Friday, June 14, 2019

Lại một "tối hậu thư S-400" khác được Mỹ gửi cho Ấn Độ

Lại một
Lại một "tối hậu thư S-400" khác được Mỹ gửi cho Ấn Độ
Mỹ khẳng định không có ngoại lệ miễn trừng phạt đối với các quốc gia dính líu tới S-400 của Nga.

Việc cố mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga có thể sẽ hạn chế khả năng tương thích của New Delhi với các trang bị vũ khí Mỹ.

Mỹ sẽ xem xét vấn đề áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ trong trường hợp nước này ký kết hợp đồng với Nga. Đây là tuyên bố của bà Alice G. Wells, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Nam và Trung Á, ngày 13/6 cho biết.

"Đến một lúc nào đó bạn cần phải đưa ra lựa chọn chiến lược về quan hệ đối tác, lựa chọn chiến lược về hệ thống và nền tảng vũ khí mà đất nước sẽ sử dụng", nhà ngoại giao Mỹ nói.

Ngoài ra, bà Wells nhấn mạnh đến việc mối quan hệ hợp tác kỹ thuật – quân sự giữa Mỹ và Ấn Độ trong 18 năm qua đã được nâng "từ con 0 số lên 18 tỷ USD", đồng thời bày tỏ hy vọng về sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ hợp tác  quốc phòng  này. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng hiện nay vẫn còn ít nhất khoảng 65-70% trang bị khí tài của Ấn Độ có nguồn gốc từ Nga.

  • Phòng không Arab Saudi vừa ghi công trong lịch sử: Hàng loạt mục tiêu "lạ" bị hạ

  • Máy bay quân sự Không quân Việt Nam vừa rơi ở Khánh Hòa là loại gì?

Thỏa thuận về việc chuyển giao 5 trung đoàn S-400 "Triumph" đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ký kết vào tháng 10/2018. Hợp đồng đã có hiệu lực vào ngày 5/2/2019. Theo đó, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ ba, sau Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, đặt mua các tổ hợp vũ khí này của Nga.

Washington cũng đã nhiều lần kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ việc mua S-400 với lý do coi đây là mối đe dọa đối với những chiếc máy bay chiến đấu F-35 thế hệ mới. Đến ngày 29/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo về việc chuẩn bị các biện pháp trừng phạt chống lại Ankara và khả năng loại quốc gia này ra khỏi chương trình chế tạo F-35 trong trường hợp hợp đồng về S-400 được hoàn thành.

Trong khi đó, theo phía Thổ Nhĩ Kỳ, quan điểm của Washington đang gây bất lợi cho mối quan hệ song phương. Ankara hy vọng rằng Mỹ sẽ sớm thay đổi quan điểm về vấn đề này.

Hệ thống S-400 được thiết kế để tiêu diệt các vũ khí tấn công hàng không – vũ trụ hiện đại, và được đưa vào trang bị cho quân đội Nga từ ngày 28/4/2007. Theo giới chuyên gia, hệ thống này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong Khái niệm "Vùng cấm tiếp cận" của quân đội Nga.

No comments:

Post a Comment