Kh-35U có mạnh như Nga quảng bá?
Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/9 vừa cho công bố một video ghi lại cảnh chiếc máy bay ném bom chiến thuật Su-34 phóng tên lửa hành trình Kh-35U tiêu diệt gọn một tàu mục tiêu giả định.
Kh-35U trang bị đầu đạn nặng khoảng hơn 1.000 pound (450 kg) và được cho là có khả năng tiêu diệt các tàu đối phương có tải trọng lên tới 5.000 tấn. Loại tên lửa diệt hạm này có thể phóng đi từ tàu mặt nước hoặc máy bay và di chuyển với tốc độ cực nhanh tấn công các tàu mục tiêu.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, họ đã tiến hành phóng thử 8 quả tên lửa trong cuộc tập trận và tất cả đều bắn trúng mục tiêu. Moscow tuyên bố Kh-35U là không thể đánh chặn và nó có thể vô hiệu hóa tất cả hệ thống phòng không trên các tàu chiến hiện nay.
Tuy nhiên, theo chuyên gia quốc phòng Logan Nye của trang mạng We Are The Mighty thì rất cần phải cẩn trọng trước các thông tin quân sự như kiểu này được Nga đưa ra, bởi Moscow vẫn thường có xu hướng "thêm mắn, thêm muối" để quáng bá cho vũ khí của mình.
Chẳng hạn như, chương trình chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata hay máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 vẫn được Nga "quảng cáo hết lời" nhưng đâu đã đạt được kết quả như mong đợi?
Tất nhiên, Kh-35U là một vũ khí đã được đưa vào thực chiến. Chiếc Kh-35 đầu tiên ra đời từ những năm 1980 và phiên bản Kh-35U cũng đã được Nga đưa vào biên chế từ nhiều năm nay.
Tên lửa này bay bám mặt biển, có thể phóng đi bằng nhiều loại máy bay, từ trực thăng cho tới chiến đấu cơ phản lực. Ngoài ra, nó cũng có thể khai hỏa từ các tàu chiến mặt nước.
Hình ảnh tàu mục tiêu bị tên lửa Kh-35U tiêu diệt. Ảnh trích từ video BQP Nga
Nếu những gì Nga tuyên bố là chính xác thì Kh-35U có thể loại khỏi vòng chiến đấu cả tàu khu trục và tàu chiến duyên hải chỉ bằng một đòn tấn công.
Các tàu sân bay cũng có thể bị hư hại hoặc phá hủy bằng một quả Kh-35U nhưng nếu bị tập kích ồ ạt chắc chắn khó trụ vững. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là Mỹ có nên hoảng sợ?
Mỹ hãy cứ yên tâm ngủ ngon!
Trước tiên cần phải thấy rằng, trong video Nga công bố lúc bị tên lửa Kh-35U tiêu diệt, tàu mục tiêu đang ở trạng thái đứng yên và là tàu dân sự. Điều này khác xa với việc tấn công tàu sân bay Mỹ đang di chuyển ở tốc độ cao lại được bảo vệ bởi các hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx luôn sẵn sàng khai hỏa đáp trả.
Kh-35U có tầm bắn xấp xỉ 185 dặm (300 km) trong khi các máy bay Super Hornet bảo vệ tàu sân bay Mỹ có tầm hoạt động khoảng 500 dặm và Hải quân nước này còn đang thúc đẩy kế hoạch gia tăng tầm hoạt động cho chúng bằng cách bổ sung thêm các thùng nhiên liệu hòa nhập khí động (Conformal Fuel Tank/CFT) giúp tăng thêm tầm tác chiến khoảng 300 dặm.
Ngoài ra, các tiêm kích F-35C dự kiến cũng sẽ có tầm hoạt động lớn hơn khoảng 10% trước khi tái tiếp nhiên liệu. Vì vậy, các tàu sân bay Mỹ sẽ còn rất nhiều thời gian để "hít thở khí trời" nghỉ ngơi miễn là chúng luôn bận radar cảnh giới và tuần tra.
Hai chiếc F/A-18E Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tất nhiên, một số nhóm chiến đấu khác không hoặc chỉ nhận được sự yểm trợ rất ít từ các máy bay kể trên và Su-34 Nga hoặc phiên bản tương tự có thể di chuyển vào tầm tấn công và phóng tên lửa.
Nhưng Hải quân Mỹ cũng đang chế tạo một phiên bản mới của tên lửa hành trình Tomahawk có thể được sử dụng cho nhiệm vụ đối hạm. Theo ước tính, nó sẽ có tầm bắn trên 1.000 dặm, tương tự như phiên bản tấn công mặt đất từng phát huy hiệu quả nhiều năm này.
Điều đó cho phép Hải quân Mỹ có thể tấn công các tàu chiến Nga mang tên lửa Kh-35U từ khoảng cách 835 dặm, ngoài ô tấn công của Nga.
Do đó, chuyên gia quốc phòng Logan Nye cho rằng, Mỹ cứ đón nhận chiêu bài tuyên truyền của Nga và hãy yên tâm ngủ ngon.
Màn phô diễn của Kh-35U khá ấn tượng, giống như buổi trình diễn pháo hoa vậy. Tuy nhiên, nó chưa thể đại diện cho lợi thế công nghệ của Nga trong việc đối phó với bất kỳ ai, ngoại trừ ngư dân.
Máy bay ném bom Su-34 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga phóng tên lửa chống tàu Kh-35U.
No comments:
Post a Comment