Saturday, June 29, 2019

Chuyên gia CIA: Mỹ đánh hay không đánh Iran, người chiến thắng vẫn là TT Nga Putin!

Chuyên gia CIA: Mỹ đánh hay không đánh Iran, người chiến thắng vẫn là TT Nga Putin!
Chuyên gia CIA: Mỹ đánh hay không đánh Iran, người chiến thắng vẫn là TT Nga Putin!
Theo cựu nhân viên CIA John Kiriakou, trong cuộc xung đột với Iran hiện nay, những phụ tá của Tổng thống Trump đã biến ông Putin thành người chiến thắng, trong mọi tình huống.

Chuyên gia John Kiriakou từng có 14 năm làm việc cho Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và 2 năm rưỡi công tác tại Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ. Ông thường xuyên viết về các vấn đề an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại cho nhiều tạp chí và tờ báo uy tín trên thế giới.

Dưới đây chúng tôi xin lược dịch bài bình luận của ông về mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran hiện nay đăng trên tờ OpedNews ngày 25/6 vừa qua.

Tuần qua, sau vụ việc Iran bắn rơi chiếc máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk, Mỹ và Iran tưởng chừng đã tiến tới bờ vực chiến tranh. Nhưng một lần nữa, điều đó may mắn đã không xảy ra.

Một loạt tờ báo hàng đầu thế giới như Washington Post hay The New York Times liên tục cập nhật từng phút, giải thích những gì đang diễn ra và tại sao lại như vậy. Tuy nhiên, phần lớn các thông tin báo chí đều chưa phân tích hết ngọn ngành bức tranh toàn cảnh.

Đầu tiên, chúng ta biết rằng, sau trọn một ngày (và có thể cả buổi đêm) tham vấn với các tướng lĩnh, cố vấn hàng đầu, các lãnh đạo quốc hội, cuối cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định không hành động trả đũa.

Ông Trump viết trên Twitter: "Tối qua, chúng tôi đã sẵn sàng tấn công trả đũa 3 địa điểm của Iran. Nhưng khi tôi hỏi, có bao nhiêu người sẽ chết, một vị tướng đã trả lời là 150 người. 10 phút trước khi cuộc tấn công diễn ra, tôi đã hủy bỏ nó".

Chuyên gia CIA: Mỹ đánh hay không đánh Iran, người chiến thắng vẫn là TT Nga Putin! - Ảnh 1.

Máy bay trinh sát không người lái tối tân RQ-4A Global Hawk của Hải quân Mỹ

Tôi chẳng may may tin vào điều này, dù chỉ một chút. Đó không phải là điều diễn ra trong đời sống thực.

15 năm kinh nghiệm thực tế ở CIA và thêm 2,5 năm nữa làm việc tại Ủy ban Quốc ngoại Thượng viện, tôi có thể nói rằng, chẳng bao giờ chỉ có một mục tiêu và chẳng bao giờ có một mục tiêu hoặc nhiều mục tiêu có thương vong dân sự.

Chẳng ai ở cấp trung tham gia lập kế hoạch tấn công như vậy lại nói với bạn rằng tổng thống được cung cấp một danh sách hàng chục mục tiêu dự kiến, mỗi mục tiêu lại kèm theo một bảng phân tích thiệt/hơn.

Luật pháp quốc tế quy định rằng các mục tiêu phải không ở gần những khu vực đông dân cư. 150 người thương vong? Làm gì có điều đó.

Một lý giải khác có tính thuyết phục hơn là nhiều khả năng các lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã nói với Tổng thống Trump rằng ông sẽ không nhận được sự hậu thuẫn của họ về hành động tấn công Iran và rằng ông đang bị các trợ lý thao túng và có vẻ như đang nghe theo mệnh lệnh từ Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Bolton.

Khi tôi còn làm việc cho CIA, những nhân vật "diều hâu" thực thụ là những người như bà Madeleine Albright, bà Hillary Clinton, ông Dick Cheney và ông Donald Rumsfeld chứ không phải các tham mưu trưởng liên quân.

Ở chính quyền Donald Trump hiện nay, những quan chức có tầm ảnh hưởng lớn nhất chính là John Bolton, người đã không được phê chuẩn giữ chức Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc thời nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush vì ông ta quá "diều hâu", ngay cả theo nhận xét của những đảng viên cộng Hòa ở Thượng Viện.

TIN LIÊN QUAN
  • Chuyên gia: Tổng thống Trump sẽ đánh Iran, đừng nhầm lẫn với ông Obama!

  • Viễn cảnh kinh hoàng: Tiêm kích F-35 liên quân Anh-Mỹ-Israel đồng loạt đánh phủ đầu Iran

  • Israel là nước sẽ đánh Iran đầu tiên chứ không phải Mỹ!

Nhân vật thứ hai là Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cự Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và tiếp đến là bà Gina Haspel, người kế nhiệm ông Pompeo hiện nay. Những quan chức này là "tai mắt" của Tổng thống Trump.

Tuy nhiên, không một ai trong số họ sẽ là người chiến thắng nếu chiến tranh giữa Mỹ và Iran có xảy ra hay không xảy ra. Chỉ có một người giành chiến thắng trong cuộc xung đột này và người đó là Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thứ nhất, ông Putin chiến thắng nếu như Tổng thống Trump quyết định hành động đơn phương, nghĩa là tấn công Iran mà không cần tới sự thông qua của Liên Hợp Quốc hay sự phên chuẩn của Quốc hội Mỹ và sự hỗ trợ của các đồng minh.

Với trường hợp này, ông Putin sẽ tham vấn với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp, biến ông ta trở thành một chính khách điềm tĩnh, người không muốn sử dụng tới sức mạnh quân sự.

Thứ hai, ông Putin sẽ vẫn chiến thắng trong kịch bản Tổng thống Trump không tấn công Iran. Khi đó, ông Putin sẽ vẫn chứng tỏ ra là một chính khách bình tĩnh, tin dùng biện pháp ngoại giao và sẵn sàng đóng vai trò trung gian đàm phán với Iran.

Nhà lãnh đạo Nga sẽ trở thành người đề xuất đối thoại, tiến hành ngoại giao con thoi để cùng với Trung Quốc, châu Âu và Iran tiến tới một thỏa thuận được các bên chấp nhận.

Những phụ tá của Tổng thống Trump đã biến ông Putin thành người chiến thắng, trong mọi tình huống.

Iran triển khai các hệ thống tên lửa S-300 tới gần Vịnh Ba Tư

No comments:

Post a Comment