Friday, March 30, 2018

TT Putin "hô 1 tiếng", 8 triệu người theo: Vũ khí mới của Nga lập tức có tên độc

TT Putin
TT Putin "hô 1 tiếng", 8 triệu người theo: Vũ khí mới của Nga lập tức có tên độc
Sau một thời gian lấy ý kiến thăm dò, các vũ khí mới của Nga được Tổng thống Vladimir Putin tiết lộ trong thông điệp liên bang ngày 1/3 đã chính thức có tên gọi.

Trong thông điệp liên bang ngày 1/3, Tổng thống Vladimir Putin đã lần đầu tiên tiết lộ về một loạt vũ khí mới do Quân đội Nga phát triển và được tuyên bố là có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất của Mỹ.

Ngoài những vũ khí đã có tên gọi như tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat (NATO định danh là Satan 2) và tên lửa siêu thanh Kinzhal còn có 3 hệ thống khác chưa được đặt tên, gồm: vũ khí laser, tàu lặn không người lái với biệt danh "Ngày Tận Thế" và tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Sau một thời gian lấy ý kiến khảo sát theo chính đề xuất của Tổng thống Putin, Bộ Quốc phòng Nga ngày 22/3 đã chính thức công bố tên gọi cho 3 hệ thống vũ khí mới này.

Theo đó, vũ khí laser sẽ được đặt tên là Peresvet (theo tên của một thầy tu Nga đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Mông Cổ thế kỷ thứ 13); tàu lặn không người lái mang tên Poseidon (thần Biển trong thần thoại Hy Lạp) và Burevestnik (chim hải âu) là tên gọi cho tên lửa hành trình hạt nhân.

  • Xe tăng T-80: Niềm kiêu hãnh của Nga bị hủy hoại chỉ vì một cuộc chiến

  • Lời khen bằng "vàng" của ông Shoigu: Lá chắn thép bảo vệ căn cứ Nga ở Syria xuất sắc

  • Tuyên bố "đau lòng" về tiêm kích tàng hình Su-57 Nga của Không quân Ấn Độ

Phát biểu trên hãng thông tấn TASS, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết: "Tôi cho rằng những tên gọi đó hoàn toàn phù hợp vì chúng phải ánh đúng lĩnh vực ứng dụng và đặc tính kỹ - chiến thuật của từng loại vũ khí".

"Nhưng điều quan trọng nhất là gần 8 triệu người dân Nga đã nghe theo lời kêu gọi của Tổng tư lệnh quân đội và tham gia vào cuộc khảo sát", ông Borisov nhấn mạnh.

Trước đó, đáp lại lời đề nghị từ Tổng thống Vladimir Putin là giúp Bộ Quốc phòng Nga đặt tên cho các hệ thống vũ khí mới, nhiều người dân Nga đã đề xuất các tên gọi như "Nhà du hành vũ trụ Gagarin", "Bàn tay của Chúa" hay thậm chí là "Putin" hoặc "Vladimir".

Cuộc khảo sát lấy ý kiến người dân được thực hiện trực tuyến trên website của Bộ Quốc phòng Nga đã kết thúc lúc 20:00 (17:00 GMT) ngày thứ Năm. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga tên gọi các vũ khí mới được lựa chọn theo đề xuất của công chúng, còn trước đây Bộ Quốc phòng Nga giữ quyền đặt tên này.

Video giới thiệu tàu lặn không người lái của Nga

Nga đánh sập 2 huyền thoại Mỹ: Mức độ nguy hiểm cao hơn gấp bội và không thể ngăn chặn

Nga đánh sập 2 huyền thoại Mỹ: Mức độ nguy hiểm cao hơn gấp bội và không thể ngăn chặn
Nga đánh sập 2 huyền thoại Mỹ: Mức độ nguy hiểm cao hơn gấp bội và không thể ngăn chặn
Khi "ưu thế quân sự" và tính "bất khả xâm phạm" không còn thì Mỹ sẽ hiền hòa, cân nhắc hơn trong quan hệ quốc tế.

Tờ Bloomberg, vào ngày 8/3/2018, có bài viết nhan đề: "Thế kỷ Mỹ đã qua và nó đã qua đời tại Syria". Theo đó, thời đại Washington thống trị thế giới này đã chấm dứt. "Người Mỹ đã chết" và "đây là một cái chết bạo lực".

"Syria là nơi cái chết xảy ra và thủ phạm gây ra chính là Tổng thống Nga Putin, Tổng Tư lệnh của một quốc gia mà theo tiêu chuẩn lịch sử gần đây đã mất thời Chiến tranh lạnh".

Bloomberg lý giải: "Cuộc xung đột Syria đã tập hợp gần như toàn thể thế giới với tính chất phức tạp với nhiều thế lực.

Chính vì thế nó đã trở nên rõ ràng rằng, Mỹ đã không còn có thể giải quyết vấn đề của cuộc xung đột với một năng lực đòi hỏi cần phải có một mức độ cao của sự tập trung và chất lượng quân sự, ngoại giao cùng với các nguồn lực tài chính. Trong khi đó thì Nga đã làm được và làm tốt."

Rõ ràng bình luận của Bloomberg không sai, nhưng chỉ từ Syria thì có vẻ như là chưa đủ. Syria chưa phải là một yếu tố quan trọng trong cái chết của "thế kỷ Mỹ", dù rằng, Syria là nơi biểu hiện khá rõ nét của "thế kỷ Mỹ" như Bloomberg phân tích.

Vậy thì, khách quan, ở tầm vĩ mô, những gì đã tạo nên "Thế kỷ Mỹ đã qua"?

1. Sụp đổ huyền thoại "ưu thế quân sự"

Sau chiến tranh lạnh, Mỹ hầu như không có đối thủ cả về kinh tế lẫn quân sự. Điều đó ưu thế về quân sự Mỹ vượt trội cả về thế trận, cả về vũ khí thông thường và cả về vũ khí hạt nhân. Với ưu thế đó, Mỹ-NATO tha hồ làm mưa làm gió trên thế giới trong đó mục tiêu chủ yếu là bao vây cô lập tiến tới làm tan rã Liên bang Nga.

Mỹ-NATO hứa "NATO không tiến về phía Đông dù chỉ 1 inch", nhưng họ cứ tiến về phía Đông bằng đơn vị khoảng cách là quốc gia… khiến cho trong kỷ nguyên Gorbachev - Yeltsin nước Nga cứ lùi dần, lùi dần… đến ranh giới của sự đầu hàng thành chư hầu của Mỹ-Phương Tây – một tiền lệ chưa từng có của dân tộc Nga.

Nga đánh sập 2 huyền thoại Mỹ: Mức độ nguy hiểm cao hơn gấp bội và không thể ngăn chặn - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Boris Yeltsin (phải) và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Vladimir Putin lên cầm quyền đã kết thúc kỷ nguyên Gorbachev - Yeltsin và cú phản kháng đầu tiên là tiến hành phản công tự vệ năm 2008 vào Gruzia.

Dưới sự lãnh đạo của Putin, nước Nga đã dần bỏ ưu thế quân sự mà Mỹ-NATO áp đặt bấy lâu bằng công cuộc cải tổ, củng cố, phát triển quân đội đặc biệt chú trọng lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược để biến thành đòn răn đe cho bất cứ kẻ xâm lược nào.

Tại châu Âu để đối đầu với Mỹ-NATO

- Putin đã tái lập Quân đoàn tăng cận vệ số 1 mà sau Chiến tranh lạnh đã bị giải thể. Đội xe tăng này gồm 2 sư đoàn (Sư đoàn tăng cận vệ Tamanskaya số 2 và Sư đoàn tăng cận vệ Kantemirovskaya số 4) với tổng cộng hơn 500 chiếc xe tăng Armata T-14.

Quân đoàn xe tăng này kết hợp với Đội vệ binh vũ trang hỗn hợp số 20 (đang trong quá trình xây dựng) sẽ tạo ra các "sư đoàn xung kích" cực kỳ thiện chiến, lợi hại mà trong thế chiến thứ II phương Tây gọi là "Shock Army".

Lực lượng này theo cách gọi của Mỹ-NATO là "Lực lượng phản ứng nhanh" nhưng với Nga thì quy mô và hoạt động Shock Army Nga lớn hơn nhiều là tầm chiến dịch.

- Triển khai hệ thống tên lửa tác chiến chiến thuật Iskander-M (đã hoàn thành).

- Tăng gấp đôi số lính dù từ 36.000 lên 72.000 binh sĩ (đang trong quá trình triển khai).

- Thành lập một đội Vệ binh quốc gia: bao gồm lính thuộc Bộ Nội vụ (khoảng 170.000 quân), các thành viên của Bộ các vấn đề khẩn cấp, lực lượng cảnh sát chống bạo loạn OMON (khoảng 40.000), lực lượng phản ứng nhanh SOBR (khoảng hơn 5.000 lính).

Nga đánh sập 2 huyền thoại Mỹ: Mức độ nguy hiểm cao hơn gấp bội và không thể ngăn  chặn - Ảnh 2.

Xe tăng Nga. Ảnh minh họa.

Ngoài ra Nga còn xây dựng Trung tâm chỉ huy các chiến dịch đặc biệt và không quân bao gồm cả đơn vị đặc nhiệm "Zubr", "Rys" và "Iastreb" thành một lực lượng khoảng 250.000 lính và có thể đạt tới con số 300.000 quân trong tương lai.

- Trang bị và triển khai các máy bay chiến đấu, đánh chặn, tiêm kích, cường kích đa năng như MiG-31BM, Su-30SM, Su-35S và sẽ sớm có MiG-35 cùng tiêm kích tàng hình Su-57.

- Triển khai hệ thống phòng không S-400 và S-500 cùng hệ thống radar tầm xa.

- Trang bị mới 70% các hệ thống thiết bị mới, hiện đại, tiên tiến cho toàn bộ quân đội và hải quân.

Xét về số lượng, Nga không bằng Mỹ-NATO, nhưng điều mà MỸ-NATO ngán ngại nhất là khả năng cơ động lực lượng của Quân đội Nga bằng việc cơ động hàng ngàn km với hàng chục ngàn quân và thiết bị trang bị hạng nặng mà Mỹ-NATO không bao giờ có được.

Tư lệnh NATO đã phải khâm phục, lo lắng khi nhìn thấy Nga cơ động 120 ngàn quân cùng xe tăng, xe bọc thép, lính dù, tên lửa và hậu cần bảo đảm chỉ một vài giờ gần 1.000 km, trong khi đó xe tăng Mỹ tập trận tại Ba Lan sa lầy tại các làng phải 3 ngày sau mới đến vị trí.

Trong chiến tranh hiện đại, quân đội cần "cốt tinh hơn cốt đông". Vì thế, với vũ khí trang bị hiện đại, cơ động nhanh, tổ chức thống nhất… đã khiến cho quân đội Nga rất thiện chiến, tinh nhuệ, hoàn toàn chiến ưu thế tác chiến với quân Mỹ-NATO.

Chưa tính đến việc quân đội và Hải quân Nga được biên chế những vũ khí mới đã làm thay đổi tư duy tác chiến hiện đại lên một nội dung, phương án tác chiến mới mà Mỹ-NATO không thể theo kịp.

Tại chiến trường Syria

Nga đã thi triển, thử nghiệm thành công một loạt vũ khí mới, trong đó đặc biệt là tác chiến điện tử đã buộc không quân Mỹ-NATO "ngồi nhìn" vùng trời cấm bay mà Nga đã tạo ra.

Tư lệnh không quân Mỹ đã phải công nhận trước quốc hội Mỹ rằng Nga đã "không cho không quân Mỹ hoạt động tại Syria ".

Tại Syria, Mỹ chỉ còn cách "đánh lén" quân Assad và tấn công bằng tên lửa nhưng mỗi lần như vậy Nga đều gia tăng áp lực và áp lực cuối cùng là "Nga không chỉ bắn hạ tên lửa của Mỹ mà sẽ tấn công vào máy bay, tàu chiến mang phóng nó".

Máy bay ném bom Su-34 của Không quân Nga tác chiến tại Syria.

Rõ ràng trong cuộc đối đầu với Mỹ tại Syria, Nga đang chiếm ưu thế và đang thắng như chẻ tre, điều mà quân đội Mỹ buộc phải công nhận.

Tất nhiên, không dễ gì Mỹ chịu chấp nhận kết quả như vậy, nhưng giới chính trị "diều hâu Mỹ" không phải là giới quân sự. Giới quân sự Mỹ hiểu khả năng của mình, ưu thế hay thất thế so với Nga tại Syria hơn giới chính trị Mỹ.

Như vậy, có thể nói rằng "ưu thế quân sự" huyền thoại của Mỹ đã có lâu nay thì ít nhất Nga đã đánh sập tại Syria. Còn tại châu Âu và Trung Đông, đối đầu Nga với Mỹ-NATO thì tại đây Nga cũng không ngán ngại. Nga vẫn bình tĩnh, tự tin và chủ động hơn bao giờ hết.

Đó là lý do chính vì sao mà Mỹ-NATO hung hăng, "hận" Nga đến thế khi Nga hành động tại Gruzia năm 2008 và mới đây Ukraine vụ sáp nhập Crimea… nhưng vẫn không dám động binh.

2. Sụp đổ huyền thoại "bất khả xâm phạm" của Mỹ

Tính "bất khả xâm phạm" của Mỹ là Mỹ có thể tấn công bất kỳ ai, quốc gia nào nhưng không bị đánh trả vào chính quốc. Nghĩa là lãnh thổ, vẫn yên bình không biến thành "đồ đá", người dân Mỹ, máu xương không chất đầy như những quốc gia khác khi chịu đòn tấn công của Mỹ.

Do có tính "bất khả xâm phạm" nên giới lãnh đạo chính trị, quân sự Mỹ rất hung hăng, bất chấp trong việc sử dụng vũ lực vào các quốc gia đối địch và tất nhiên, người dân Mỹ nói chung được hưởng lợi lớn từ các cuộc xâm lược của Mỹ và từ sự "bất khả xâm phạm" này.

Dân Mỹ chỉ không chịu đựng nổi khi hàng chục quan tài phủ cờ Mỹ đáp xuống sân bay mỗi ngày (Chiến tranh Việt Nam) và chắc chắn sẽ càng không chịu đựng nổi khi tên lửa, bom của địch cướp đi mạng sống và mái nhà thân yêu của họ ngay chính quê hương.

Do đó, để bảo vệ sự "bất khả xâm phạm" dân Mỹ và chính quyền Mỹ không tiếc thứ gì, điều gì… nhưng giờ đây mọi thứ thành công cốc với người Nga vì Nga đã đánh sập huyền thoại đó từ Thông điệp Liên bang của Putin ngày 1/3.

Đừng vội hiểu lầm rằng, khi Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga có 6 loại vũ khí siêu nhiên, không quốc gia nào có…, thì Nga hoàn toàn chiếm ưu thế quân sự và do vậy sẽ chiến thắng trong cuộc chiến hạt nhân.

Không phải! Phải khẳng định chắc chắn để không có sự ngộ nhận của bất kỳ ai, bên nào là nếu có một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra giữa Nga với Mỹ-NATO, bất luận ai tấn công trước thì kết quả cuối cùng là cả thế giới bị hủy diệt, không ai sống sót và tất nhiên không có kẻ nào chiến thắng.

Tiết lộ 6 vũ khí mới, Putin gửi đến Mỹ một thông điệp rằng:

"Đừng mơ tưởng Mỹ sẽ tránh được đòn trả đũa hạt nhân của Nga. Mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ đều vô giá trị trước tên lửa Nga. Bắt đầu từ đây, không chỉ vũ khí hạt nhân mà vũ khí thông thường của Nga, đồng minh Nga cũng thừa khả năng bay vào lãnh thổ Hoa Kỳ".

Nga đánh sập 2 huyền thoại Mỹ: Mức độ nguy hiểm cao hơn gấp bội và không thể ngăn chặn - Ảnh 4.

Tên lửa Kinzhal mới của Nga.

Chúng ta còn nhớ vụ khủng hoảng tên lửa Cu Ba khi Liên Xô đặt tên lửa hạt nhân chĩa vào Mỹ tại đó, nó khủng khiếp như thế nào. Thế nhưng, giống với tính chất vụ việc này, không những thế, mức độ nguy hiểm với Mỹ còn cao hơn gấp bội, là khi Putin tiết lộ 6 vũ khí mới.

Giờ đây, tên lửa hạt nhân hay thông thường bay vào lãnh thổ Hoa Kỳ từ mọi hướng, từ mọi khoảng cách và không thể ngăn chặn.

Người Mỹ có bàng hoàng, rã rời về thực tế phũ phàng này không? Tất nhiên rồi, và đó chính là sự sụp đổ về huyền thoại "bất khả xâm phạm" của Mỹ ngay tại chính quốc.

Còn tại nước ngoài? Lần đầu tiên kể từ chiến tranh lạnh, Tổng tham mưu trưởng LLVT Nga tuyên bố: "Nếu tên lửa Mỹ đụng đến người Nga, quân nhân Nga tại Syria thì Nga không chỉ bắn hạ nó mà còn tấn công vào nền tảng mang phóng nó như tàu chiến và máy bay".

  • Lời khen bằng "vàng" của ông Shoigu: Lá chắn thép bảo vệ căn cứ Nga ở Syria xuất sắc

  • Tuyên bố "đau lòng" về tiêm kích tàng hình Su-57 Nga của Không quân Ấn Độ

  • Quân Houthi vừa bắn hạ tiêm kích F-15 Saudi Arabia bằng tên lửa "độc"?

Rõ ràng là đã đến lúc nước Mỹ đã không còn an toàn khi gây chiến với nước khác đặc biệt là nước Nga. Vậy người Mỹ sẽ lựa chọn đối xử với người Nga như thế nào?

Quả thật, tôi không thích thế giới đa cực vì trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra xung đột. Chẳng hạn, xảy ra xung đột Nga, Mỹ, dù chỉ bằng vũ khí thông thường thì thế giới sẽ tan nát huống chi vũ khí hạt nhân…

Vì lẽ đó tôi thích thế giới đơn cực hơn, nói cách khác, thế giới phải có quốc gia Bá chủ, cũng như nước phải có Vua. Tuy nhiên, Vua thì phải anh minh, quốc gia Bá chủ phải đem đến hòa bình, ổn định, phát triển cho mọi quốc gia trên thế giới...

Nếu không có một vị Vua anh minh, không có một quốc gia báo chủ nào như đã nói trên thì thế giới đa cực vẫn là sự lựa chọn tốt hơn. Điều đó có nghĩa là, quốc gia Bá chủ thế giới như Mỹ trong mấy thập kỷ qua là không xứng đáng với vai trò, trách nhiệm của mình.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Không quân Nga hủy diệt các mục tiêu của IS ở Syria.

Tuyên bố "đau lòng" về tiêm kích tàng hình Su-57 Nga của Không quân Ấn Độ

Tuyên bố
Tuyên bố "đau lòng" về tiêm kích tàng hình Su-57 Nga của Không quân Ấn Độ
Các quan chức Không Quân Ấn Độ cho rằng, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 của Nga không đáp ứng được các yêu cầu kỹ - chiến thuật cần thiết và còn thua cả F-35 và F-22 của Mỹ.

Chương trình hợp tác nghiên cứu và chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ 5 (FGFA) Su-57 giữa Nga và Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi Không quân Ấn Độ cho rằng loại máy bay này không đáp ứng được các yêu cầu kỹ - chiến thuật cần thiết.

Ngoài ra, nó còn có khả năng bị F-35 và F-22 của Mỹ "vượt mặt" - tờ Hindustan Times dẫn các nguồn tin thuộc Không quân Ấn Độ cho biết.

Theo các nguồn tin trên, giới lãnh đạo Ấn Độ không hài lòng với các tính năng của Su-57. Tuy nhiên, việc có tiếp tục chương trình FGFA nữa hay thôi sẽ phải cần tới một quyết định chính trị, dù Không quân Ấn Độ cho rằng bỏ ra một khoản ngân sách lớn đầu tư cho chương trình này là không xứng đáng.

Tuyên bố đau lòng về tiêm kích tàng hình Su-57 Nga của Không quân Ấn Độ - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 của Nga

Su-57 và nguyên mẫu T-50 là những sản phẩm của Chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Không quân Nga (PAK FA). Phiên bản xuất khẩu của nó được chế tạo dành riêng cho Không quân Ấn Độ.

Tuy nhiên, Su-57 bị cho là không đáp ứng được các yêu cầu của Không quân Ấn Độ và ngay cả trong nội bộ chính phủ Ấn Độ cũng có nhiều luồng ý kiến khác biệt về FGFA. Một số quan chức và chuyên gia đề nghị nên tiếp tục nhưng Bộ Quốc phòng Ấn Độ lại cho rằng chương trình này "đắt đỏ quá mức".

  • Máy bay chiến đấu Nga ở Syria: Tăng đột biến tùy thời, Su-57 "nghênh ngang" giữa ban ngày

  • F-35 có thể đánh bại Su-57 mà không tốn một viên đạn: Tại sao?

  • Sức mạnh Su-57 - Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Nga vừa "thử lửa" tại Syria

Một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Ấn Độ thừa nhận, họ đang "nghiêm túc cân nhắc hiệu quả thu được" từ khoản đầu tư cho Su-57. Hợp đồng tài trợ cho nghiên cứu và phát triển FGFA ước tính đã là 4 tỷ USD.

Tháng 8/2017, Ủy ban Nội vụ của Bộ Quốc phòng Ấn Độ đưa ra đề xuất mua một lô gồm 108 chiếc Т-50/FGFA sản xuất chung với Nga. 

Trước đó, nhiều bản tin truyền thông thậm chí còn cho biết, Ấn Độ sẵn sàng mua tới hơn 200 chiếc.

Thời gian trước đây, cũng đã xuất hiện những thông tin cho rằng Ấn Độ sẽ rút khỏi chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ 5 này với Nga. 

Theo Defense News, Ấn Độ bày tỏ lo ngại về tình trạng lạc hậu của công nghệ trang bị cho Su-57 cũng như sản phẩm triển vọng này không thể cạnh tranh được với F-35 của Mỹ.

Cuối tháng 2/2018, Quân đội Nga đã cho triển khai 2 chiếc Su-57 tới Syria để "kiểm tra các khả năng chiến đấu" nhưng cũng nhanh chóng rút về chỉ sau đúng 2 ngày.

Tiêm kích tàng hình Su-57 phô diễn khả năng nhào lộn

Quân Houthi vừa bắn hạ tiêm kích F-15 Saudi Arabia bằng tên lửa "độc"?

Quân Houthi vừa bắn hạ tiêm kích F-15 Saudi Arabia bằng tên lửa
Quân Houthi vừa bắn hạ tiêm kích F-15 Saudi Arabia bằng tên lửa "độc"?
Trong đoạn video vừa được truyền thông phiến quân Houthi công bố cho thấy một máy bay chiến đấu đã bị bắn trúng bởi một quả tên lửa. Dường như đây là 1 chiếc tiêm kích F-15.

South Front dẫn nguồn tin từ truyền thông của phiến quân Houthi cho biết chiếc máy bay này dường như bị 1 quả tên lửa R-27T được sản xuất từ thời Liên Xô bắn trúng. Trước đó, hồi tháng 11 năm ngoái, liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu phát hiện rằng phiến quân Houthi đã cố gắng hoán cải tên lửa không đối không R-27T thành phiên bản tên lửa đất đối không.

Quân Houthi vừa bắn hạ tiêm kích F-15 Saudi Arabia bằng tên lửa độc? - Ảnh 1.

Tên lửa R-27T vừa được phiến quân sử dụng để ngắm bắn vào chiếc máy bay không xác định trên

Tên lửa R-27T sử dụng đầu dò hồng ngoại, có khả năng bắn và quên, nhờ vậy nó dễ dàng hoán cải thành tên lửa đất đối không.

  • Kh-47M2 Kinzhal không phải là tên lửa hành trình như Nga vẫn công bố?

  • Các nhà sản xuất vũ khí Đông Âu - Trung Á "vớ bẫm": Mỹ sẽ tiếp tục chuyển lửa vào Syria

  • Tiêm kích nhẹ Yak-130 Nga muốn bán cho Việt Nam vừa lập kỷ lục mới

Tầm bắn của dòng tên lửa này là 70km khi phóng từ trên không, tuy nhiên, nếu phóng từ mặt đất thì chắc chắn tầm bắn sẽ giảm xuống tương đối.

Hiện nay liên minh do Saudi Arabi dẫn đầu chưa bình luận gì về vụ việc này, dường như chiếc máy bay tiêm kích (được cho là F-15) đã cố gắng quay về căn cứ thành công hoặc đã rơi xuống đất ở trong khu vực liên minh kiểm soát.

Đây là lần thứ 2 phiến quân Houthi công bố đã bắn trúng tiêm kích F-15 của Không quân Hoàng gia Saudi Arabia trên vùng trời Yemen kể từ đầu năm đến nay. Trước đó, hôm 08/01//2018, phiến quân Houthi cũng tuyên bố đã bắn trúng 1 máy bay tiêm kích F-15 trên vùng trời thành phố Sanaa, Yemen.

Tiêm kích F-15 Saudi Arabia bị bắn rơi

Kéo pháo lên dãy Lưỡi Cái, cắt đứt đường 1: Số phận Thừa Thiên Huế đã được định đoạt

Kéo pháo lên dãy Lưỡi Cái, cắt đứt đường 1: Số phận Thừa Thiên Huế đã được định đoạt
Kéo pháo lên dãy Lưỡi Cái, cắt đứt đường 1: Số phận Thừa Thiên Huế đã được định đoạt
Ngay lập tức, trận địa pháo được triển khai. Sau vài loạt bắn, giao thông trên đường 1 trở nên hỗn loạn. Hàng đoàn xe từ Huế chạy về Đà Nẵng bị ùn lại, cuống cuồng quay đầu về Huế.

Sau quyết định lật cánh của Bộ Tư lệnh Mặt trận Trị - Thiên chuyển hướng tiến công chủ yếu từ Tây Bắc xuống Tây Nam Huế, một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải cô lập được Huế.

Và giải pháp được lựa chọn là cắt đứt đường số 1, đồng thời phong tỏa cửa Thuận An, cửa Tư Hiền; trong đó cắt đứt đường số 1 là ưu tiên hàng đầu.

Trên mặt trận Trị Thiên, sau những nỗ lực của đợt 1 chiến dịch và hiệu ứng từ sự sụp đổ dây chuyền của Quân khu 2 Việt Nam cộng hòa (VNCH), Bộ Tư lệnh quân đoàn 1 VNCH quyết định lùi về củng cố tuyến phòng ngự từ sông Mỹ Chánh trở vào.

Tử thủ và quyết thắng

Ngày 19.3.1975, chớp thời cơ địch rục rịch rút quân, Đại đội xe tăng 7, Lữ đoàn 203 cùng bộ đội địa phương nhanh chóng truy kích địch và giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị.

Tướng Ngô Quang Trưởng - Tư lệnh Quân đoàn 1 VNCH vội bay ra Hướng Điền bàn kế hoạch giữ Thừa Thiên Huế. Y tuyên bố: "Tôi sẽ chết trên đường phố Huế. Quân Giải phóng (QGP) phải bước qua xác tôi mới vào được cố đô này".

Trước tình hình này, tại Tổng hành dinh, sau khi trao đổi với các tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp hạ quyết tâm mở trận tiến công lớn, tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên - Huế.

Ông kể: "Tôi chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu đôn đốc Quân khu Trị - Thiên gấp rút đưa lực lượng xuống đồng bằng, lệnh cho Quân đoàn II nhanh chóng cắt đứt đường số 1, không cho địch rút về co cụm ở Đà Nẵng". Thời hạn ông đưa ra cho Quân đoàn 2 phải cắt đứt đường số 1 vào ngày 21.3.1975.

Kéo pháo lên dãy Lưỡi Cái, cắt đứt đường 1: Số phận Thừa Thiên Huế đã được định đoạt - Ảnh 1.

Pháo binh Việt Nam. Ảnh minh họa.

Thời điểm này, lực lượng phía VNCH bảo vệ tuyến đường 1A gồm có Lữ đoàn 258 Thủy quân lục chiến, Liên đoàn 915 Biệt động quân, 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 1, Lữ đoàn 914 bảo an... Nhìn chung, lực lượng khá mạnh, được tổ chức theo kiểu phòng ngự khu vực với hệ thống công sự, vật cản tương đối vững chắc.

Về phía Quân giải phóng, một số đơn vị vẫn còn đang cơ động từ Quảng Trị vào sau quyết định lật cánh của Bộ Tư lệnh mặt trận.

Riêng với Sư đoàn 325 - đơn vị chủ công ở hướng Tây Nam vốn chỉ còn 2 trung đoàn bộ binh 18 và 101 cùng Trung đoàn pháo binh 84 (do Trung đoàn 95 đã được điều đi tăng cường cho Mặt trận Tây Nguyên) thì Trung đoàn 101 vẫn còn một bộ phận chưa vào đến vị trí mới.

Mặc dù vậy, chấp hành mệnh lệnh cấp trên Bộ Tư lệnh quân đoàn vẫn lệnh cho Sư đoàn 325 bằng mọi cách phải thực hiện được chỉ thị của Tổng Tư lệnh.

Căn cứ vào địa hình, địa thế khu vực đoạn quyết chiến đánh cắt đường số 1 được lựa chọn là đoạn đường số 1 kẹp giữa đầm Cầu Hai và dãy Bạch Mã. Đầm Cầu Hai là đầm nước lợ có diện tích lên đến 164 km2, có chiều dài trên dưới 60 km theo hướng Bắc - Nam. Còn Bạch Mã là một nhánh của dãy Trường Sơm đâm ra phía biển Đông mà nơi nó vươn xa nhất là đèo Hải Vân.

Nằm kẹp giữa một bên đầm nước, một bên núi cao là dải đồng bằng nhỏ hẹp thuộc địa phận hai huyện Hương Thủy và Phú Lộc của Thừa Thiên Huế. Đường số một như một sợi chỉ mỏng manh len lỏi giữa dải đồng bằng đó.

Nhận thức được sự hiểm yếu và tầm quan trọng của đoạn đường 1 đi qua khu vực này, phía VNCH đã tổ chức chiếm giữ một loạt các điểm cao thuộc dãy Bạch Mã, hình thành nên tuyến phòng thủ phía tây đường khá vững chắc.

Cụ thể, trên các điểm cao 560, 940, 520, Lộc Điền, Dàn Bò (366) do Tiểu đoàn 61 Biệt động quân chiếm giữ, sở chỉ huy ở điểm cao 560. Dãy Kim Sắc do Tiểu đoàn 60 Biệt động quân chốt giữ. Điểm cao 363 do Tiểu đoàn 8 Thủy quân lục chiến cùng một trung đội pháo 105 chốt giữ...

Để làm chủ được đoạn đường số 1 này, phía QGP không còn cách nào khác ngoài việc phá vỡ hệ thống phòng thủ đó.

Kéo pháo lên núi Lưỡi Cái, cắt đứt đường số 1

Với lực lượng đang có trong tay, việc chọc thủng tuyến phòng ngự phía Tây đường số 1 không hề dễ dàng. Ngoài ra, nếu địch cầm cự cố thủ thì thời hạn cắt đứt đường số 1 sẽ bị chậm trễ.

Một giải pháp táo bạo được đưa ra: kéo pháo lên núi Lưỡi Cái. Tư lệnh Nguyễn Hữu An nhớ lại: "Việc cắt đứt đường số 1, bộ binh không đủ thời gian tới đó được, tôi đốc anh Phạm Minh Tâm- Tư lệnh Sư đoàn 325 đưa thật gấp một số đơn vị pháo tới sườn dãy núi Lưỡi Cái làm trận địa ngắm bắn trực tiếp xuống đường số 1".

Kéo pháo lên dãy Lưỡi Cái, cắt đứt đường 1: Số phận Thừa Thiên Huế đã được định đoạt - Ảnh 2.

Bộ đội ta tiến vào Huế, hai bên đường là những vũ khí, phương tiện quân VNCH bỏ lại. Ảnh tư liệu.

Dãy núi Lưỡi Cái cũng là một nhánh của dãy Bạch Mã, có độ cao tới 863 mét, cách đường số 1 khoảng 3 km.

Đưa được pháo lên đây làm trận địa ngắm bắn trực tiếp không chỉ khống chế được một đoạn đường số 1 mà còn có thể bắn trực tiếp vào dãy Kim Sắc và các điểm cao trong hệ thống phòng ngự phía Tây đường số 1 của VNCH. Hơn thế nữa, pháo đặt ở đây còn có thể khống chế cửa Tư Hiền và trận địa pháo ở Mũi Né.

  • "Tia chớp" Molniya: Tàu tên lửa tấn công nhanh thêm cánh cùng Pantsir-M

  • Tàu hộ vệ Pohang "biếu tặng" là bước đệm để chiến hạm hiện đại Hàn Quốc vào biên chế HQVN?

  • "Nồi hầm" Harasta ở Đông Ghouta sẽ sạch bóng phiến quân: Bước ngoặt quyết định vừa xảy ra

Vấn đề đặt ra là làm sao đưa được pháo lên đó khi không có đường cơ giới - trong khi dốc lại cao, có chỗ lên đến 40 độ? Và câu trả lời là: Sức người! Ở Điện Biên Phủ các bậc tiền bối đã làm được, lẽ nào hậu thế lại bó tay.

Và thế là hơn 20 km đường mới được mở. Xe cơ giới kéo pháo theo đường 14 B (nay là đường 591 nối La Sơn với Khe Tre) đến lưng chừng Động Truồi rẽ theo đường mới đến chân dãy Lưỡi Cái thì được tháo ra khỏi xe.

Từ đây, mỗi khẩu pháo được hàng trăm bàn tay chiến sĩ chăm sóc. Người chỉ huy, người kéo, người đẩy, người chèn... Có một cái khó là để giữ bí mật, các chiến sĩ kéo pháo không được "hò dô ta" mà chỉ được đếm nhẩm theo hiệu lệnh phất khăn mặt trắng của người chỉ huy.

Kết quả, trong ngày 20.3.1975, Trung đoàn 84 với sự hỗ trợ của các đơn vị bạn đã đưa được 12 khẩu pháo các loại, trong đó có cả pháo nòng dài 122mm, 85 mm, pháo cao xạ 37 mm hai nòng cùng hàng chục dàn DKB lên dãy Lưỡi Cái.

Kéo pháo lên dãy Lưỡi Cái, cắt đứt đường 1: Số phận Thừa Thiên Huế đã được định đoạt - Ảnh 4.

Bãi xác xe pháo Quân lực VNCH tại Huế bị phá hủy bởi pháo binh Quân Giải phóng.

Ngay lập tức, trận địa bắn được triển khai. Sau vài loạt bắn, giao thông trên đường số 1 trở nên hỗn loạn. Hàng đoàn xe từ Huế chạy về Đà Nẵng bị ùn lại, cuống cuồng quay đầu về Huế. Đường số 1 tuy chưa bị cắt đứt hoàn toàn song đã bị khống chế bằng hỏa lực.

Kéo pháo lên dãy  Lưỡi Cái, cắt đứt đường 1: Số phận Thừa Thiên Huế đã được định đoạt - Ảnh 5.

Ngày 21.3.1975, cũng từ trận địa này, pháo binh lại chi viện đắc lực cho Trung đoàn 18 đánh chiếm các điểm cao 494, 520, 560... và Trung đoàn 101 đánh chiếm các điểm cao 310, 320, dãy Kim Sắc...

Hệ thống phòng thủ Tây đường số 1 bị chọc thủng ở những điểm xung yếu nhất nhanh chóng sụp đổ. Đến 10 giờ 30 ngày 22.3.1975, Sư đoàn 325 đã làm chủ đoạn đường số 1 từ Bạch Thạch đến Dàn Bò với chiều dài khoảng 4 km.

Đường số 1 bị chặn hoàn toàn, mối liên hệ giữa cánh Bắc với cánh Nam Quân khu 1 VNCH bị cắt đứt, Huế như "trứng để đầu đẳng" và kết cục như thế nào không cần nói ai cũng biết!

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong cuốn "Tổng hành dinh trong mùa Xuân đại thắng"- Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và "Chiến trường mới"- Hồi ký của Thượng tướng Nguyễn Hữu An).

Tàu hộ vệ Pohang "biếu tặng" là bước đệm để chiến hạm hiện đại Hàn Quốc vào biên chế HQVN?

Tàu hộ vệ Pohang
Tàu hộ vệ Pohang "biếu tặng" là bước đệm để chiến hạm hiện đại Hàn Quốc vào biên chế HQVN?
Cơ sở dữ liệu mới cập nhật của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI cho biết Hàn Quốc tặng Việt Nam 1 tàu hộ vệ Pohang đã qua sử dụng.

Mặc dù báo cáo của SIPRI mới chỉ cập nhật thông tin trên, tuy nhiên từ năm 2017 một số hãng thông tấn và diễn đàn quân sự nước ngoài (trong đó có cả trang Sputnik tiếng Việt) đã đăng tải hình ảnh chiếc tàu hộ vệ Pohang về tới Việt Nam và được đánh số hiệu mới là 18.

Sự kiện này đánh dấu "bước đi lịch sử" của Hải quân Việt Nam, khi lần đầu tiên kể từ thời điểm Liên Xô sụp đổ chúng ta được nhận chiến hạm đúng nghĩa do nước ngoài trao tặng. Cần lưu ý thêm rằng trước tàu Pohang thì Việt Nam chỉ được viện trợ tàu tuần tra dành cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển.

Không loại trừ khả năng trong tương lai ngoài chiếc tàu hộ vệ lớp Pohang và tàu CSB 8003, Hải quân cùng với Cảnh sát biển Việt Nam sẽ tiếp tục được Hàn Quốc tặng tàu chiến hoặc tàu tuần tra đã qua sử dụng, do nhu cầu của chúng ta đối với việc thay thế những chiếc Petya đã cũ và mở rộng quy mô đội tàu chấp pháp là rất cấp thiết.

Tàu hộ vệ Pohang biếu tặng là bước đệm để chiến hạm hiện đại Hàn Quốc vào biên chế HQVN? - Ảnh 1.

Tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang Flight III Hàn Quốc tặng Việt Nam. Ảnh: Sputnik tiếng Việt.

Không chỉ tàu chiến cũ, triển vọng để Hàn Quốc nhận được các hợp đồng đóng mới đi kèm chuyển giao công nghệ sản xuất chiến hạm hiện đại cho Hải quân Việt Nam trong tương lai là viễn cảnh đang được nhắc đến.

Việt Nam hiện đang tìm kiếm một lớp tàu hộ vệ tên lửa cỡ 2.000 tấn hiện đại, trang bị vũ khí mạnh, có kết cấu module tiên tiến và quan trọng nhất là phía đối tác sẵn sàng trợ giúp kỹ thuật để chúng ta có thể chế tạo tại chỗ.

Một số ứng viên tiềm năng trong quá khứ như Gepard 3.9 hay SIGMA 9814 đang dần trở nên xa vời vì nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, ví dụ như vướng mắc về kỹ thuật, thiết kế chưa đảm bảo yêu cầu, hay khó khăn trong việc tự tích hợp vũ khí, khí tài có nguồn gốc từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Tàu hộ vệ Pohang biếu tặng là bước đệm để chiến hạm hiện đại Hàn Quốc vào biên chế HQVN? - Ảnh 2.

Thủy thủ đoàn khu trục hạm lớp Chungmugong Yi Sun-sin xếp hình số 25 cùng quốc kỳ Việt Nam - Hàn Quốc nhằm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Trong tình cảnh trên, thiết nghĩ Việt Nam cần mạnh dạn tìm kiếm một địa chỉ mới và Hàn Quốc nên được xem là ứng viên sáng giá. Quốc gia Đông Bắc Á này có nền công nghiệp đóng tàu phát triển hàng đầu thế giới, thiết kế chiến hạm của họ rất tiên tiến, thời gian thi công cực nhanh và quan trọng hơn cả là sẵn sàng trợ giúp công nghệ lẫn kỹ thuật cho đối tác.

  • Nga cân nhắc lập vùng cấm bay tại Syria, thời khắc đối đầu trực tiếp với Mỹ đã cận kề?

Ngay trong khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc đã trúng thầu hợp đồng đóng mới khinh hạm 3.000 tấn lớp Incheon cho Hải quân Philippines, đóng và hỗ trợ công nghệ sản xuất khinh hạm DW-3000F cho Hải quân Thái Lan cùng với tàu ngầm Type 209 cho Hải quân Indonesia.

Học tập bạn bè trong khối ASEAN để hướng sự quan tâm sang tàu chiến mặt nước của Hàn Quốc có lẽ là lựa chọn không tồi, thậm chí không quá khi nói rằng đây thực sự là một phương án tốt.

Băn khoăn cuối cùng về chất lượng của khung vỏ cũng như vũ khí tích hợp trên tàu sẽ được đánh giá sau quá trình sử dụng chiếc Pohang hay CSB 8003. Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi thì những con tàu cũ này có thể sẽ trở thành người mở lối để tàu quân sự xuất xứ Hàn Quốc gia nhập biên chế Hải quân Việt Nam.

Khu trục hạm Dae Joyeong (DDH 977) thuộc lớp Chungmugong Yi Sun-sin của Hải quân Hàn Quốc

Tuần dương hạm Kirov Nga "đấu đầu" với Ticonderoga Mỹ: Cái kết đầy bất ngờ?

Tuần dương hạm Kirov Nga
Tuần dương hạm Kirov Nga "đấu đầu" với Ticonderoga Mỹ: Cái kết đầy bất ngờ?
Theo giới chuyên gia Nga, mặc dù trang bị nhiều vũ khí nhưng trước khi được hiện đại hóa sâu rộng, tàu Peter Đại đế vẫn sẽ yếu thế trước bất cứ đối thủ ngang cơ nào từ Mỹ.

Tuần dương hạm hạt nhân mang Peter Đại đế (lớp Kirov) sẽ là chiếc tàu đầu tiên được Nga trang bị tên lửa siêu vượt âm Tsirkon (hay Zircon), biến nó trở thành pháo đài nổi bất khả xâm phạm.

Tuần dương hạm hạt nhân mang Peter Đại đế sẽ là chiếc tàu đầu tiên được Nga trang bị tên lửa siêu vượt âm Tsirkon (hay Zircon), biến nó trở thành pháo đài nổi bất khả xâm phạm.

Tuy nhiên, đây có thực sự là chiến hạm đáng gờm nhất trên biển hay không? Bài viết trên tờ Russia Beyond the Headlines đã đi tìm đáp án cho câu hỏi này.

Tuần dương hạm Kirov Nga đấu đầu với Ticonderoga Mỹ: Cái kết đầy bất ngờ? - Ảnh 1.

Tuần dương hạm Peter Đại đế. Ảnh: periskop.livejournal.com

Theo đó, vào năm 2019, tuần dương hạm hạt nhân mang tên lửa Peter Đại đế sẽ trở về cảng để trải qua một chu trình hiện đại hóa toàn diện và tiếp nhận các hệ thống vũ khí mới nhất.

Peter Đại đế là chiến hạm chủ lực nhằm trong danh sách các "ứng viên" được trang bị Tsirkon – tên lửa siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới.

Con tàu có lượng giãn nước 25.600 tấn, dài 250m và rộng 28.5m. Cần tới khoảng 760 người để vận hành và duy trì hoạt động cho con quái vật biển khổng lồ này.

Theo ông Dmitri Safonov, cựu chuyên gia phân tích quân sự tại tờ Izvestia, tàu Peter Đại đế "được trang bị nhiều hệ thống vũ khí, như 20 ống phóng để triển khai tên lửa chống tàu Granit, hệ thống phòng thủ S-300, các hệ thống phòng không Kinjal và Kortik".

Các tàu tuần dương thuộc đề án này (1144 Orlan) là các tàu hạt nhân duy nhất của Hải quân Nga được trang bị hệ thống động lực có khả năng đạt tới tổng công suất trên 100 Megawatt.

Nga hiện đang đóng thêm các tàu chiến và tàu phá băng hạt nhân mới để phục vụ kế hoạch mở rộng Tuyến đường Biển Bắc. Trong tương lai, hệ thống động lực của chúng sẽ có tổng công suất lớn hơn tàu Peter Đại đế.

Sức mạnh tuần dương hạm Peter Đại đế. Nguồn:  LA MAGRA/You Tube

Có phần lép vế trước tuần dương hạm Mỹ...

Theo giới chuyên gia Nga, mặc dù trang bị nhiều vũ khí nhưng trước khi được hiện đại hóa sâu rộng, tàu Peter Đại đế vẫn sẽ yếu thế trước bất cứ đối thủ ngang cơ nào từ Mỹ.

"Hiện nay, Hải quân Mỹ được trang bị tuần dương hạm tên lửa lớp Ticonderoga. Con tàu này, giống như các thủy thủ thường ví von, là đến một quả táo rơi cũng không lọt, bởi nó được lắp đặt đầy ắp các loại vũ khí" – chuyên gia quân sự của hãng tin TASS Victor Litovkin cho hay.

Hiện Hải quân Mỹ có 22 tàu loại này. Chúng có lượng giãn nước 9.800 tấn, thấp hơn 2,5 lần so với tàu Peter Đại đế. Tuy nhiên, mỗi tàu có thể mang tới 122 tên lửa các loại, từ SM-2, SM-3 cho tới SM-6, cũng như tên lửa hành trình Tomahawk - loại có sức mạnh ngang ngửa dòng Kalibr "sát thủ" của Nga.

Tuần dương hạm Kirov Nga đấu đầu với Ticonderoga Mỹ: Cái kết đầy bất ngờ? - Ảnh 3.

Tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ. Ảnh: Reuters

"Ngoài ra, các tàu của Mỹ có 8 ống phóng để triển khai tên lửa chống tàu và các cụm pháo cỡ lớn để tiêu diệt mục tiêu bay thấp. Vì thế, kích cỡ không phải là yếu tố quan trọng, cái chính là được trang bị các hệ thống công nghệ cao" - ông Litovkin nói.

Lợi thế then chốt của tàu lớp Ticonderoga trước tàu Peter Đại đế là có tầm bắn vũ khí lớn hơn và được trang bị tên lửa hành trình.

Trong khi đó, phải tới năm 2019, sau quá trình hiện đại hóa, tàu Peter Đại đế mới được trang bị tên lửa hành trình Tsirkon.

"Mỹ còn dự định tiến hành chương trình hiện đại hóa và tái trang bị vũ khí hiện đại cho các tàu tên lửa của họ. Tuy nhiên, Tổng thống và Quốc hội Mỹ vẫn phải quyết định xem nên dành 300 tỷ USD ước tính cho chương trình hiện đại hóa hải quân hay đóng tàu chiến mới" - ông Litovkin cho hay.

Theo vị chuyên gia, trong lúc Mỹ đang suy nghĩ về điều này, Nga sẽ nhân cơ hội xây dựng tàu chiến mạnh nhất thế giới, một con tàu được trang bị tên lửa hành trình và siêu vượt âm.

.... nhưng khiến khu trục hạm Anh phải "bó tay" nếu có Tsirkon

Khác với những nhận định có vẻ thận trọng về tuần dương hạm Mỹ, ông Litovkin cho rằng, sau khi tàu Peter Đại đế được hiện đại hóa và trang bị các tên lửa siêu vượt âm Tsirkon thì thậm chí một tàu chiến cỡ lớn độc đáo và hiện đại như khu trục hạm lớp Daring của Hải quân Hoàng gia Anh cũng không thể đối phó được nó.

Hiện tàu khu trục lớp Daring được đánh giá là lớp tàu có công nghệ tiên tiến nhất của Hải quân Hoàng gia Anh, chỉ sau tàu sân bay.

Khác với tàu Peter Đại đế và lớp Ticonderoga, các tàu khu trục Type 45 lớp Daring không được trang bị tên lửa chống tàu và tấn công mặt đất do mục tiêu hoạt động chính của nó trên biển là bảo vệ các tàu hải quân khác trước các đợt tấn công đường không.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu muốn, Hải quân Anh vẫn có thể sửa đổi tàu Daring để trang bị tên lửa hành trình Tomahawk.

Tuần dương hạm Kirov Nga đấu đầu với Ticonderoga Mỹ: Cái kết đầy bất ngờ? -  Ảnh 4.

Tàu khu trục HMS Daring của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Global Look Press

"Daring là một trong những lớp tàu chiến mới nhất được chế tạo trong thế kỷ 21. Về mặt công nghệ, nó đi trước tàu của chúng ta (Nga) và tàu của Mỹ nhờ hệ thống máy tính và radar tiên tiến" - ông Safonov nói.

Bên cạnh đó, theo ông Safonov, tàu lớp Daring được trang bị hệ thống phòng không có khả năng theo dõi cùng lúc 1.000 mục tiêu ở cự ly 250 dặm và bắn hạ đồng thời 16 mục tiêu trong số này.

"Tàu lớp Daring trang bị 48 tên lửa với tầm tấn công 75 dặm. Nhờ có những vũ khí này, cũng như thiết kế đặc biệt mà Daring là phương tiện hoàn hảo để bảo vệ tàu sân bay trước các tàu chiến và tàu ngầm tấn công của đối phương, cũng như là một phương tiện không thể thay thế để thực hiện các nhiệm vụ do thám, trinh sát" - ông Safonov kết luận.

"Nồi hầm" Harasta ở Đông Ghouta sẽ sạch bóng phiến quân: Bước ngoặt quyết định vừa xảy ra

"Nồi hầm" Harasta ở Đông Ghouta sẽ sạch bóng phiến quân: Bước ngoặt quyết định vừa xảy ra
Chặn Mỹ đánh Syria, Nga 3 lần ra tay phá phe thánh chiến tấn công hóa học
Chặn Mỹ đánh Syria, Nga 3 lần ra tay phá phe thánh chiến tấn công hóa học
Lính Anh tiêu diệt chỉ huy IS bằng một viên đạn  từ cự ly 1.500m
Lính Anh tiêu diệt chỉ huy IS bằng một viên đạn từ cự ly 1.500m
Nhóm thánh chiến mạnh nhất Đông Ghouta lật lọng, tấn công quân đội Syria ở Douma
Nhóm thánh chiến mạnh nhất Đông Ghouta lật lọng, tấn công quân đội Syria ở Douma
Chiến dịch Thép Damacus ở Đông Ghouta đã được 1 tháng với kết quả đột phá là một trong 3 cứ điểm của lực lượng đối lập buông vũ khí và bàn giao cho chính phủ.

Trong ngày hôm nay, theo nguồn tin của các nhà báo Syria tại Istanbul: "Đã đàm phán thành công cho khu vực Harasta - Đông Ghouta ". Liên lạc với đại diện lực lượng đối lập tại Harasta, phóng viên Reuters cũng nhận được xác nhận tương tự.

Thỏa thuận sẽ được thực hiện giữa Quân đội Syria và nhóm đối lập Ahrar al-Sham ở Harasta như sau:

Các chiến binh bị thương sẽ được di tản vào ngày mai 22/3/2018. Sau đó một vài ngày, các chiến binh còn lại và gia đình sẽ được chuyển tới Idlib.

Hiện tại trong nội bộ của Ahrar al-Sham đang có một số chiến binh chống lại việc di chuyển, và lãnh đạo của nhóm trong ngày hôm nay đã quyết định đốt trụ sở của nhóm và phá huỷ một số trang bị hạng nặng để các chiến binh phản đối không thể lợi dụng cản trở tiến trình rút về tỉnh Idlib của nhóm.

Nồi hầm Harasta ở Đông Ghouta sẽ sạch bóng phiến quân: Bước ngoặt quyết định vừa xảy ra - Ảnh 1.

Mặt trận Đông Ghouta - 3 cụm cứ điểm phòng thủ còn lại.

Hôm 20/3 một số chiến binh cố gắng phá vỡ đàm phán bằng cách phản kích vào vị trí của quân đội chính phủ nhưng bất thành.

Tiến trình đàm phán bắt đầu từ ngày 18/3 khi Lãnh đạo của Ahrar al-Sham (JTS) tại Idlib ra lệnh cho chi nhánh ở Harasta đàm phán ngừng bắn với Nga theo sự đảm bảo của Thổ Nhĩ Kỳ, đàm phán căng thẳng tại Istanbul diễn ra với các yêu cầu tiên quyết như sau:

1. Các nhóm vũ trang phải để lại toàn bộ vũ khí hạng nặng, các chiến binh chỉ được mang vũ khí hạng nhẹ để rút khỏi đây.

2. Các chiến binh chỉ được mang theo một số tiền nhất định cho bản thân và gia đình, đặc biệt là phải là tiền Syria chứ không được mang ngoại tệ.

3. Các nhóm chiến binh chỉ có lựa chọn duy nhất là tỉnh Idlib chứ không được chọn các khu vực khác ở Syria.

4. Thoả thuận này đi kèm với các điều kiện tương đương di chuyển người bệnh, người bị thương tại hai làng Fuah và Kefrayah theo chính phủ đang bị lực lượng đối lập bao vây tại tỉnh Idlib.

Chiến dịch Thép Damacus đã được 1 tháng, đánh dấu bằng một trong 3 cứ điểm của lực lượng đối lập phải buông vũ khí và bàn giao cho chính phủ. Hiện tại ở hai cứ điểm còn lại hai nhóm Jaysh al-Islam và Faylaq al-Rahman đang cố gắng phản kích để có trọng lượng hơn trên vòng đàm phán.

Tuesday, March 20, 2018

"So găng" tuần dương hạm lớp Kirov và Ticonderoga: Nga tự nhận yếu thế trước Mỹ

"So găng" tuần dương hạm lớp Kirov và Ticonderoga: Nga tự nhận yếu thế trước Mỹ
Theo giới chuyên gia Nga, mặc dù trang bị nhiều vũ khí nhưng trước khi được hiện đại hóa sâu rộng, tàu Peter Đại đế vẫn sẽ yếu thế trước bất cứ đối thủ ngang cơ nào từ Mỹ.

Tuần dương hạm hạt nhân mang Peter Đại đế (lớp Kirov) sẽ là chiếc tàu đầu tiên được Nga trang bị tên lửa siêu vượt âm Tsirkon (hay Zircon), biến nó trở thành pháo đài nổi bất khả xâm phạm.

Tuần dương hạm hạt nhân mang Peter Đại đế sẽ là chiếc tàu đầu tiên được Nga trang bị tên lửa siêu vượt âm Tsirkon (hay Zircon), biến nó trở thành pháo đài nổi bất khả xâm phạm.

Tuy nhiên, đây có thực sự là chiến hạm đáng gờm nhất trên biển hay không? Bài viết trên tờ Russia Beyond the Headlines đã đi tìm đáp án cho câu hỏi này.

So găng tuần dương hạm lớp Kirov và Ticonderoga: Nga tự nhận yếu thế trước Mỹ - Ảnh 1.

Tuần dương hạm Peter Đại đế. Ảnh: periskop.livejournal.com

Theo đó, vào năm 2019, tuần dương hạm hạt nhân mang tên lửa Peter Đại đế sẽ trở về cảng để trải qua một chu trình hiện đại hóa toàn diện và tiếp nhận các hệ thống vũ khí mới nhất.

Peter Đại đế là chiến hạm chủ lực nhằm trong danh sách các "ứng viên" được trang bị Tsirkon – tên lửa siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới.

Con tàu có lượng giãn nước 25.600 tấn, dài 250m và rộng 28.5m. Cần tới khoảng 760 người để vận hành và duy trì hoạt động cho con quái vật biển khổng lồ này.

Theo ông Dmitri Safonov, cựu chuyên gia phân tích quân sự tại tờ Izvestia, tàu Peter Đại đế "được trang bị nhiều hệ thống vũ khí, như 20 ống phóng để triển khai tên lửa chống tàu Granit, hệ thống phòng thủ S-300, các hệ thống phòng không Kinjal và Kortik".

Các tàu tuần dương thuộc đề án này (1144 Orlan) là các tàu hạt nhân duy nhất của Hải quân Nga được trang bị hệ thống động lực có khả năng đạt tới tổng công suất trên 100 Megawatt (100.000 Kw).

Nga hiện đang đóng thêm các tàu chiến và tàu phá băng hạt nhân mới để phục vụ kế hoạch mở rộng Tuyến đường Biển Bắc. Trong tương lai, hệ thống động lực của chúng sẽ có tổng công suất lớn hơn tàu Peter Đại đế.

Sức mạnh tuần dương hạm Peter Đại đế. Nguồn:  LA MAGRA/You Tube

Có phần lép vế trước tuần dương hạm Mỹ...

Theo giới chuyên gia Nga, mặc dù trang bị nhiều vũ khí nhưng trước khi được hiện đại hóa sâu rộng, tàu Peter Đại đế vẫn sẽ yếu thế trước bất cứ đối thủ ngang cơ nào từ Mỹ.

"Hiện nay, Hải quân Mỹ được trang bị tuần dương hạm tên lửa lớp Ticonderoga. Con tàu này, giống như các thủy thủ thường ví von, là đến một quả táo rơi cũng không lọt, bởi nó được lắp đặt đầy ắp các loại vũ khí" – chuyên gia quân sự của hãng tin TASS Victor Litovkin cho hay.

Hiện Hải quân Mỹ có 22 tàu loại này. Chúng có lượng giãn nước 9.800 tấn, thấp hơn 2,5 lần so với tàu Peter Đại đế. Tuy nhiên, mỗi tàu có thể mang tới 122 tên lửa các loại, từ SM-2, SM-3 cho tới SM-6, cũng như tên lửa hành trình Tomahawk, có sức mạnh ngang ngửa tên lửa Kalibr của Nga.

So găng tuần dương  hạm lớp Kirov và Ticonderoga: Nga tự nhận yếu thế trước Mỹ - Ảnh 3.

Tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ. Ảnh: Reuters

"Ngoài ra, các tàu của Mỹ có 8 ống phóng để triển khai tên lửa chống tàu và các cụm pháo cỡ lớn để tiêu diệt mục tiêu bay thấp. Vì thế, kích cỡ không phải là yếu tố quan trọng, cái chính là được trang bị các hệ thống công nghệ cao" - ông Litovkin nói.

Lợi thế then chốt của tàu lớp Ticonderoga trước tàu Peter Đại đế là có tầm bắn vũ khí lớn hơn và được trang bị tên lửa hành trình.

Trong khi đó, phải tới năm 2019, sau quá trình hiện đại hóa, tàu Peter Đại đế mới được trang bị tên lửa hành trình Tsirkon.

"Mỹ còn dự định tiến hành chương trình hiện đại hóa và tái trang bị vũ khí hiện đại cho các tàu tên lửa của họ. Tuy nhiên, Tổng thống và Quốc hội Mỹ vẫn phải quyết định xem nên dành 300 tỷ USD ước tính cho chương trình hiện đại hóa hải quân hay đóng tàu chiến mới" - ông Litovkin cho hay.

Theo vị chuyên gia, trong lúc Mỹ đang suy nghĩ về điều này, Nga sẽ nhân cơ hội xây dựng tàu chiến mạnh nhất thế giới, một con tàu được trang bị tên lửa hành trình và siêu vượt âm.

.... nhưng khiến khu trục hạm Anh phải "bó tay" nếu có Tsirkon

Khác với những nhận định có vẻ thận trọng về tuần dương hạm Mỹ, ông Litovkin cho rằng, sau khi tàu Peter Đại đế được hiện đại hóa và trang bị các tên lửa siêu vượt âm Tsirkon thì thậm chí một tàu chiến cỡ lớn độc đáo và hiện đại như khu trục hạm lớp Daring của Hải quân Hoàng gia Anh cũng không thể đối phó được nó.

Hiện tàu khu trục lớp Daring được đánh giá là lớp tàu có công nghệ tiên tiến nhất của Hải quân Hoàng gia Anh, chỉ sau tàu sân bay.

Khác với tàu Peter Đại đế và lớp Ticonderoga, các tàu khu trục Type 45 lớp Daring không được trang bị tên lửa chống tàu và tấn công mặt đất do mục tiêu hoạt động chính của nó trên biển là bảo vệ các tàu hải quân khác trước các đợt tấn công đường không.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu muốn, Hải quân Anh vẫn có thể sửa đổi tàu Daring để trang bị tên lửa hành trình Tomahawk.

So găng tuần dương hạm lớp Kirov và Ticonderoga: Nga tự nhận yếu thế trước Mỹ - Ảnh 4.

Tàu khu trục HMS Daring của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Global Look Press

"Daring là một trong những lớp tàu chiến mới nhất được chế tạo trong thế kỷ 21. Về mặt công nghệ, nó đi trước tàu của chúng ta (Nga) và tàu của Mỹ nhờ hệ thống máy tính và radar tiên tiến" - ông Safonov nói.

Bên cạnh đó, theo ông Safonov, tàu lớp Daring được trang bị hệ thống phòng không có khả năng theo dõi cùng lúc 1.000 mục tiêu ở cự ly 250 dặm và bắn hạ đồng thời 16 mục tiêu trong số này.

"Tàu lớp Daring trang bị 48 tên lửa với tầm tấn công 75 dặm. Nhờ có những vũ khí này, cũng như thiết kế đặc biệt mà Daring là phương tiện hoàn hảo để bảo vệ tàu sân bay trước các tàu chiến và tàu ngầm tấn công của đối phương, cũng như là một phương tiện không thể thay thế để thực hiện các nhiệm vụ do thám, trinh sát" - ông Safonov kết luận.

Nga cân nhắc lập vùng cấm bay tại Syria, thời khắc đối đầu trực tiếp với Mỹ đã cận kề?

Nga cân nhắc lập vùng cấm bay tại Syria, thời khắc đối đầu trực tiếp với Mỹ đã cận kề?
Nga cân nhắc lập vùng cấm bay tại Syria, thời khắc đối đầu trực tiếp với Mỹ đã cận kề?
Lính Nga phục kích bắt sống thủ lĩnh thánh chiến Syria
Lính Nga phục kích bắt sống thủ lĩnh thánh chiến Syria
Lỗ hổng choáng váng của KQ Nga ở Syria: Vũ khí có điều khiển đã
Lỗ hổng choáng váng của KQ Nga ở Syria: Vũ khí có điều khiển đã "kiệt sức"?
Quân đội Syria quyết nghiền nát phe thánh chiến, bất chấp giá đắt tại Đông Ghouta
Quân đội Syria quyết nghiền nát phe thánh chiến, bất chấp giá đắt tại Đông Ghouta
Tình hình chiến sự tại Syria thời gian qua vẫn chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu hạ nhiệt nào, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành chiến tranh toàn diện giữa các "ông lớn".

Hãng thông tấn Ria của Nga cho biết, Duma quốc gia (tức hạ viện Nga) đang thảo luận về việc thành lập một vùng cấm bay trên không phận Syria , mục đích nhằm ngăn chặn máy bay chiến đấu của các quốc gia không được chính quyền Syria cho phép có thể tự do hoạt động như trong thời gian qua.

Dự thảo trên theo kỳ vọng sẽ giúp tạo ra một bước tiến mới trong việc tìm kiếm hòa hình lâu dài cho đất nước Trung Đông vốn đã chịu rất nhiều khổ đau vì tình tình nội chiến dai dẳng trong suốt những năm qua.

Cần lưu ý thêm rằng bầu trời Syria đã gần như trong tình trạng "vô chủ", khi tiêm kích của Mỹ, Israel... hay thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thường xuyên ra vào tự do để thực hiện các vụ không kích xuống các lực lượng mà họ xếp vào dạng đối lập cần tiêu diệt.

Nga cân nhắc lập vùng cấm bay tại Syria, thời khắc đối đầu trực tiếp với Mỹ đã cận kề? - Ảnh 1.

Chiến đấu cơ F-15 và F-16 của Không lực Israel

Vấn đề được quan tâm lúc này đó là nếu như việc thiết lập vùng cấm bay trên không phận Syria trở thành hiện thực thì Nga có đủ sức để thực thi, đồng thời các quốc gia khác có chịu tuân thủ luật chơi mà người Nga áp đặt?

Đầu tiên phải xét tới lực lượng Nga tại Syria vào lúc này, sau tuyên bố rút quân của Tổng thống Vladimir Putin họ vẫn duy trì tại Syria vài chục máy bay chiến đấu, tuy nhiên đa phần trong số đó là cường kích tấn công mặt đất, số lượng tiêm kích chiếm ưu thế trên không là quá ít ỏi, rất khó bao phủ toàn bộ không phận Syria.

Tiếp theo và cũng là điều cốt lõi, nếu Mỹ hay Israel cố tình "phớt lờ" khu vực cấm bay thì liệu tiêm kích Nga có dám thực hiện các biện pháp ngăn chặn, trong đó bao gồm cả hành động cứng rắn nhất là bắn hạ chiến đấu cơ đối phương?

Nga cân nhắc lập vùng cấm bay tại Syria, thời khắc đối đầu trực tiếp với Mỹ đã cận kề? - Ảnh 2.

Tiêm kích tàng hình F-22A Raptor của Không quân Mỹ

Khả năng vừa nêu là cực thấp nếu chưa muốn nói là bất khả thi, Nga sẽ chẳng dại gì đối đầu trực tiếp với Không quân Mỹ hay Israel vì họ sẽ bị sa lầy vào một cuộc chiến không có lối thoát, điều mà Moskva vẫn luôn cố tránh.

Ngoài ra không thể bỏ qua thực tế rằng lực lượng Nga triển khai tại Syria có quy mô quá nhỏ bé nếu đặt cạnh các đơn vị Mỹ hay Israel, quyết tâm "chơi rắn" thì họ mới là phía bị áp đảo chứ không phải đối phương, kể cả trong trường hợp có sự giúp sức thêm từ Syria lẫn Iran.

Cuối cùng, số lượng thua kém nhưng chất lượng chiến đấu cơ Nga cũng chưa có gì vượt trội so với đối phương, thậm chí còn bị xếp vào "chiếu dưới". Tiêm kích chiếm ưu thế trên không mạnh nhất của Nga có mặt tại Syria là Su-35S sở hữu tính năng tương đương F-15E và rõ ràng chưa thể sánh ngang F-22 thuộc thế hệ thứ 5.

Sẽ là rất bất hợp lý nếu bên yếu hơn lại áp đặt luật chơi cho phía mạnh, do vậy khả năng cao là khu vực cấm bay nếu tồn tại sẽ chẳng khác gì các tuyên bố sẽ bắn hạ máy bay nước ngoài xâm nhập không phận trái phép vẫn được Nga và Syria cảnh báo suốt vài năm qua.

Tiêm kích tàng hình F-22A Raptor được Mỹ triển khai tại khu vực Trung Đông

Nga "chốt" cấu hình sản xuất hàng loạt cho xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT

Nga
Nga "chốt" cấu hình sản xuất hàng loạt cho xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT
Kể từ khi ra đời đến nay, xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT đã được giới thiệu với 3 phiên bản thử nghiệm.

Như đã biết, xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT ra đời từ yêu cầu cấp thiết rút ra sau cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, tại đây các đơn vị xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga đã phải chịu tổn thất nặng nề khi tác chiến trong môi trường đô thị.

Để có thể bảo vệ xe tăng trước các đòn đánh từ trên cao, bất ngờ, từ cự ly gần..., Nga đã sử dụng khung gầm xe tăng T-90 và tích hợp một tháp pháo nhẹ có khả năng xoay trở rất nhanh, trên đó gắn 2 khẩu pháo 2A42 cỡ 30 mm với cơ số đạn lớn, có thể bắn được vào các vị trí mà khẩu pháo 2A46 125 mm trên xe tăng khó, hoặc không thể tác xạ nhanh và chính xác.

Đi kèm theo pháo 2A42, BMPT đời đầu còn có thêm 4 tên lửa chống tăng Ataka và 2 súng phóng lựu tự động AGS-17 bố trí bên sườn, có thể cùng lúc tiêu diệt 3 mục tiêu đối phương, kíp chiến đấu của chiếc chiến xa này lên tới 5 người.

Nga chốt cấu hình sản xuất hàng  loạt cho xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT - Ảnh 1.

Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Teminator thế hệ đầu tiên

Nhưng sau đó do nhận thấy việc chế tạo BMPT từ khung gầm T-90 là rất đắt đỏ nên Nga đã tiến hành một vài sửa đổi, đó là tận dụng khung xe tăng T-72 cũ để cho ra đời phiên bản BMPT-72 Terminator-2.

So với thế hệ BMPT thứ nhất thì biến thể sau này đã lược bỏ 2 khẩu súng phóng lựu AGS-17 khiến kíp chiến đấu chỉ còn 3 người, tháp pháo của nó cũng có một chút thay đổi khi sắp xếp lại cách bố trí tên lửa chống tăng và còn bổ sung lớp bảo vệ bên ngoài, giúp tránh bị hỏng hóc vì đất đá, mảnh đạn...

Nga chốt cấu hình sản xuất hàng loạt cho xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT - Ảnh 2.

Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT-72 Teminator-2

Tuy nhiên, sau những lời ca ngợi "lên mây", cả hai phiên bản BMPT trên đều không được Quân đội Nga chấp nhận đưa vào biên chế chiến đấu do chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ chiến thuật đề ra, dẫn tới việc Nga phải cho ra đời BMPT thế hệ 3 - chính là chiếc đã được đưa sang Syria "thử lửa".

Biến thể BMPT này tái sử dụng khung gầm xe tăng T-90, tháp pháo của nó vẫn như BMPT-72, trang bị trở lại 2 súng phóng lựu AGS-17, kíp chiến đấu tăng thành 5 người, có thể cùng lúc tham chiến với 3 đối tượng như BMPT đời đầu, chấp nhận không gian trong xe bị chật hẹp hơn.

Nga chốt cấu hình sản xuất hàng loạt cho xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT - Ảnh 3.

Phiên bản mới nhất của xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator

Và có vẻ như sự "lai ghép" trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt, nhờ những sửa đổi dựa trên kinh nghiệm trước đó, chiếc BMPT mới đã làm tốt không chỉ vai trò hỗ trợ xe tăng trong đội hình hỗn hợp mà còn có thể tác chiến một cách độc lập kể cả trong môi trường đô thị lẫn địa hình trống trải.

Sự thành công của BMPT thế hệ 3 đã giúp cho nhà máy Uralvagonzavod giành được hợp đồng trị giá 24 tỷ RUB với Bộ Quốc phòng Nga để sản xuất lô hàng thử nghiệm đi kèm các thiết bị phục vụ đảm bảo chiến đấu.

Tuy rằng chưa được khẳng định chắc chắn về tương lai, nhất là còn phải cạnh tranh với T-15 Armata nhưng việc được sản xuất với số lượng đáng kể chứ không phải chỉ có vài nguyên mẫu đánh giá là tín hiệu tốt cho một phương tiện chiến đấu rất đặc biệt và đã phải trải qua quá nhiều thăng trầm như BMPT.

Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT được sản xuất hàng loạt tại nhà máy của Uralvagonzavod

Đột kích "lò" đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới

Đột kích
Đột kích "lò" đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới
Nếu ví các đơn vị đặc biệt là một mũi giáo thì Trung tâm Huấn luyện Đặc nhiệm mang tên Quốc vương Abdullah II (KASOTC) chính là công cụ để mài sắc nó.

Tại Trung tâm Huấn luyện Đặc nhiệm mang tên Quốc vương Abdullah II (KASOTC) ở ngoại ô Thủ đô Amman, những tiếng gầm rú của trực thăng, tiếng nổ chát chúa của súng đạn và hỏa lực mạnh vẫn thường xuyên làm rung chuyển cả các khu vực xung quanh. 

Là một tổ hợp rộng khoảng 2.400 ha, KASOTC chuyên được sử dụng để huấn luyện lực lượng đặc nhiệm khắp nơi trên thế giới. Mọi thứ mà lính đặc nhiệm, biệt kích cần trung tâm này đều có: một ngôi làng mô phỏng, một tòa đại sứ quán, các trường bắn, bãi tập lái xe và thậm chí cả một chiếc Airbus A300 cùng các mục tiêu giả định tình huống bắt cóc con tin.

"Nói một cách đơn giản, nếu ví các đơn vị đặc nhiệm là mũi giáo, thì KASOTC chính là công cụ để mài sắc nó", website của Trung tâm huấn luyện viết.

KASOTC là dự án của Nhà vua Jordan Abdullah II, người từng tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia Anh Sandhurst và cũng là cựu Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Jordan.

Nhận thức được tầm quan trọng của các đơn vị đặc nhiệm và chống khủng bố trong thế kỷ 21, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông và với mong muốn Jordan trở thành quốc gia tiên phong trong lĩnh vực tác chiến này, Vua Abdullah II đã cho thành lập Trung tâm trên.

Được xây dựng bởi một công ty của Mỹ trên phần đất do Nhà vua Abdullah hiến tặng, KASOTC đang được điều hành bởi quân đội Jordan và các công ty an ninh tư nhân.

Trung tâm đã từng huấn luyện các nhóm biệt kích quân sự, các nhà thầu an ninh tư nhân và thậm chí là cả các diễn viên đóng vai đặc nhiệm Hải quân Mỹ (SEAL) trong bộ phim "Zero Dark Thirty" (Truy sát Osama Bin Laden).

Hàng năm, KASOTC cũng là địa điểm hội tụ của các nhóm đặc nhiệm tinh nhuệ nhất từ khắp nơi trên thế giới về tham gia cuộc thi thường niên "Warrior Competition".

Một số hình ảnh thực tế của Trung tâm KASOTC:

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 1.

KASOTC khai trương năm 2009, được sử dụng để huấn luyện lực lượng đặc nhiệm đến từ nhiều quốc gia, các nhà thầu tư nhân và công ty an ninh

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 2.

Phần lớn diện tích của KASOTC là khu vực xây dựng các tòa nhà phục vụ huấn luyện tác chiến trong môi trường đô thị và chống khủng bố

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 3.

Các tòa nhà bao gồm khu dân cư, trụ sở đại sứ quán, toàn nhà chính phủ, cơ sở công nghiệp và các khu vực công cộng

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 4.

Chúng được xây dựng sát với thực tế nhất có thể

Đột kích lò đào tạo đặc  nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 5.

KASOTC còn có cả một máy bay Airbus A300 và tháp điều hành

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 6.

Trên máy bay là các hình nộm có thể di chuyển lên xuống và cả hệ thống âm thanh mô phỏng tình huống hoảng loạn

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 7.

Quân đội Jordan, nhất là các đơn vị đặc nhiệm thường xuyên huấn luyện tại KASOTC

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 8.

Các hoạt động diễn tập tại KASOTC bao gồm: Đổ bộ trực thăng, giải cứu con tin, tác chiến đô thị...

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 9.

KASOTC cũng cung cấp các khóa học đào tạo binh lính cách sử dụng phương tiện trong các chiến dịch đặc biệt

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 10.

Xe máy địa hình cũng thường xuyên được sử dụng tại KASOTC

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 11.

Lực lượng đặc nhiệm của Iraq, Jordan và Mỹ đeo mặt nạ phòng hóa trong một cuộc trình diễn tại KASOTC

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 12.

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tốt khiến KASOTC trở thành địa chỉ diễn tập hoàn hảo

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 13.

Quốc vương Jordan Abdullah II thường xuyên tới thị sát Trung tâm huấn luyện mang tên mình

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ  cho cả thế giới - Ảnh 14.

Lính đặc nhiệm Mỹ thảo luận chiến lược trong cuộc thi Warrior Competition lần thứ 6 tại KASOTC tháng 5/2014

Đột kích lò đào tạo đặc nhiệm tinh nhuệ cho cả thế giới - Ảnh 15.

Đặc nhiệm Hy Lạp thi vượt trướng ngại vật trong cuộc thi Warrior Competition lần thứ 7 tại KASOTC tháng 4/2015

Đặc nhiệm Lục quân Mỹ huấn luyện tác chiến