Xếp vụ Iran bắn rơi UAV Mỹ vào chiến tích "hiếm có" không hề cường điệu hóa chút nào khi "tác giả" là tổ hợp tên lửa phòng không nội địa nơi chứa đựng "chất xám" của người dân Iran. Và "nạn nhân" là một trong máy bay không người lái hiện đại nhất thế giới với giá trị lên tới 182 triệu USD/chiếc (gồm cả chi phí phát triển).
Và Iran đã ghi tên mình trở thành quốc gia đầu tiên bắn rơi UAV Global Hawk nổi tiếng - biểu tượng công nghệ quân sự đỉnh cao của nước Mỹ. Đó thực sự là nước đi quá táo bạo, gây "sốc toàn tập".
Dùng tên lửa nội "chọc rơi hàng khủng" - quá táo bạo!
Thật vậy, dám bắn đã là một quyết định khó khăn nhưng sử dụng tên lửa do chính mình sản xuất thì quả là quá giỏi.
Dù ban đầu có nhiều ý kiến nghi ngờ tuyên bố của Tehran về việc sử dụng hệ thống tên lửa phòng không nội địa 3rd Khordad bắn rơi siêu UAV RQ-4 Global Hawk, nhưng các bằng chứng mới đây cho thấy có cơ sở để tin điều này.
Theo Bộ tư lệnh trung tâm Mỹ (CENTCOM), thời điểm chiếc RQ-4A Global Hawk bị bắn rơi, nó đang bay trên "không phận quốc tế" (Iran phủ nhận và cáo buộc đã vi phạm không phận) ở độ cao 6.769m trên vịnh Oman.
Bản đồ của CENTCOM công bố cung cấp vị trí vụ phóng tên lửa đất đối không của Iran được thực hiện ở đâu đó trên bờ biển nước này, cách vị trí UAV khoảng 70km.
Xét tính năng của 3rd Khordad có tầm phóng cực đại 105km, tầm phóng hiệu quả rơi vào khoảng 80-90km thì điều này là có thể khả thi. Không nhất thiết phải dùng tới S-300PMU2, mà 3rd Khordad hoàn toàn có thể làm được.
Chiếc UAV của Mỹ có lẽ đã bị hệ thống radar cảnh giới hướng biển của Iran phát hiện và được thông báo về các khẩu đội 3rd Khordad đang trực chiến ven biển.
Các thành phần khẩu đội tên lửa 3rd Khordad.
Theo Fars, một khẩu đội 3rd Khordad trang bị: 4 xe phóng tự hành tích hợp radar và 8 xe phóng thông thường. Tất cả nhận dữ liệu tác chiến và chỉ huy từ đài radar mạng pha Bashir có tầm trinh sát 350km.
Việc tiêu diệt thành công UAV tích hợp khí tài tối tân bậc nhất của công nghệ quân sự Mỹ bằng "hàng nội" của Iran đã gián tiếp khẳng định trước thế giới rằng, vũ khí của họ không phải "hàng nhái, hàng lởm".
Đó là chưa kể, việc Iran khởi động hệ thống phòng không hôm 20/6 diễn ra chỉ khoảng hơn 10 ngày sau khi nước này công bố hệ thống phòng không thế hệ mới Khordad 15.
Vô hình chung, người ta có thể liên tưởng tới việc 3rd Khordad đã mạnh, Khordad 15 xem ra còn mạnh hơn.
Mà thực tế, theo giới chức Iran, Khordad 15 tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 120km, có thể bắn rơi máy bay tàng hình ở cự ly tối đa 45km, tiêu diệt đồng thời 6 mục tiêu trên không.
Mỹ "mất vía", diễu võ giương oai cho đỡ ngượng!
Có thể nói, hành động quân sự của Iran không phải "bột phát" mà có tính toán rõ ràng, đó là những nước đi quá táo bạo khiến Mỹ "choáng váng".
Chắc hẳn Washington chẳng bao giờ tưởng tượng nổi Iran dám bắn UAV của họ, mà là loại UAV tối tân bậc nhất hiện nay bằng một vũ khí chẳng có mấy tên tuổi.
Thiệt hại là rất lớn nhưng rõ ràng không khiến sức mạnh Hải quân Mỹ đang "lượn lờ" ngoài vùng Vịnh phải sợ hãi. Họ vẫn đủ sức đánh đòn trả đũa ngay tức thì trong buổi tối hôm đó.
Nhưng không, chính quyền Tổng thống Trump đã không làm vậy dù theo tuyên bố hiện tại rõ ràng là Washington đã định "kích hoạt chiến tranh".
Các lực lượng Mỹ đã sẵn sàng ở vùng Vịnh nhưng Washington vẫn chưa "kích hoạt lệnh tấn công".
Lý do được đưa ra rất nhiều, nhưng là không rõ ràng và có phần khiên cưỡng như chuyện "nhân đạo" - cuộc đáp trả có thể khiến 150 người chết đã làm ông Trump chùn bước.
Hãy nhìn lại các cuộc chiến lâu nay mà Mỹ gây ra hoặc gián tiếp "thọc gậy bánh xe" đã khiến bao nhiêu người bị ảnh hưởng. Từ Iraq - Syria - Libya, hàng triệu người thương vong, mất nhà cửa... cả Trung Đông bị đe dọa bởi IS.
Không thể loại trừ khả năng Washington và Tổng thống Trump phải chùn bước vì hệ thống vũ khí đầy bí ẩn của Iran. 3rd Khordad, Khordad 15 chỉ là một phần nhỏ trong kho vũ khí phòng không nội địa của Tehran.
Ngoài ra, họ còn có các hệ thống tên lửa như Talaash, Mersad, Bavar 373, Sayyad, Raad liên tục ra mắt và bắn thử trong vài năm gần đây.
Các vũ khí này chưa bao giờ được coi trọng đúng mực hay để mắt tới bởi nhìn bề ngoài chúng khá xấu xí và thô, không ai có thể kiểm định độc lập.
Nhưng nay, với chiến công bắn rơi UAV có hệ thống điện tử tối tân hàng bậc nhất của Mỹ, rõ là khiến các chiến lược gia Washington "chùn bước".
Rất nhiều kịch bản có thể được nghĩ đến, và việc Không quân - Hải quân Mỹ chịu thiệt hại "chấn động" trước Iran chắc chắn có được đề cập đến.
Tomahawk và máy bay chiến đấu F/A-18, F-35 bị trúng đạn, tan xác trên đất liền Iran quả là viễn cảnh ác mộng nhất trong lịch sử thế kỷ 21 của Mỹ. Đau đớn hơn, không phải vũ khí Nga mà vũ khí "xấu xí, nhìn như hàng nhái" của Iran lập công.
Có thể, lo sợ một viễn cảnh như vậy là một trong lý do tới lúc này, tưởng như "giờ G" đã điểm nhưng Hải quân Mỹ ngoài việc "diễu võ giương oai" thì không làm gì hơn.
Còn Tổng thống Trump, một quyết định lúc này nếu dẫn tới hậu quả là vài tên lửa Tomahawk hay một chiếc máy bay rơi nữa sẽ đe dọa tới tham vọng đắc cử nhiệm kỳ 2 Tổng thống Mỹ.
Không đánh là tốt nhất vào lúc này, nên tạm thời hòa hoãn và tìm hiểu thêm về vũ khí nội địa của Iran là giải pháp đúng đắn nhất với Washington!
Cận cảnh hệ thống tên lửa 3rd Khordad tác chiến.
No comments:
Post a Comment