Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran liên tục leo thang đến bờ vực của chiến tranh đang là một trong những tâm điểm chú ý trong suốt thời gian qua.
Những đỉnh điểm của căng thẳng khi Iran tuyên bố tạm dừng tuân thủ một phần thỏa thuận hạt nhân P5+1 để nối lại việc làm giàu Uranium hay việc máy bay trinh sát không người lái MQ-4C Triton của Mỹ bị Iran bắn hạ… đang tạo một lò lửa mới tại Trung Đông.
Tuy nhiên, có một quốc gia cũng đang rất quan tâm tới động thái của Iran trong cuộc khủng hoảng nói trên là Israel.
Tel Aviv sẽ không bao giờ chấp nhận việc Tehran tái khởi động chương trình hạt nhân và sẵn sàng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran nếu có cơ hội và được bật đèn xanh.
Israel sẽ không bao giờ chấp nhận chương trình hạt nhân của Iran
Trong lịch sử tồn tại, đã không ít lần Israel chủ động sử dụng vũ lực để ngăn cản các quốc gia đối địch phát triển công nghệ hạt nhân có thể được sử dụng làm vũ khí chống lại nhà nước Do Thái. Với ưu thế quân sự vượt trội tại Trung Đông, Israel luôn làm mọi cách để đảm bảo ưu thế hạt nhân vượt trội và sự tồn vong của đất nước mình.
Không khó để tìm kiếm thông tin về chiến dịch quân sự tuyệt mật, quy mô và hiệu quả mang tên Opera (1981) và Orchard (2007) nhằm vào căn cứ hạt nhân Al Tuwaitha (Iraq) và vị trí tuyệt mật ở sa mạc Al Kibar (Syria).
Các chiến dịch tấn công đột kích trên đều rất phức tạp và được hoạch định kỹ tới từng chi tiết để đảm bảo thành công. Tất cả các cuộc tấn công đều đạt được mục tiêu là khiến chương trình hạt nhân của Iraq và Syria bị đình trệ, thậm chí là hủy bỏ.
Tiêm kích tàng hình F-35 của Israel.
Vậy điều gì dám chắc là Israel không áp dụng lại chiến lệ tương tự với Iran? Cái người Do Thái cần là sự "bật đèn xanh" từ Mỹ và sự hậu thuẫn chính trị đủ mạnh trong khu vực Cận Đông. Điều này cũng giống như diễn biến sự việc trong 2 sự kiện tấn công phủ đầu nói trên của Israel.
Nếu không có sự ủng hộ và gật đầu của Mỹ, liệu các đòn tấn công, vi phạm công ước quốc tế của Israel có thành công và không tạo ra một cuộc khủng hoảng trong khu vực
Ngoài ra, một yếu tố đáng chú ý nữa là khả năng điều phối và hoạch định chiến lược tấn công tài tính của giới chức quân sự Israel.
Trong chiến dịch tấn công lò phản ứng Osirak của Iraq, các đơn vị máy bay chiến đấu F-16 của Israel thậm chí đã vượt qua gần 1.000km, qua lãnh thổ 3 quốc gia đối địch, tránh hàng loạt trận địa phòng không… để đến được mục tiêu mà không có bất kỳ tổn thất nào.
Điều này cũng tương tự với chiến dịch nhằm vào cơ sở hạt nhân bí mật tại sa mạc Al Kibar, tỉnh Deir ez-Zor (Syria). Trên thế giới kể cả tới thời điểm hiện tại, khó có nước nào hoạch định chiến thuật và thực hiện các đòn tấn công phủ đầu và chớp nhoáng thành công hơn Israel…
Iran đang trong tầm ngắm!
Chương trình hạt nhân của Iran chắc chắn đã nằm trong tầm ngắm của Israel nhiều năm qua. Vấn đề này đặc biệt nguy hiểm với nhà nước Do Thái với những tuyên bố cứng rắn của lãnh đạo Iran trước đây về việc sẵn sàng xóa sổ Israel khỏi Trái Đất hay tuyên bố của lãnh đạo Israel về việc sẽ không bao giờ chấp nhận cho Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Phòng không Iran phải hết sức cảnh giác.
Vấn đề này gần đây tạm thời lắng dịu nhờ thỏa thuận hạt nhân P5+1 giữa Iran và các cường quốc. Tuy nhiên, những căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã một lần nữa đẩy mối nguy cơ này hiện hữu hơn với Israel.
Việc Iran tuyên bố nối lại việc làm giàu Uranium và không tuân theo một phần thỏa thuận P5+1 chắc chắn sẽ là tâm điểm chú ý của Israel.
Vấn đề còn lại của Israel là chờ một cái gật đầu và hậu thuẫn của Mỹ, mà vấn đề này càng rõ ràng hơn nhất là với sự kiện máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk bị bắn rơi. Mỹ chắc chắn cần "một bài học" cho Iran và nếu điều này xảy ra liệu ai có thể hợp lý và hiệu quả hơn Israel.
Đòn tấn công chớp nhoáng của không quân Israel nhằm vào các căn cứ hạt nhân của Iran sẽ giúp lấy lại thể diện của Mỹ, cũng như giúp Tel Aviv kiềm chế năng lực hạt nhân của Iran.
Tuy nhiên, để điều này xảy ra khi Mỹ tạo được đủ sự hậu thuẫn chính trị trong khu vực để không biến đón tấn công của Israel trở thành khủng hoảng khu vực, cũng như việc lực lượng quân sự đồn trú tại Cận Đông có được sự chuẩn bị cần thiết chống lại các đòn trả đũa từ Iran.
Liệu những hành động ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Mỹ M. Pompeo hay động thái âm thâm tăng cường lực lượng quân sự tại Trung Đông của Mỹ tới khu vực nhằm múc đích gì? Chắc chắn đó là những động thái siết chặt vòng vây cấm vận, bao vây quân sự nhằm vào Iran.
Tuy nhiên, đó có phải là sự chuẩn bị cho mọi kịch bản, trong đó có việc sử dụng quân sự nhằm vào Iran hay không vẫn còn để ngỏ… Iran hãy cẩn thận, Israel sẽ không bao giờ rời mắt khỏi chương trình hạt nhân của Tehran!
No comments:
Post a Comment