Kinh nghiệm "săn tên lửa Scud" khó áp dụng được ở Triều Tiên
Truy lùng các bệ phóng tên lửa là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Quân đội Mỹ nếu chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên xảy ra. Kho vũ khí này của Bình Nhưỡng có thể gây ra những thiệt hại nặng nề cho các thành phố, căn cứ không quân cũng như binh sĩ của cả Hàn Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, săn tìm các bệ phóng tên lửa từ trên không và bằng các đơn vị đặc nhiệm dưới mặt đất sẽ là một công việc cực kỳ khó khăn – điều đã được lịch sử chứng minh.
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, các đơn vị "săn tên lửa Scud" đã phát động được nhiều đợt tấn công phá hủy các giàn phóng tên lửa đạn đạo cơ động (TEL) của Tổng thống Saddam Hussein. Thế nhưng, lại có rất ít bằng chứng cho thấy chiến dịch săn lùng đó giảm được đáng kể kho tên lửa đạn đạo của Iraq.
Những đánh giá hậu chiến tranh sau này cho thấy, phần lớn các hệ thống TEL của Iraq đã không hề hấn gì, mặc dù Mỹ và đồng minh phần nào đó hạn chế được các vụ phóng tên lửa Scud trong thời điểm chiến tranh và giúp đồng minh Israel thoát khỏi các vụ tấn công từ Iraq.
Tương tự như vậy, Triều Tiên cũng có thể chọn cánh tấn công ra ngoài biên giới Hàn Quốc. Ở châu Á – Thái Bình Dương, nhận thức rõ được mối đe dọa từ Triều Tiên nên Nhật Bản thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập bị tấn công tên lửa.
Bình Nhưỡng thường xuyên tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo mà gần đây nhất là vụ phóng tháng 11/2017 bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Vụ thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên cũng diễn ra trước đó không lâu, ngày 3/9/2017 với một đầu đạn có sức công phá 280 kiloton.
27 năm sau chiến tranh vùng Vịnh, hệ thống tình báo, do thám và trinh sát (ISR) của Mỹ chắn chắn đã cải thiện. Nhưng kho tên lửa đạn đạo của Iraq thời điểm 1991 chỉ khoảng 400 quả cùng vài chục bệ phóng TEL.
Ngày nay thì khác, Triều Tiên có thể đang sở hữu tới hơn 1.000 tên lửa đạn đạo, gồm cả một số loại mà chính Mỹ cũng phải thừa nhận sẽ có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Đó là chưa kể đến việc Triều Tiên đã có hàng thập kỷ nghiên cứu các chiến dịch không quân mà Mỹ tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới và đã xây dựng được một hệ thống hầm ngầm đồ sộ cất giữ tên lửa, kể cả ở trong núi.
Một chiếc F-16 của Không quân Mỹ bay trên bầu trời phía Bắc Nhật Bản tháng 7/2017
Mỹ chưa sẵn sàng cho cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai
Nến chiến tranh xảy ra, Mỹ sẽ phải đương đầu với một đối thủ chắc chắn đã có sự chuẩn bị tốt hơn và vũ trang tốt hơn bất kỳ đối thủ nào mà Mỹ đã chạm trán cách nay vài thập kỷ. Vấn đề thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn khi Mỹ sẽ phải cần chế áp các hệ thống phòng không của Triều Tiên trước sau đó mới có thể triển khai các máy bay ISR đến tiếp cận.
Không quân và Hải quân Mỹ nhiều khả năng có thể làm được điều này nhưng chỉ với một số lượng máy bay ít hơn là đã từng huy động trong Chiến tranh vùng Vịnh, do cuộc khủng hoảng về khả năng sẵn sàng chiến đấu đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.
Mức độ sẵn sàng chiến đấu thấp không có nghĩa là Quân đội Mỹ thiếu các máy bay phục vụ cho cuộc chiến ở Triều Tiên mà là họ phải huy động thêm nhiều các chiến đấu cơ từ các địa bàn khác, chẳng hạn như từ Trung Đông – nơi vẫn đang rất cần duy trì số lượng ở mật độ cao, đặc biệt là những phi cơ làm nhiệm vụ do thám.
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor tại Căn cứ Không quân Gwangju, Hàn Quốc tháng 12/2017
Mặt khác, một cuộc chiến tranh nếu xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên cũng sẽ gây nên một áp lực cực lớn với công tác hậu cần của Quân đội Mỹ - tức khả năng di chuyển binh sĩ, vũ khí quân dụng, sơ tán dân thường và những người bị thương.
Trong khi đó, theo một bài viết trên tờ New York Times, Lầu Năm Góc hiện không có khả năng sơ tán nhanh chóng số binh lính dự kiến bị thương vong ngay trong những ngày đầu tiên tham chiến – ước tính khoảng 10.000 người, bằng 1/3 tổng số lính Mỹ bị thương trong cuộc chiến Iraq từ 2003 đến 2011.
"Khả năng sơ tán số lượng binh sĩ thương vong hàng ngày trên Bán đảo Triều Tiên là rất hạn chế. Vấn đề sẽ càng trầm trọng hơn nếu Triều Tiên phản công bằng vũ khí hóa học", New York Times dẫn thông tin từ các lãnh đạo quân sự Mỹ tham gia hoạch định kịch bản chiến tranh cho biết.
Video vụ phóng tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên ngày 28/8/2017
No comments:
Post a Comment