Trong bài viết có tiêu đề "Nga nhắn gửi Trung Quốc: Đáng ra các người không nên ăn cắp máy bay chiến đấu của chúng tôi" đăng trên tạp chí National Interest, nhà phân tích Michael Peck cho biết, Nga từng tuyên bố rằng những kẻ bịp bợm không bao giờ có được thành công.
"Các bạn còn nhớ mẫu tiêm kích hạm của Nga mà Trung Quốc sao chép trái phép hay không? Những chiếc máy bay đó đã gặp một loạt tai nạn, và Nga có vẻ không quá buồn rầu về chuyện này" - ông Peck viết.
Theo vị chuyên gia, mặc dù Nga và Trung Quốc hiện là "bạn bè", và thậm chí còn tổ chức tập trận chung nhưng hãng tin Sputnik của Nga gần đây đã đăng tải một bài báo với tiêu đề: "Hải quân Trung Quốc túng thiếu tiêm kích hạm, chỉ có mẫu J-15 với đủ loại vấn đề".
J-15 là phiên bản sao chép trái phép từ mẫu tiêm kích hạm Su-33 của Nga – đây là biến thể những năm 1980 của mẫu máy bay chiến đấu Su-27K [cất cánh từ căn cứ trên bộ]. Trung Quốc đã mua một chiếc T-10K-3 – nguyên mẫu của Su-33 – từ Ukraine và sau đó dùng kỹ thuật đảo ngược để sao chép.
Tiêm kích hạm J-15 huấn luyện cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh CV-16
"Cười trên sự đau khổ của kẻ khác, Sputnik News đã xoáy sâu vào những tai ương mà J-15 gặp phải" – Ông Peck cho hay.
"Hiếm khi thấy Trung Quốc thể hiện chút yêu thương nào dành cho tiêm kích hạm thế hệ bốn J-15.
Tờ Asia Times đề cập rằng truyền thông Trung Quốc đã chê bai mẫu máy bay này ở vô số mặt, thậm chí còn ví nó như đồ bỏ đi vì không đủ khả năng hoạt động hiệu quả từ tàu sân bay của Trung Quốc – phương tiện triển khai máy bay có cánh cố định thông qua đường băng dốc ở mũi tàu.
Động cơ và khối lượng lớn của J-15 làm hạn chế rất nhiều khả năng hoạt động hiệu quả của nó: với khối lượng rỗng 17,5 tấn, nó vượt quá cả kích cỡ của tiêm kích hạm thông thường. Để so sánh thì tiêm kích hạm F-18 của Mỹ chỉ có khối lượng rỗng là 14,5 tấn" - Sputnik viết.
"Rất nhiều khách hàng trên eBay và Amazon có thể chứng thực điều gì sẽ xảy ra khi bạn mua sản phẩm 'không có giấy phép', mặc dù họ có thể thắc mắc rằng có bao nhiêu vấn đề trong số này xuất phát từ thiết kế nguyên mẫu của Nga" – ông Peck cho hay.
Trong bất cứ trường hợp nào thì các tiêm kích J-15 đã rơi và cháy nổ nhiều tới nỗi Trung Quốc phải phát triển một mẫu tiêm kích hạm mới để thay thế.
Sau khi mổ xẻ những khiếm khuyết của chiếc J-15, Sputnik News dẫn lời chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin giải thích tại sao không nên sao chép máy bay của nước khác khi chưa được phép.
"Nhiều năm trước Trung Quốc đã quyết định tích cóp tiền bạc và thay vì mua vài chiếc Su-33 từ Nga để được sản xuất theo giấy phép tại Trung Quốc, họ đã quyết định mua một nguyên mẫu Su-33 tại Ukraine" – ông Kashin nói.
"Quá trình phát triển J-15 tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn dự kiến, và những chiếc máy bay đầu tiên tỏ ra không mấy đáng tin cậy", ông Kashin cho hay.
Ở điểm này, theo ông Peck, cần lưu ý rằng, Liên Xô và Nga cũng có thói quen lấy công nghệ của phương Tây khi chưa được sự đồng ý, từ bom hạt nhân, tàu vũ trụ cho tới video game.
Theo vị chuyên gia, đây thực sự là một thành tựu thiếu minh bạch, và là biểu hiện của một quốc gia không có đủ khả năng đổi mới công nghệ của riêng mình.
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà phân tích Michael Peck
No comments:
Post a Comment