Trong những ngày qua, quan hệ Tehran và Washington tiếp tục xấu đi nhanh chóng sau vụ Iran khiến siêu UAV 182 triệu USD của Mỹ "ra đi trong một nốt nhạc".
Ngày càng có nhiều động thái cho thấy chính quyền Tổng thống Trump có thể khởi động một cuộc không kích trả đũa mà không cần tới sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ.
Thật vậy, trong một diễn biến liên quan, Mỹ đã triển khai thêm nhóm tác chiến viễn chinh thủy quân lục chiến do tàu đổ bộ USS Boxer dẫn đầu tiến về vùng Vịnh.
Càng gần "giờ G", người ta càng lo lắng cho đất nước Iran trước cường quốc quân sự Mỹ. Dù có thể mạnh về lực lượng phòng không, thế nhưng Không quân Iran quá nhiều điểm yếu khi sử dụng tiêm kích Mỹ đóng vai trò chủ lực. Điều đó khiến cho họ dễ bị "nắm thóp" khi giao chiến!
Thua thảm trước mọi cuộc đối đầu với F-15 Mỹ
Tất nhiên ngoài tiêm kích hạng nặng F-14A Tomcat, Không quân Iran vẫn còn có mấy chục chiếc tiêm kích khác như 47 chiếc F-4 Phantom II, 25 chiếc F-5E/Saeqeh, 17 F-7 và 20 MiG-29 có khả năng bảo vệ không phận.
Thế nhưng, trong số này, e chỉ có MiG-29 tạm được xem như có khả năng đối đầu với Không quân Mỹ. Đơn giản là vì cũng như F-14, F-4 hay F-5 đều là "made in USA".
Theo mạng RURaviation, Iran đã đặt mua khoảng 36 chiếc MiG-29 từ Liên Xô trong giai đoạn 1990-1991. Tính đến năm 2015, họ vẫn còn trong biên chế toàn bộ số máy bay này.
Tuy nhiên, không ít nguồn tin cho rằng Iran hiện chỉ còn chừng 20 chiếc còn hoạt động do một số máy bay hư hỏng, thiếu phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng do lệnh cấm vận ngặt nghèo của quốc tế.
Đó là chưa kể, Mỹ cũng có nhiều kinh nghiệm đối đầu với MiG-29 và từng khiến dòng máy bay này "nếm không ít trái đắng".
MiG-29 của Nam Tư bị F-15C bắn hạ khi còn mang nguyên cả tên lửa.
Cụ thể, trong cuộc chiến tranhh vùng Vịnh năm 1991, Mỹ ghi nhận rằng tiêm kích F-15 của họ đã giành 5 chiến thắng trước MiG-29 của Iraq.
Bên cạnh đó, Không quân Iraq cũng ghi một "dòng sử nhục nhã" khi có 8 phi công lái tiêm kích hiện đại nhất nước này tháo chạy sang Iraq vì...sợ. Số này sau đó bị Iran tịch thu và tái sử dụng lại.
Còn trong cuộc chiến tranh Kosovo năm 1999, các máy bay MiG-29A của Không quân Nam Tư đã bất lực hoàn toàn trước F-15C của NATO.
Ít nhất 6 chiếc MiG-29 đã bị hắn hạ hoặc gặp tai nạn, ngoài ra còn 4 máy bay bị hủy diệt ngay trên mặt đất.
Dù được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không trước máy bay Mỹ - NATO, nhưng MiG-29 chưa bao giờ làm tốt chuyện đó.
Thậm chí, năm 1999, trong cuộc chiến tranh Eritrea và Ethiopia, MiG-29 đã bại trận thảm hại trước Su-27 của Ethiopia.
Các chiến công nhỏ bé như vụ MiG-29UB Cuba bắn rơi máy bay Cessna 337 của tổ chức lưu vong phản động năm 1996 hay Gruzia dùng MiG-29 bắn rơi UAV Hermes 450 năm 2008 chẳng thế cứu vãn danh tiếng dòng máy bay MiG thế hệ 4 này.
Nguyên nhân các thất bại rất khó để nói một chi tiết và chính xác nhất, chỉ biết rằng nó tới từ chính con người sử dụng và một phần do những hạn chế của MiG-29.
Tiêm kích MiG-29A của Iran mang tên lửa R-73E và R-27.
Tính năng lộ "sạch sành sanh", Iran khó làm nên điều kỳ diệu!
Về phần Iran, từ trước tới nay họ cũng cho có kinh nghiệm chiến đấu với MiG-29 mà chủ yếu là dùng F-14A trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq với 160 chiến công.
Do đó, rất ít khả năng các phi công giàu kinh nghiệm của Iran có thể làm được điều gì cho MiG-29 nếu phải đối đầu với dàn tiêm kích tối tân của Mỹ.
Đó là chưa nói tới việc tính năng của MiG-29 phiên bản xuất khẩu cho Iran hiện đã rất lạc hậu. Theo RURaviation, Iran mua các phiên bản thuộc thế hệ đầu của MiG-29 gồm: A/B/UB.
Theo tổng kết của giới phi công Mỹ từng thử nghiệm trên MiG-29A được tiết lộ trong bài viết đăng tải hồi năm 2014 trên tạp chí Air & Space thì MiG-29 đời đầu có thùng nhiên liệu nhỏ, tầm bay ngắn, buồng lái chật chội với nhiều nút và công tắc trên bảng điều khiển.
Khả năng của MiG-29A đã bị hạn chế bởi việc nó chỉ có thể đánh chặn và bắn hạ mục tiêu đối phương ở khoảng cách gần từ sân bay của mình do các phi công MiG-29 phải làm theo chỉ dẫn của điều phối mặt đất.
Các hệ thống của MiG-29, kể cả màn hình hiển thị chính diện, cũng không được phát triển đủ tốt, nên các phi công nắm bắt tình hình trên không rất kém. Nói cách khác, phi công buộc phải cúi đầu, mở bản đồ để xem mình đang ở đâu khi bay.
Hệ thống điện tử của MiG-29A rất hạn chế.
Radar N-019 Sapfir 29 trên các máy bay MiG-29 thế hệ đầu cũng bị coi là kém cỏi. Nó chỉ phát hiện máy bay chiến đấu từ khoảng cách 70km bán cầu trước và 35km bán cầu sau.
N-019 có thể thể hiện 10 mục tiêu trên màn hình theo dõi, nhưng radar chỉ khóa được một để dẫn tên lửa R-27 tiêu diệt.
Bộ xử lý tín hiệu cũng gặp rắc rối khi gặp phải những quấy phá từ mặt đất, và phạm vi phát hiện theo dõi tầm xa sẽ bị giảm bớt. Nó cũng khá dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện tử.
Và rất gay go là bí mật về radar N-019 đã bị kỹ sư thiết kế của Phazontron là Adolf Tolkachev cung cấp "sạch sành sanh" cho CIA năm 1986.
Ngoài ra, sau sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu, Mỹ đã tìm mua được vô số MiG-29 để thử nghiệm và rút ra nhiều bài học để đối phó với dòng máy bay này.
Đó là lý do mà họ dễ dàng đánh bại MiG-29 ở Iraq hay Nam Tư sau này.
Ở Nga, hiện nay họ đã hiện đại hóa MiG-29 khác xa với phiên bản đời đầu, ví dụ như bản nâng cấp MiG-29SMT tiệm cận với máy bay thế hệ 4++, có đủ khả năng và sức mạnh không chiến như Su-30/35.
Nhưng với điều kiện Iran, điều đó vô cùng khó khăn và hiện nay chưa có thông tin cho thấy MiG-29 của Iran được nâng cấp sâu rộng mà chủ yếu dừng ở mức đại tu, sửa chữa tăng hạn.
Nói chung, mọi thứ như "chống lại" Không quân Iran, dàn máy bay của họ hầu như bị "khóa chặt" khi còn chưa kịp cất cánh.
Dĩ nhiên, điều kỳ diệu có thể xảy ra, nhưng nó đòi hỏi yếu tố lớn về mặt con người, chiến thuật sử dụng, còn tính năng máy bay không đóng vai trò quyết định thành bại của trận đánh.
Hãy cùng chờ xem Không quân Iran sẽ làm thế nào với máy bay Mỹ?
Iran tự sửa chữa tăng hạn MiG-29 trong nước.
No comments:
Post a Comment