Tuesday, September 25, 2018

Tăng T-90S VN: Lính thoát kiếp nạn è cổ khiêng bình điện 70kg đến chết ngất

Tăng T-90S VN: Lính thoát kiếp nạn è cổ khiêng bình điện 70kg đến chết ngất
Tăng T-90S VN: Lính thoát kiếp nạn è cổ khiêng bình điện 70kg đến chết ngất
Bạn đồng hành của xe tăng T-90S Việt Nam đã về: Sẵn sàng làm nhiệm vụ
Bạn đồng hành của xe tăng T-90S Việt Nam đã về: Sẵn sàng làm nhiệm vụ
Nga công bố thời gian hoàn thành hợp đồng cung cấp xe tăng T-90 cho Việt Nam
Nga công bố thời gian hoàn thành hợp đồng cung cấp xe tăng T-90 cho Việt Nam
Lào mua xe tăng
Lào mua xe tăng "Đại bàng trắng" là lời gợi ý tuyệt vời dành cho Việt Nam?
Với phương thức nạp dòng điện không đổi, điệp khúc "tháo lắp, khiêng bình điện" của các thành viên kíp xe tăng T-90S có thể sẽ kết thúc hoặc chí ít ra nó cũng sẽ thưa hơn!

Trên các loại xe tăng phổ biến nhất hiện nay như T-54, T-55, T-59, T-62... hệ thống khởi động động cơ chủ yếu vẫn là sử dụng điện năng được cấp từ bình điện (ac- qui). Ngoài ra, bộ bình điện này còn có nhiệm vụ cấp điện cho các thiết bị điện (thông tin liên lạc, quạt gió, chiếu sáng...) khi động cơ không làm việc.

Để đủ khả năng cung cấp điện cho hệ khởi động động cơ và các nhiệm vụ khác, thông thường phải dùng đến 4 bình điện chì loại 12V, dung lượng 120-150 Ah với khối lượng mỗi bình lên đến 60-70 kg.

Lính xe tăng và điệp khúc "tháo lắp, khiêng bình điện"

Là bình điện chì, lại giữ trọng trách như vậy nên các bình điện này đòi hỏi một quy trình kiểm tra và nạp điện bổ sung nghiêm ngặt. Cụ thể, phải định kỳ - thường là 1 tháng phải kiểm tra bổ sung dung dịch và nạp điện bổ sung 01 lần.

Dung dịch điện phân dùng trong bình điện chì là A-xít Sun-fu-ríc. Trải qua sử dụng và tác động của thời tiết, khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm nên thường bay hơi làm nồng độ dung dịch tăng lên dẫn đến thay đổi điện áp và ảnh hưởng chất lượng, tuổi thọ bình điện.

Tăng T-90S VN: Lính thoát kiếp nạn è cổ khiêng bình điện 70kg đến chết ngất - Ảnh 1.

Bộ đội xe tăng Việt Nam huấn luyện trên bãi tập. Ảnh: QĐND.

Khi thấy dung dịch điện phân bị hao hụt phải bổ sung ngay. Dung dịch bổ sung phải là nước cất- tất nhiên không đòi hỏi phải tinh khiết như nước cất quân y song ít nhất cũng phải cất 1 lần. Trong những điều kiện bất khả kháng có thể dùng nước mưa thay thế.

Bình điện, dù có sử dụng hay không thì đều bị hao hụt dung lượng và điện áp theo thời gian. Vì vậy, hàng tháng phải đưa đi nạp bổ sung.

  • Su-35 bắt sống F-22 ở Syria: Trò bịp bợm hay "cú tát nảy lửa" vào Không quân Mỹ?

Trong thực tế, khi sử dụng động cơ liên tục thì bình điện cũng đã được nạp bổ sung nhưng với phương thức này, dung lượng chỉ đạt 80-85% định mức. Vì vậy, khi có điều kiện người ta vẫn đưa về xưởng để nạp, kể cả khi trú quân tại chiến trường.

Ở chiến trường, chuyện khiêng bình điện đi nạp điện bổ sung là cả một vấn đề. Để tránh thương vong, các xe, phân đội trong chiến trường thường bố trí khá xa nhau, có khi đến vài cây số. Vì vậy, chuyện khiêng bình điện đi xa vài cây số đường đèo dốc để nạp là chuyện thường xuyên của lính xe tăng.

Thực ra, với khối lượng 60- 70 kg mà hai người khiêng thì cũng không phải là quá sức. Song ở chiến trường, có khi đến 90% quân số đơn vị sốt rét thì cũng là cả một nan đề.

Thậm chí, có trường hợp gặp bom từ trường, anh em phải tháo hết đai bình điện (bằng sắt) giấu tạm ven đường rồi buộc dây rừng khiêng đi tiếp như của Đại đội 4, Lữ đoàn 203 hồi ở Đường 12 (A Lưới, Thừa Thiên Huế) năm 1972.

Tăng T-90S VN: Lính thoát kiếp nạn è cổ khiêng bình điện 70kg đến chết ngất - Ảnh 3.

Bộ đội xe tăng Việt Nam huấn luyện. Ảnh: QĐND.

Ngày nay, xe tăng thường để ở các khu xe tập trung, trạm nạp cũng ở gần đấy, lại có các phương tiện vận tải hỗ trợ... nên công việc này cũng đỡ vất vả.

Tăng T-90S VN: Lính thoát kiếp nạn è cổ khiêng bình điện 70kg đến chết ngất - Ảnh 4.

Tuy nhiên, bài tập "lắp bình điện, chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho xe" cũng đã trở thành bài tập cơ bản cho các kíp xe và phải luyện tập thật thành thạo. Khi đưa vào hội thao TTG toàn quân, kỷ lục của môn này là 14 phút nhưng làm xong anh nào cũng muốn "ngất".

Nói gì thì nói, tháo bình điện ra, đưa đến trạm nạp, khiêng bình mới về, lắp vào xe vẫn là một điệp khúc chẳng mấy thích thú của lính xe tăng dù là thời bình hay thời chiến.

Với xe tăng T-90S , điệp khúc đó đã chấm dứt?

Có lẽ đã thấu hiểu sự vất vả của lính tăng khi chăm sóc bộ bình điện của xe, cộng với sự cần thiết phải đảm bảo nguồn điện cung cấp cho các thiết bị điện khi động cơ chính không làm việc trong khi các thiết bị đó rất nhiều và phong phú, trên xe tăng T-90S mà Việt Nam sắp nhận đã áp dụng một giải pháp mới rất thông minh: Lắp thêm trên xe một máy phát điện ДГУ.

Tăng T-90S VN: Lính thoát kiếp nạn è cổ khiêng bình điện 70kg đến chết ngất - Ảnh 5.

Xưởng sản xuất xe tăng T-90S ở Nhà máy UralVagonZavod.

Máy phát điện ДГУ là loại máy phát điện một chiều, có công suất 8 kW, điện áp định mức 27,5 V, có thể làm việc liên tục 24 h/ngày, động cơ nổ sử dụng nhiên liệu điezel cùng với xe tăng và được lắp ở sườn trái xe, có vỏ bọc thép.

  • Su-35 bắt sống F-22 ở Syria: Trò bịp bợm hay "cú tát nảy lửa" vào Không quân Mỹ?

  • Nga tung bằng chứng thép bóc mẽ F-16 Israel trốn sau IL-20: S-400 thành nhân chứng đắt giá

  • Chuyên gia: "Ông chủ" Nga đã thống lĩnh không phận Syria, F-22, F-35 Mỹ nên tránh xa!

Máy phát điện ДГУ có nhiệm vụ: cung cấp điện cho thiết bị thông tin liên lạc, khí tài quan sát, ngắm bắn, hệ thống phòng chống cháy, chống vũ khí hủy diệt lớn, quạt thông gió, máy điều hòa nhiệt độ, các cảm biến la- ze, đèn chiếu sáng... và nạp điện cho bình điện.

Với chức năng như trên, sự tiêu hao điện của bình điện khi động cơ chính không làm việc đã được giảm xuống đến mức tối thiểu. Và tất nhiên, nếu còn dư công suất, bình điện sẽ được nạp bổ sung một cách thường xuyên.

Với phương thức nạp dòng điện không đổi, điệp khúc "tháo lắp, khiêng bình điện" của các thành viên kíp xe tăng T-90S có thể sẽ kết thúc hoặc chí ít ra nó cũng sẽ thưa hơn!

Việt Nam nhập đầu kéo hạng nặng - Đón đầu xe tăng T-90S


No comments:

Post a Comment