Từ những quả bom "Made in Arab Saudi "
Ngày 7/6 tờ Newyork Times đưa tin chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp (liên quan tới Iran) vào tháng 5 và xúc tiến việc bán thêm 8,1 tỷ USD vũ khí của Mỹ cho Arab Saudi.
Ủy quyền của Chính phủ Mỹ trong tình trạng khẩn cấp cho phép Raytheon, công ty vũ khí hàng đầu của Mỹ, hợp tác với Saudi để chế tạo các bộ phận bom công nghệ cao ở nước này.
Raytheon và Saudi sẽ bắt đầu lắp ráp các hệ thống điều khiển, thiết bị điện tử dẫn đường và bảng mạch rất cần thiết để hoàn thiện bom thông minh Paveway của công ty.
Việc lắp ráp 120.000 quả bom Paveway là một phần của đơn hàng vũ khí lớn hơn đã bị Lưỡng viện Hoa Kỳ đóng băng bao gồm bao gồm súng cối, tên lửa chống tăng và súng trường bắn tỉa cỡ nòng .50.
Bom thông minh Paveway sẽ được lắp ráp và sản xuất tại Arab Saudi.
Đơn hàng sẽ bổ sung vào kho vũ khí lên tới hàng chục nghìn quả bom mà Arab Saudi và UAE đã dự trữ, và chắc chắn sẽ dùng để tăng cường hoạt động quân sự ở Yemen trong tương lai.
Các nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền của ông Trump và các nhân vật từ một số đơn vị đã "len lỏi" vào các vị trí cao cấp.
Gần đây nhất là cựu phó chủ tịch của Raytheon về quan hệ chính phủ, Mark T. Esper, đã được trở thành thư ký quốc phòng năm 2017.
Các nhà thầu này cũng đã xây dựng mối quan hệ với chính phủ Saudi. Trong chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Saudi vào tháng 5/2017, Raytheon đã ký một thỏa thuận hợp tác chặt chẽ hơn với Công ty Công nghiệp Quân sự Arab Saudi.
Lực lượng Houthi ở Yemen với một khẩu M82A1 "chiến lợi phẩm" bắn đạn cỡ .50 của Arab Saudi.
Mục tiêu 350 tỷ USD vũ khí bán cho Arab Saudi của ông Trump
Chính quyền của Tổng thống Obama đã bán cho Arab Saudi 112 tỷ USD vũ khí trong suốt 8 năm nhiệm kỳ, hầu hết trong số đó nằm trong một thỏa thuận lớn năm 2012 được đàm phán bởi Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Bob Gates.
Tuy nhiên với việc giá dầu thế giới lao dốc, Arab Saudi đã phải vật lộn để xử lý các khoản thanh toán sau đó.
Ông Trump đang cố gắng bán càng nhiều vũ khí cho Saudi càng tốt.
Vào tháng 5/2017, TT Trump đã đến thăm Arab Saudi tuyên bố rằng ông và nhà vua Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud đã ký kết một loạt các thỏa thuận cung cấp ngay lập tức số vũ khí trị giá 110 tỷ USD và tiếp đó là 350 tỷ USD trong vòng 10 năm.
Bằng sự kiện nói trên, TT Trump đã không ngần ngại khẳng định việc bán vũ khí tương đương hoặc nhiều hơn người tiền nhiệm là một phần trong chiến lược "Nước Mỹ vĩ đại lần nữa" của ông.
Trên thực tế cho tới nay Arab Saudi là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, ngoài Hoa Kỳ thì các đối thủ cạnh tranh là Nga và Trung Quốc cũng đang triển khai thương mại vũ khí cho quốc gia giàu tài nguyên này.
Tuy nhiên khi Lưỡng viện Hoa Kỳ đã ra mặt cản trở các thương mại vũ khí nói trên, ông Trump cần "một lý do", và đó là "con ngáo ộp" Iran. Các động thái gây căng thẳng của Mỹ và các cáo buộc tấn công tàu chở dầu nhằm vào Iran không nằm ngoài việc thổi phồng "con ngáo ộp" này.
Tàu chở dầu bị tấn công tại Vịnh Oman hôm 13/6.
"Gói hàng" 350 tỷ USD gồm những gì để đối đầu với "con ngáo ộp" Iran?
Iran đang tuyên bố nước này có thể bất kỳ lúc nào "khóa" eo biển chiến lược Hormuz nếu áp lực của Hoa Kỳ gia tăng. Đây là tuyến đường biển chiến lược nằm giữa Vịnh Oman phía đông nam và Vịnh Ba Tư ở tây nam với bờ biển phía bắc là Iran và bờ biển phía nam là UAE và Oman.
Tàu chở hàng đi qua đây chủ yếu là dầu thô xuất khẩu, có đến 40% lượng dầu mỏ của thế giới được chuyên chở qua con đường này, do đó nó là một vị trí kiểm soát quan trọng và nếu eo Hormuz bị "khóa", kẻ thiệt thòi nhất là Arab Saudi.
Chính quyền của Tổng thống Trump khó có khả năng trực tiếp tham gia một cuộc đối đầu quân sự với Iran, vì người Mỹ sẽ không thu lại được lợi ích gì cụ thể trong cuộc "phiêu lưu" này.
Tuy nhiên, nếu "trang bị tận răng" cho các đồng minh Vùng Vịnh, đặc biệt là Arab Saudi thì người Mỹ sẽ có mối lợi khổng lồ và lâu dài dựa trên thế đối đầu của Arab Saudi và Iran.
Tàu chiến đấu đa nhiệm vụ (MMSC) lớp Freedom, Saudi được cho là đã đặt hàng 4 chiếc này từ năm 2015.
Hải quân Arab Saudi đang cần những tàu chiến lớn, các loại tên lửa chống hạm mới và hàng loạt trang thiết bị quân sự tối tân để lấp đầy khoảng trống số lượng và khả năng với Hải quân Iran nếu họ muốn can thiệp vào eo biển Hormuz.
Hải quân nước này có 3 khinh hạm lớp Al-Riyadh và 4 khinh hạm lớp Al-Madinah, 4 tàu hộ tống lớp Badr và 8 tàu tuần tiễu lớp Al-Sadiq.
Đối thủ Iran có 3 khinh hạm lớp Alvand, 2 khinh hạm lớp Moudge, 1 khinh hạm lớp Sahand nhưng lại có ưu thế vượt trội bằng 3 tàu ngầm lớp Kilo, từ 35-40 tàu ngầm do Iran sản xuất, 32 tàu tên lửa, và 97 tàu tuần tiễu các loại.
Ngoài ra Iran sẽ đóng mới ít nhất là 6 Khu trục hạm tên lửa lớp Khalije Fars.
Vào tháng 10/2015, Arab Saudi đã yêu cầu Hoa Kỳ bán 4 tàu chiến gần bờ lớp Freedom (được coi là Khinh hạm) để bổ sung cho hạm đội phía đông trong một thỏa thuận tiềm năng 11,25 tỷ USD.
Tuy nhiên thỏa thuận này chìm vào quên lãng sau nhiệm kỳ của ông Obama cho tới tháng 3/2018 khi Arab Saudi yêu cầu Lockheed Martin nâng cấp.
Để Hải quân Arab Saudi có thể cân bằng với Iran, nước này cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến các Khu trục hạm tên lửa lớp Arleigh Burke của Mỹ với giá thành 1,84 tỷ USD cho mỗi chiếc (thời giá 2011/2012).
Ứớc tính Saudi sẽ phải trang bị thêm ít nhất là 8 tới 10 chiếc Khu trục hạm để có thể gây áp lực với Iran ở eo biển Hormuz.
Tuy nhiên với khả năng chi tiền "mạnh tay" của Arab Saudi, có thể những chiếc này sẽ là các Khu trục hạm "tàng hình" lớp Zumwalt đang trong thời gian thử nghiệm với giá thành 4,24 tỷ USD mỗi chiếc (thời giá 2016).
Một tàu ngầm của Iran.
Ngoài ra, để cân bằng với số lượng tàu ngầm của Iran, Saudi đã có kế hoạch mua của Đức ít nhất là 5 tàu ngầm với giá 2,5 tỷ euro (3,4 tỷ USD) và khoảng 20 chiếc nữa trong tương lai.
Đây có vẻ là "điểm yếu xuất khẩu" của Mỹ, trong giai đoạn từ giữa Thế chiến II và những năm 1980, Hoa Kỳ đã sản xuất 1/4 số tàu ngầm của thế giới. Nhưng hiện nay họ không có mẫu tàu ngầm diesel-điện nào để đem bán cho các đồng minh.
Việc khởi động lại sản xuất tàu ngầm động cơ diesel-điện của Mỹ sẽ mất nhiều năm và hàng tỷ USD. Nhưng nếu có sự hỗ trợ tài chính khổng lồ từ quốc gia vùng Vịnh, tương tự như dự án máy bay tàng hình đa nhiệm F-35, nó sẽ là "bước nhảy vọt" đối với thương mại vũ khí của Hoa Kỳ.
Hải quân Hoa Kỳ có kế hoạch phát triển hai lớp tàu ngầm mới, theo phân tích của Lưỡng viện về kế hoạch đóng tàu trong năm 2019.
Thiết kế và chế tạo 5 trong số các tàu ngầm tên lửa trọng tải lớn và 30 tàu ngầm tấn công SSN(X) mới có thể tiêu tốn 200 tỷ USD vào năm 2048. Mỗi chiếc SSN(X) sẽ có giá khoảng 7,7 tỷ USD (thời giá dự toán năm 2030).
Và ông Trump có lẽ đang hướng Arab Saudi tới "thương vụ bạc tỷ" này. Tuy nhiên có lẽ điều đau đầu nhất với người Mỹ là làm sao để phiên bản xuất khẩu sử dụng động cơ diesel chứ không phải là động cơ hạt nhân.
Khu trục hạm tàng hình DDG-1000 lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ.
No comments:
Post a Comment