Quyết tâm tiêu diệt S-300 của Israel đã có từ lâu...
Việc Nga cung cấp cho Syria các hệ thống S-300 thực sự đã khiến giới lãnh đạo cấp cao Isarel lo ngại. Trên các phương tiện truyền thông của nước này ngày càng xuất hiện nhiều bài viết mang tính hoảng hốt, kiểu như "điều này sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường", "Isarel sẽ gặp ác mộng".
Thực ra, ở đó người ta ít nghĩ tới việc các cuộc không kích đất nước láng giềng không thể không dẫn tới những hậu quả khôn lường và có cả những đề xuất giải quyết vấn đề theo các phương pháp truyền thống: tiếp tục ném bom, kể cả tấn công các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga.
Về phần mình, người Syria đón nhận rất nồng nhiệt tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu về việc chuyển giao hệ thống S-300. Đại sứ Syria tại Moscow, ông Riad Haddad nhấn mạnh rằng, những tổ hợp này cần thiết cho đất nước của ông để bảo vệ Damascus trước sự hung hăng của Isarel.
Tiếp sau ông Shoigu, kế hoạch chuyển giao S-300 cho Syria cũng được Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Isarel Benjamin Netanyahu ông Putin tuyên bố rằng, đây là biện pháp phù hợp trong bối cảnh phức tạp hiện nay, giúp ngăn chặn những mối đe dọa tiềm ẩn nhằm vào các quân nhân Nga.
Thực ra, chính quyền Isarel đang cố gắng khẳng định với Nga rằng những quân nhân của Nga có mặt tại Syria không hề bị đe doạ, các cuộc tấn công có chủ đích không nhằm vào những căn cứ của Nga.
Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều hoàn toàn khác. Chiếc máy bay chở các quân nhân Nga bị bắn hạ tự nói lên điều cần nói - những mối hiểm họa hoàn toàn có thực. Liên quan tới các cuộc tấn công có chủ đích, thì không thể loại trừ nỗ lực phá hủy các tổ hợp S-300 của Nga ở Syria.
Hơn nữa, rất lâu trước thảm kịch IL-20, người Isarel (trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Liberman) đã từng đe dọa sẽ làm điều đó nếu Moscow dám chuyển giao các tổ hợp này cho Syria.
Một vài blogger Isarel còn tích cực đề xuất những phương pháp để phá hủy S-300. Họ cho biết rằng từng có những trường hợp tương tự, chỉ là vào thời điểm khác và với khí tài khác.
Lấy ví dụ, vào năm 1969, người Isarel đã chiếm được trạm radar P-12 mà Liên Xô chuyển giao cho Ai Cập. Trong khuôn khổ cuộc chiến tranh Libăng năm 1982, các tổ hợp tên lửa phòng không đã bị tiêu diệt nhờ các cuộc không kích và tên lửa ồ ạt.
Thêm một phương án nữa - sử dụng hệ thống vô hiệu hóa điện tử. Nó từng được sử dụng vào năm 2007 trong cuộc tấn công của Isarel nhằm vào Syria: Các hệ thống phòng không đã bị vô hiệu hoá. Không loại trừ chiến dịch bộ binh nhằm tiêu diệt S-300 - thủ tiêu các nhân sự điều khiển hoặc cử nhóm biệt kích đến để phá hủy khí tài "gây khó" cho Isarel.
Tờ báo "Vzglyad" của Nga đã dẫn lời một vài chuyên gia thảo luận về việc Isarel có thể tiêu diệt được các tổ hợp phòng không của Nga hay không. Chuyên gia quân sự độc lập Anton Lavrov cho rằng, các phương án sử dụng bộ binh hay biệt kích ít có khả năng xảy ra. Các phương án chiến tranh điện tử cũng không thực tiễn - không hiệu quả đối với S-300.
Nhiều khả năng, Isarel sẽ triển khai các cuộc không kích, lấy ví dụ, sử dụng các máy bay tiêm kích F-35. Ông Lavrov nhắc rằng, người Isarel có không ít kinh nghiệm trong việc chống lại các phương tiện phòng không của Syria.
Chuyên gia này bổ sung rằng, hậu quả có thể dẫn tới một "trận không chiến lớn", các hệ thống phòng không không thể đánh bật được hàng trăm máy bay. Cũng có thể Isarel sẽ kêu gọi thêm Mỹ đứng về phía mình để Washington độc lập triển khai các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào Syria.
Hệ thống phòng không S-300 PMU-1 của Nga khai hỏa. Ảnh: Sputnik
...nhưng tại sao Isarel không thể phá hủy được S-300?
Cựu Phó tư lệnh Không quân Nga, ông Aytech Bizev cho rằng Isarel không thể tiêu diệt được S-300.
"Tổ hợp này không đứng một mình. Đó là cả một hệ thống. Vòng trong của nó được các tổ hợp Pantsir bảo vệ, và còn nhiều phương tiện khác như tác chiến điện tử…Tổ hợp cũng được bảo vệ bằng các hệ thống như máy bay Su-30 và Su-27. Chúng sẽ "xé nát" F-16 Israel trong vòng 30 giây", tờ báo Vzglyad trích dẫn lời nguyên Phó tư lệnh Không quân Nga.
Những người Isarel suy nghĩ tỉnh táo cho rằng, chính quyền của họ sẽ không dám ném bom S-300 vì những lý do chính trị, bởi vì điều đó có thể dẫn tới cuộc xung đột trực tiếp với Nga.
Trên thực tế, ở Isarel đến phút cuối cùng vẫn không muốn tin là Moscow cương quyết thực hiện nước cờ này - cung cấp cho Syria các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại.
Điều này sẽ giống như sự xâm phạm một "ranh giới đỏ" nào đó trong mối quan hệ song phương. Việc Tel-Aviv tự xâm phạm "ranh giới đỏ" lại bị Isarel phủ nhận cương quyết khi hoàn toàn đổ lỗi cho người Syria.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã cung cấp những dữ liệu bổ sung cho thấy phía Isarel có lỗi trong vụ tai nạn IL-20. Những bằng chứng, theo tuyên bố của đại diện chính thức Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov, được thu nhận từ các màn hình hiển thị của bàn điều khiển chiến đấu hệ thống S-400 đang được bố trí tại căn cứ không quân Hmeimim.
Các máy bay Su-30 Nga tại căn cứ không quân Hmeimim ở Syria. Ảnh: RIA Novosti
Ông Konashenkov nhấn mạnh rằng, trên màn hình có thể thấy rõ ràng ban đầu quả tên lửa S-200 nhằm vào đúng chiếc máy bay Isarel. Nó cũng ở độ cao 9-10 km, giống IL-20. Khi tiến gần tới chiếc tiêm kích của Isarel, quả tên đột ngột đổi hướng bởi vì chiếc máy bay Nga có tiết diện phản xạ lớn hơn. Thêm vào đó, nó di chuyển với vận tốc chậm hơn.
"Những thông tin hiện nay không chứng tỏ, mà chứng minh rằng lỗi dẫn tới thảm họa IL-20 hoàn toàn thuộc về lực lượng Không quân Isarel và những kẻ nào đã ra quyết định hành xử kiểu này", ông Konashenkov kết luận.
Đương nhiên, Isarel sẽ tiếp tục phủ nhận tội lỗi của mình, cũng như tuyên bố về quyền được ném bom lãnh thổ Syria mà không bị trừng phạt.
Nhưng tuyên bố thì tuyên bố, còn các tổ hợp tên lửa phòng không mà Nga sẽ chuyển giao cho Syria sẽ là phương pháp hiệu quả để "làm nguội cái đầu nóng của những kẻ hung hăng".
Phòng không Syria đánh chặn tên lửa Israel tấn công sân bay quốc tế Damascus đêm 15/9
No comments:
Post a Comment