã "bật đèn xanh" và coi các chiến đấu cơ của Israel là máy bay địch.

Thứ hai, nếu vụ việc xảy ra đã được thông báo trước cho Nga thì có nghĩa là Moscow đã dùng một mũi tên bắn trúng hai đích. Một mặt, Nga cố tình gây tổn hại cho thanh danh của Israel mà đã gửi đi thông điệp rằng Israel không nên qua mặt Nga xây dựng chiến lược tại Syria. Mặt khác, Moscow đã đi một nước cờ khiến Iran càng sát lại phía mình.

Thứ ba, có thể, Nga đã nhận được thông tin về việc các lực lượng an ninh nào đã tham gia vào vụ bắn hạ chiếc máy bay của Nga ở Idlib và vì thế có thể đó là cách Nga trừng phạt các bên liên quan.

Thứ tư, một trong số những giả thiết liên quan tới vụ F-16 của Israel bị bắn hạ, có giả thiết cho rằng "chiếc máy bay này có thể bị chính Israel bắn hạ nhằm mục đích bào chữa cho các cuộc tấn công của mình". Có lẽ giả thiết này cũng đáng được quan tâm.

Báo Nga nêu giả thuyết chấn động: Chính Israel đã bắn hạ tiêm kích F-16 của mình? - Ảnh 2.

Xác chiếc tiêm kích F-16 của Israel bị bắn rơi.

Thứ năm, đương nhiên, những vụ việc này sẽ thúc đẩy hơn nữa cho nhiệm vụ bảo vệ người Kurd gốc Syria, biến họ trở thành những đối tượng khó bị xâm phạm hơn. Trong bối cảnh này, người Kurd sẽ trở thành đồng minh dễ chịu nhất đối với Mỹ và Israel, mà có thể được hai quốc gia sử dụng để chống lại sự bành trướng của Iran.

Mà cũng có thể ngay từ đầu những người Kurd được hậu thuẫn để phục vụ cho mục đích này. Và, có thể, trong thời gian tới Mỹ sẽ tiếp tục đảm bảo với Thổ Nhĩ Kỳ rằng những người Kurd gốc Syria sẽ không phương hại tới người Thổ.

Thứ sáu, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ủng hộ hay lên án bên nào để trả lời cho tín hiệu rõ ràng đang nhằm vào Iran và chính quyền Assad, mà đang bị Thổ Nhĩ Kỳ gọi là khủng bố? Hoặc chấp nhận im lặng?

Thứ bảy, Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia ngay từ đầu đã tham gia vào cuộc nội chiến tại Syria khi công khai ủng hộ liên quân do Mỹ đứng đầu, sau đó lại chạy sang phe khác và bắt đầu phối hợp hành động với Iran và Nga (Tiến trình Astana). Có thể thấy rõ rằng, từ thời điểm này Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thường xuyên bị gây hấn và bắt phải đổi bên.

Được biết ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những người ủng hộ quan điểm cho rằng động cơ của chiến dịch tại Afrin, trước tiên, xuất phát từ những tính toán chính trị trong nước. Nếu đúng như vậy thì chiến dịch này có thể mang đến những hậu quả hoàn toàn nguy hại từ quan điểm chính trị nội bộ. Những nhân vật đưa ra quyết định trên đã phân tích khá rõ xác suất này.

Nhưng, chiến dịch tại Afrin cũng có thể gia tăng sự thông cảm đối với người Kurd từ phía phương Tây vì họ đứng lên chống lại IS. Thổ Nhĩ Kỳ cần phải bàn luận cụ thể về việc điều đó có thể gây ra những hậu quả nào từ quan điểm lợi ích quốc gia và chính trị nội bộ.

Khoảnh khắc tiêm kích F-16 của KQ Israel bị bắn hạ rơi xuống đất

No comments:

Post a Comment