Thursday, June 27, 2019

Mải chiến tranh với Iran, Mỹ quên đi một mối nguy khủng khiếp khác đến từ Trung Quốc

Mải chiến tranh với Iran, Mỹ quên đi một mối nguy khủng khiếp khác đến từ Trung Quốc
Mải chiến tranh với Iran, Mỹ quên đi một mối nguy khủng khiếp khác đến từ Trung Quốc
Dù Tổng thống Trump có nhận ra hay không thì cuộc đối đầu hiện nay ở Trung Đông còn hàm chứa một điều gì đó to lớn hơn, vượt ra ngoài phạm vi vùng Vịnh.

Sự hiện diện của Trung Quốc ở Trung Đông

Trong thế giới của công nghệ 5G, chiến tranh mạng và thị trường tài chính toàn cầu, địa chính trị vẫn là một yếu tố đóng vai trò quyết định. Hai tuyến đường biển tại eo biển Hormuz, mỗi tuyến rộng hơn 3km, là hai tuyến đường then chốt dẫn tới vịnh Ba Tư và nơi chứa gần nửa trữ lượng dầu của thế giới.

Đó là lý do tại sao đông đảo dư luận tin rằng những cuộc tấn công gần đây là do Iran tiến hành nhằm vào các tàu chở dầu ở vịnh Oman – một tuyến đường chiến lược nằm bên ngoài eo biển Hormuz.

Iran biết rằng do nước này có vị trí địa lý quá đắc địa trong khu vực vùng Vịnh nên những hành động nhỏ cũng có thể tạo ra những hiệu ứng khuếch đại. Ngược lại, người Mỹ biết rằng trong vùng biển nhỏ hẹp ở vùng Vịnh, các tàu chiến cỡ lớn của họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của các "bầy" xuồng cao tốc Iran.

Ngay cả việc Iran tiệm cận với Saudi Arabia cũng khiến đồng minh của Mỹ cảm thấy bị đe dọa.

Mải chiến tranh với Iran, Mỹ quên đi một mối nguy khủng khiếp khác đến từ Trung Quốc - Ảnh 1.

Eo biển Hormuz. Ảnh: AFP

Quả thực, Trung Đông đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, yếu tố địa lý ở đây còn dẫn tới một câu chuyện to tát hơn tại vùng Vịnh.

Vịnh Oman không chỉ chia tách Oman và Iran, mà còn tách Oman và Pakistan. Ở góc tây nam Pakistan, gần với biên giới Iran, Trung Quốc đã xây dựng xong một cảng container tiên tiến tại Gwadar. Bắc Kinh hy vọng trong tương lai có thể kết nối cảng này với các tuyến đường bộ, đường sắt và đường ống dẫn tới tây Trung Quốc.

Từ Gwadar, Trung Quốc có thể kiểm soát các hoạt động tàu thuyền đi qua eo biển Hormuz.

Nói cách khác, Trung Quốc đã hiện diện ở Trung Đông. Trung Quốc hiện đang có kế hoạch xây dựng một cảng hải quân gần đó, sát ngay biên giới với Iran.

Quan trọng hơn cả, vịnh Oman giờ đây không chỉ đơn thuần là một tuyến đường lưu thông dầu mỏ mà Mỹ, với những bước tiến về khí đốt tự nhiên, không còn có nhiều nhu cầu như trước. Đây là một vùng bản lề kết nối Trung Đông, tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Á trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Mỹ đang đẩy Iran rơi vào tay Trung Quốc

Trong lúc Mỹ đang bận suy tính về một cuộc chiến tranh với Iran thì Trung Quốc đang tăng cường giao dịch thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng tại đó. Gwadar là trung tâm cho kế hoạch hàng hải trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, nhưng mối quan tâm của Bắc Kinh tại Iran có liên quan đến cả đường bộ và đường biển.

Các tuyến đường mà Trung Quốc đã xây dựng ngang qua Trung Á đã nối Trung Quốc với Iran – một sự kết hợp "không thể đánh bại được" tại lục địa Á-Âu.

Cuộc chiến tranh giữa Mỹ với Iran sẽ đẩy Tehran ngày càng rơi vào tay Trung Quốc, trong khi đây đang là quốc gia chịu trách nhiệm cho 1/3 các giao dịch năng lượng của Iran.

Mặc dù mối quan hệ năng lượng giữa Trung Quốc và Iran có thể bị phá vỡ do các biện pháp trừng phạt của Tổng thống Trump, cũng như những phức tạp phát sinh trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh-Washington nhưng Trung Quốc và Iran cuối cùng vẫn sẽ tìm ra cách để hợp tác và gây trở ngại cho Mỹ.

Mải chiến tranh với Iran, Mỹ quên đi một mối nguy khủng khiếp khác đến từ Trung Quốc - Ảnh 2.

Vịnh Oman. Nguồn ảnh: CBC

Vịnh Oman vẫn là trọng tâm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, tương tự như những khu vực giàu năng lượng khác dọc Ấn Độ Dương.

Mục đích của Bắc Kinh là muốn dầu mỏ và khí đốt được vận chuyển trực tiếp qua đường ống dẫn tới Trung Quốc do eo biển Malacca (nằm giữa Malaysia-Indonesia, Trung Quốc hiện đang phụ thuộc rất nhiều và lượng dầu mỏ nhập khẩu đi qua tuyến đường này), tương tự như eo biển Hormuz, quá chật hẹp để làm hài lòng Bắc Kinh. Một lần nữa, vấn đề lại liên quan tới địa lý.

Không chỉ Trung Quốc hướng tới vùng Vịnh, mà cả Ấn Độ và Iran cũng đang cạnh tranh với Trung Quốc và Pakistan để kết nối vịnh Oman với nội địa Á-Âu, hy vọng có thể kết nối đông nam Iran với vùng Trung Á giàu nguồn năng lượng.

Hiện không rõ bên nào (hay cả 2 bên) có thành công với những nỗ lực hiện nay hay không. Nhưng trong trường hợp nào đi nữa thì Mỹ cũng không có chân trong cuộc chơi này.

Iran đang ở có vị trị địa chính trị vô cùng "trung tâm" trong thế kỷ 21 và là chìa khóa cho các kế hoạch của Trung Quốc, tương tự như vai trò của các kế hoạch này trong số phận của lục địa Á-Âu.

  • Sự mềm mỏng bất thường của Tổng thống Trump có phải do "sợ chiến tranh" với Iran?

  • CẬP NHẬT: Venezuela đảo chính lần 2, TT Nicolas Maduro bị ám sát hụt - Một con "cá lớn" vùng thoát

Trong khi Mỹ coi vùng Vịnh là một khu vực nhỏ và dị biệt thì Trung Quốc lại nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn.

Dĩ nhiên, Iran đang tạo ra thách thức đối với hòa bình của Trung Đông và đặc biệt là đối với các đồng minh của Mỹ.

Tuy nhiên, chế độ tăng lữ ở Iran đang nắm rất nhiều quyền lực và được thể chế hóa sâu, khó có thể bị lật đổ bởi một hành động quân sự bốc đồng.

Sự thay đổi chế độ cầm quyền ở Iran có thể dẫn tới tình hình tồi tệ hơn, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran sẽ nắm quyền kiểm soát trực tiếp, thay vì gián tiếp như hiện nay.

Mỹ không định thay đổi quan điểm của Trung Quốc đối với vai trò của Iran trong Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Hướng tiếp cận của Washington là gây áp lực về kinh tế, tổ chức các cuộc tấn công mạng hay nối lại các cuộc đám phàn, kết hợp với các cuộc điện đàm của Tổng thống để kêu gọi tăng cường tự do ở Iran và những bên khác tham gia Sáng kiến này, nhằm làm suy yếu vị thế của Trung Quốc.

Nhìn chung, giới chuyên gia đánh giá nếu không có một ý tưởng to lớn hơn, Mỹ sẽ khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong tương lai.

No comments:

Post a Comment