Để đảm bảo kẻ địch bị tiêu diệt, trước tiên là Nga và Trung Quốc, Quân đội Mỹ rất cần 2 loại tên lửa chính xác và không thể bắn hạ. Đó là tuyên bố của đại tá John Rafferti, kỹ sư quân sự và chuyên gia về vũ khí tiên tiến của Lầu Năm Góc.
Hiện nay đang diễn ra cuộc tranh cãi về chuyên môn liên quan tới việc vũ khí ưu thế phải có những tính năng như thế nào. Các chuyên gia của quân đội và lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Mỹ đề xuất những ý tưởng và khuyến nghị của mình.
Có những thứ đang được triển khai theo hướng này. Như tập đoàn Lockheed Marton đã có được bản hợp đồng nghiên cứu chế tạo tên lửa JASSM-XR với tầm bắn lên tới 1.600 km. Những nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên sẽ được trình làng trong vài năm tới.
Sau khi chế tạo những tên lửa "thần thánh" này Mỹ có thể đề cập tới việc hình thành một đội quân mới hùng mạnh. Đây là những kết luận của ông Rafferti trong cuộc trả lời phỏng vấn Breaking Defense.
Ráo riết đối phó với Nga - Trung
Theo chia sẻ của ông Rafferti, người Mỹ tin rằng sau khoảng 5 năm, quân đội Mỹ sẽ có được ưu thế cần thiết trước tất cả các quân đội trên thế giới tại các chiến trường trải dài lên tới 1.500 km trên bộ.
Vì thế sau năm 2023, Mỹ sẽ đưa vào ứng dụng trong thực tiễn chiến đấu những loại vũ khí mới – đó là các khẩu lựu pháo chuyên dụng chính xác cao và những tên lửa không quân với các tầm bắn 100, 300 và 500 km.
Pháo binh tầm xa sẽ có kết nối cộng sinh với những drone do thám "thông minh" sử dụng trị tuệ nhân tạo mà có thể tự tìm kiếm mục tiêu để các lựu pháo tiêu diệt.
Trước tiên là những hệ thống súng phòng không của địch, còn lực lượng không quân có người lái sẽ triển khai các tên lửa không thể bắn hạ để tấn công thọc sâu vào những điểm yếu hạ tầng phòng không còn lại. Tiếp đến, chỉ còn công việc dọn dẹp lãnh thổ của đối phương.
Tạm thời người Mỹ phải cẩn trọng ở trên không. Thậm chí các nhóm khủng bố dùng những tổ hợp phòng không vác vai và súng đại liên thách thức lực lượng không quân Mỹ, chứ chưa cần nhắc tới hệ thống phòng không của Nga và Trung Quốc.
Những quốc gia này "sở hữu lực lượng không quân tiêm kích tiên tiến, số lượng lớn các tên lửa phòng không tầm xa và ngắn, cũng như các súng máy tự động mà được điều phối bởi những mạng máy tính và điều khiển bằng các trạm radar phức tạp có khả năng phát hiện cả những máy bay tàng hình tối tân nhất của Không quân Mỹ".
Khi nghiên cứu hướng tới tương lai, Lầu Năm Góc đương nhiên tính tới những dự án mới nhất của các chuyên gia Nga và Trung Quốc mà cũng tập trung vào việc khóa chặt không phận thuộc tầm kiểm soát của các hệ thống phòng không.
Các phương tiện truyền thông của Mỹ, với sự tức tối không thể che dấu, đang viết về hệ thống S-500 "Prometey" sắp được quân đội Nga sử dụng.
ICBM Topol-M của Nga diễu hành qua Quảng trường Đỏ kỷ niệm Ngày chiến Thắng
Ý tưởng về những tên lửa "thần thánh"
Để một lần và mãi mãi "giải quyết dứt điểm với người Nga", các tướng lĩnh của Lầu Năm Góc cần những tên lửa "thần thánh" mà ông Rafferti đã nhắc tới.
"Đó không đơn giản chỉ là một vài mũi tên trong ống tên. Đó là những mũi tên bạc. Chỉ có chúng mới có thể vượt qua được một vài những phương tiện phòng vệ phức tạp nhất của các đối thủ", ông Rafferti nhấn mạnh đến sự cần thiết đối với các tên lửa thông thường và siêu thanh.
Giấc mơ hồng đầu tiên của giới chuyên gia Mỹ nằm ở công tác nghiên cứu chế tạo những mẫu tên lửa siêu thanh "đất đối đất" thực sự (với tầm bắn 1.600 km), xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở vận tốc Mach 5+. Nó sẽ phải tiêu diệt trong giây láy những mục tiêu đặc biệt quan trọng, trước tiên là các hầm chỉ huy, giếng phóng tên lửa và trạm liên lạc.
Ý tưởng thứ hai đó là chế tạo tên lửa cận thanh hạng nhẹ mà có thể bắn lên từ pháo lựu 155 mm. Những loại đạn không lớn này sẽ có giá thành không cao, chính xác và tầm bắn xa. Còn điều quan trọng – đó là chúng phải nhiều đến mức có thể phủ kín tất cả những thứ gì của địch có khả năng phương hại tới quân đội Mỹ.
Nói chung, tạm thời tên lửa JASSM-XR không đáp ứng mong muốn của người Mỹ ngoài tầm bắn. Có quá ít tiền được đầu tư cho công tác hoàn thiện – 51,1 triệu đôla để chờ đợi một sự đột phá về công nghệ. Thêm vào đó JASSM-XR thuộc loại vũ khí "không đối đất" trong khi Rafferti lại nói về các hệ thống trên mặt đất.
Chuyên gia này thừa nhận rằng Mỹ đang đối diện với những vấn đề lớn về công nghệ, tài chính và thậm chí cả pháp lý. Nhưng nếu không giải quyết thì trong tương lai cuộc chiến với Nga hoặc Trung Quốc sẽ trở thành thảm kịch đối với Mỹ.
Nếu không giành được ưu thế trên không và không tiêu diệt các căn cứ chỉ huỷ, thì lực lượng pháo binh tầm xa lẫn drone thông minh hay khí tài hiện đại khác sẽ không thể hỗ trợ binh lính Mỹ.
Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng phát triển tên lửa JASSM-XR
Thêm một vấn đề nghiêm trọng nữa theo ý kiến của ông Rafferti – đó là những xung đột nội bộ.
Vấn đề ở chỗ, tại Mỹ người ta vận động không chỉ nhằm tăng các chi phí quốc phòng, mà cả phân bổ ngân sách bên trong Lầu Năm Góc. Lấy ví dụ, chỉ có kẻ lười nhác mới không lên tiếng chỉ trích chiếc tiêm kích F-35 vì ngốn quá nhiều tiền mà không tương xứng các tính năng chiến đấu của nó.
Nhưng công ty chế tạo Lockheed Martin "đã mua chuộc toàn bộ quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc. Đúng, tập đoàn sẵn sàng bắt tay vào chế tạo các tên lửa mới nhưng phải không phương hại tới đưa con cưng của mình.
Cũng có thể nói điều tương tự liên quan tới 6 lĩnh vực ưu tiên đầu tư của quốc phòng Mỹ. Không ai trong số các tướng lĩnh hàng đầu "chịu nhượng bộ" bằng các chương trình "máu mủ" của mình. Hãy thử nói với các đô đốc hải quân Mỹ để họ dừng đóng các tàu chiến mới, ngay lập tức họ sẽ kêu trời với Quốc hội Mỹ.
Nói tóm lại, chính vì thế nên ở Mỹ trường phái thiết kế vũ khí siêu thanh phát triển không mạnh mẽ: đơn giản bởi vì lĩnh vực này không có các chuyên gia vận động hành lang có tầm ảnh hưởng. Nhưng dù thế nào thì quá trình chế tạo "các tên lửa thần thánh" đã được kích hoạt.
Hải quân Mỹ công bố video tàu ngầm USS John Warner phóng tên lửa hành trình tấn công Syria
No comments:
Post a Comment