Monday, September 24, 2018

Ba thất bại cay đắng của Quân đội Nga: Cố gắng quên càng nhanh càng tốt!

Ba thất bại cay đắng của Quân đội Nga: Cố gắng quên càng nhanh càng tốt!
Ba thất bại cay đắng của Quân đội Nga: Cố gắng quên càng nhanh càng tốt!
Không phải lúc nào lòng dũng cảm của binh sĩ cũng giải cứu đất nước trong những chiến dịch quy mô lớn. Quân đội Nga đã từng phải nếm trải những thất bại cay đắng.

Trong bài viết mang tựa đề "Три горьких поражения России на поле боя - Ba thất bại cay đắng của Quân đội Nga trên chiến trường" đăng trên trang Svpressa.ru, tác giả Alexander Evdokimov đã viết:

"Như chúng ta đã biết, sự thất bại luôn luôn bị lãng quên. Tất cả mọi người cố gắng quên nó càng nhanh càng tốt. Và nếu thất bại cả một cuộc chiến tranh thì đặc biệt không ai muốn nhắc tới nó dù nhiều năm đã trôi qua.

Chúng ta nhớ rất rõ những chiến thắng lẫy lững của Quân đội Nga cuộc chiến tranh Phương Bắc, Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 và, tất nhiên, Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (với Quân đội Liên Xô), thế nhưng về những chiến dịch thất bại thì hoàn toàn ngược lại.

Bên cạnh đó, trong số những cuộc chiến tranh thất bại có tối thiểu 3 cuộc ở tầm thế giới, hoặc ít ra, tầm châu Âu. Hãy cùng nhau nhớ về khoảng trống không đáng nhớ của Quân đội Nga trong lịch sử của nước Nga vĩ đại – đó là Chiến tranh Livonia, chiến tranh Crimea và Thế chiến thứ Nhất.

Thậm chí, kể cả có lướt qua tiến trình và những kết cục buồn của chúng, một cảm nhận chung hiện hữu đó là những chiến dịch thất bại này có điều gì đo rất tương đồng với nhau".

Ba thất bại cay đắng của Quân đội Nga: Cố gắng quên càng nhanh càng tốt! - Ảnh 1.

Thế chiến thứ Nhất, trên chiến hào. Ảnh: TASS.

Chiến tranh Livonia (1558-1583)

Thật lạ, nhưng Chiến tranh Livonia mà kéo dài tới tận 25 năm, giờ đây gần như đã bị lãng quên. Tất nhiên chỉ những nhà sử học mới nhớ tới nó, nhưng các nghiên cứu ít ỏi của họ không đáp ứng được sự quan tâm của độc giả.

Tuy nhiên, chính kết cục không may mắn của nó phần nhiều đã định trước "Thời kỳ đen tối" mà nước Nga bị lún sâu vào trong nhiều năm. Mọi thứ đã xảy ra theo chiều ngược lại bất chấp Ivan Grozny đã áp dụng những biện pháp khẩn cấp dẫn tới hàng loạt các vụ đàn áp và "thanh trừng".

Nói chung, cần phải thừa nhận: Không phải lúc nào cũng là hàng loạt những vụ đàn áp và, chắc chắn, không phải lúc nào cũng vô căn cứ, bởi những hành động tham ô và công khai phản quốc của một phần giới thượng lưu thời bấy giờ.

Không phải tất cả những người trong giới thượng lưu Nga đồng tình với những tham vọng đế quốc của Ivan Grozny, nhiều kẻ không muốn gây hấn với phương Tây, nhưng quốc gia mà bây giờ Nga gọi là đối tác.

Nhiều khả năng, chính dưới sự ảnh hưởng của "trụ cột thứ năm" bí mật này của thời kỳ Trung Cổ, vua đã để xảy ra sai lầm mang ý nghĩa bước ngoặt – tại sao lại phải ký hiệp ước hòa hoãn với Hội Livonia vào năm 1561, tổ chức gần như đã sụp đổ, hay chính xác hơn những gì còn lại của nó.

Chính những kẻ thâm thù khác của Nga gồm Litva, Ba Lan, Thụy Điển và Đan Mạch đã tận dụng cơ hội này. Và cuộc chiến tranh đã diễn ra không chỉ dai dẳng và đẫm máu, mà còn cùng lúc trên nhiều mặt trận.

Những chiến sự quan trọng đã diễn ra trên lãnh thổ Belorusia và các nước Cận Baltic đương đại, và dịch lên cả phía bắc. Thậm chí cả tỉnh Kemskaya cũng bị tập kích. Đúng là Vua Thụy Điển, Yohan Đệ Tam, từng có ý định chiếm tỉnh này vào năm 1571.

Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Livonia là điều dễ đoán. Nước Nga, về mặt kinh tế, khi đó không thể triển khai một cuộc chiến kéo dài với gần một nửa số nước Châu Âu thời bấy giờ.

Cuối cùng đã phải quyết định hi sinh tất cả những gì giành được bằng cái giá rất đắt trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, cũng như các thành phố của Nga – Polotzk và Narva.

Nói chung, kế hoạch mở con đường tiến ra biển Baltic trong cuộc chiến tranh Livonia đã thất bại – nhiệm vụ này phải đến thời Pier Đại Đế mới thực hiện được.

Ba thất bại cay đắng của Quân đội Nga: Cố gắng quên càng nhanh càng tốt! - Ảnh 2.

Cuộc tập kích Pskov của các đơn vị tướng Stefan Batoriy.

Chiến tranh Crimea (Krym, 1853-1856)

Kịch bản cuộc chiến tranh Livonia lặp lại sau đó 3 thế kỷ trong cuộc chiến tranh Crimea. Chỉ có điều đối thủ của Nga khi đó không phải là Hội Livonia suy yếu, mà là Đế quốc Osman.

Nói chung, rất có khả năng các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu tính toán sai phương án, hạm đội của Thổ ngay từ đầu bị đập tan và họ buộc phải can thiệp trực tiếp và trắng trợn. Hơn nữa, không loại trừ rằng họ cố làm tất cả để cuộc chiến tranh này nổ ra.

Được biết rằng lý do về mặt hình thức đối với Thổ Nhĩ Kỳ là việc Nga đưa một số lực lượng của mình để giúp đỡ các dân tộc anh em tại các nước khu vực sông Dunabe.

Tuy nhiên, dưới áp lực của Phương Tây, các lực lượng này đã nhanh chóng được rút về, nhưng không hiểu sao Vua Hồi Abdul Medjid, trái ngược với mọi điều logic, đã tuyên chiến với đế quốc của Nikolai Đại Đế, mặc dù không còn lý do để làm điều đó.

Có thể thấy rằng những lời hứa đầy hào phóng của các nước như Anh và Pháp đã tác động lên sự cương quyết của người đứng đầu Đế quốc Osman – có lẽ những nước này đã bóng gió một cách rõ ràng rằng nếu gặp khó khăn họ sẽ không khoanh tay đứng nhìn.

Ba thất bại cay đắng của Quân đội Nga: Cố gắng quên càng nhanh càng tốt! - Ảnh 3.

"Trận Sinopsky ngày 18/11/1853. Đêm sau trận đánh 1853". Ảnh: Họa sĩ Aivazovsky.

Và đúng thế, việc đội tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ bị Hạm đội Hắc hải dưới sự chỉ huy của đô đốc nổi danh Nakhimov đập tan đã trở thành không chỉ trận đại thắng của những thủy thủ Nga, mà còn là lý do để Vua Hồi có sự hậu thuẫn của các đồng minh phương Tây tiến hành xâm lược Crimea.

Tại khu vực Eupatoria, các đơn vị của Anh và Pháp đã đổ bộ xuống. Cả Sardinia cũng như Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào chiến dịch chống lại nước Nga.

Những kẻ trung lập nhưng không dửng dưng là các nước không tham gia vào các hành động quân sự Áo-Hung và Phổ. Cả hai quốc gia này, đặc biệt là đế chế Habsburg, sẵn sàng gia nhập hàng ngũ lính đánh thuê cho các kẻ xâm lược phương Tây bất cứ lúc nào.

  • Vụ IL-20 bị bắn hạ: Israel nơm nớp lo bị Nga "chặt đứt đôi cánh" ở Syria

  • Thảm kịch IL-20: BQP Nga công bố chứng cứ chi tiết - "Thủ phạm" chính xác là ai?

  • Khủng bố rục rịch làm loạn Idlib ở Syria, tàu chiến Nga sẵn sàng nã "mưa" tên lửa hủy diệt

Chỉ cần các lực lượng chủ lực của quân đội Nga tham gia vào chiến dịch mở đường máu cho Sevastopol đang bị bao vây – và những nước này sẵn sàng từ bỏ sự trung lập của mình.

Tuy nhiên, các đơn vị Nga đóng quân bán đảo này cũng đã đủ để xử lý những kẻ độ bổ. Thứ không đủ đó là lòng dũng cảm và sự cương quyết. Ban đầu tướng Menshnikov không hiểu vì lý do gì lại không tấn công các đơn vị vừa đổ bộ thuộc liên quân chống Nga chưa kịp bám trụ.

Sau đó, cấp phó của ông, tướng Liprandi đã không biến trận đánh có nhiều ưu thế ở Balaklavsk thành đại phá quân thù. Trận đánh này gần như chấm dứt với ưu thế không nghiêng về bên nào, mặc dù từng có cơ hội để giải cứu thành phố Sevastopol đang bị bao vây.

Kết quả là sau 11 tháng tấn công, đối phương đã chiếm được phần phía nam. Nhưng điều đó cũng không làm giảm bớt sự vĩ đại trong hành động anh hùng của đơn vị đóng quân ở đây, lòng dũng cảm của những người bảo vệ thành phố này dưới sự chỉ huy của đô đôc Kornilov.

Nếu Hoàng đế Nikolai Đệ Nhất không băng hà thì không biết tất cả sẽ có kết cục như thế nào.

Con trai của ông, Alexandr Đệ Nhị thiên về nhượng bộ và vì thế đã chấp nhận hiệp ước hòa bình khá bẽ bàng tại Paris mà tước đi đáng kể các lực lượng của Hạm đội Hắc hải. Chỉ sau 16 năm, quyết định này mới được bãi bỏ tại Hội nghị ở Luân Đôn.

Thế chiến thứ nhất (1914-1918)

Nếu người ta vẫn còn tranh cãi về việc Nga có thể tránh được cuộc chiến tranh Livonia và Crimea cũng như thất bại tại các cuộc chiến này hay không, thì không có bất cứ nghi ngờ nào liên quan tới Thế chiến thứ Nhất.

Nikolai Đệ Nhị cùng với nhóm thân cận của mình đã tự lao vào một cuộc chiến dưới khẩu hiệu bảo vệ những người anh em Slavo, mà sự thất bại đã được dự báo trước. Thực ra hoàn toàn có thể tránh được kết cục đầy định mệnh này.

Nền quân chủ chuyên chế thực sự muốn bảo vệ nước Serbia anh em chứ không hề chịu áp lực mạnh mẽ từ phía nhóm thân Anh và Pháp, cũng như áp lực của những khoản nợ trước các nước Entente (phe Đồng minh). Như vậy, để đạt được mục tiêu này, hoàn toàn có thể, chỉ cần một công hàm ngoại giao cứng rắn là đủ.

Nhưng không, ngay lập tức ban bố lệnh tổng động viên mà Đức đã tận dụng để đưa ra tối hậu thư. Trong tình hình này khó có thể trở lại vị trí ban đầu mà không mất mặt, nhưng, hiểu được những cơ hội nhỏ bé của mình, nhà nước quân chủ chuyên chế đáng lẽ không nên để chiến tranh nổ ra.

Mặc dù, có thể, không ai trong nhóm thân cận với Hoàng đế Nga biết hoăc báo với ông ra về diễn biến tình hình thực tế.

Nhưng cả ông ấy cũng phải tự biết rằng đất nước dù có những chuyển biến nhất định trong lĩnh vực công nghiệp hóa, nhưng vẫn là một nước nông nghiệp, có nghĩa là dù muốn cũng không có khả năng chế tạo được súng pháo.

Khả năng đó chỉ xuất hiện sau cuộc cách mạng Tháng 10 vũ đại, khi gần như sau 20 năm đã xây dựng được hàng nghìn nhà máy, công xưởng và trạm điện mới. Vào năm 1914 không hề có những thứ đó.

Và hoàn toàn không hiểu được, vì lý do nào, không chỉ hoàng cung, mà cả nhiều người vào thời điểm đó có thái độ chủ quan khinh địch. Không có gì đáng ngạc nhiên khi lịch sử lặp lại, chỉ ở quy mô đặc biệt lớn hơn nhiều.

Thay vì một kẻ địch, Nga lần này có không dưới 3 và mạnh hơn nhiều. Ngay khi hiểu được rằng phải căng sức chiến đấu trên ba mặt trận, thì mọi người mới hiểu ra rằng cuộc chiến tranh này sẽ thất bại.

Ba thất bại cay đắng của Quân đội Nga: Cố gắng quên càng nhanh càng tốt! - Ảnh 5.

Mô phỏng lại quân Nga sử dụng súng máy trong Thế chiến 1.

Thực ra chính những người Bolshevik đã nói rằng cuộc chiến tranh này, về bản chất, diễn ra vì lợi ích của những kẻ khác – Nga chẳng hề có lợi lộc gì.

Đương nhiên, niềm tin vào những đồng minh theo hiệp ước Entente là mù quáng, nhưng cuối cùng họ chẳng thể giải cứu được quân đội Nga mà ngược lại. Hơn nữa, ở mặt trận phía Tây, các lực lượng viễn trinh của Nga chiến đấu chống lại quân Đức.

Nhiều người Nga đã chứng tỏ lòng dũng cảm thực sự của mình trong Thế chiến thứ Nhất. Nhưng, than ôi, tất cả những sự hi sinh đều vô nghĩa. Đến mùa hè năm 1917 thì mọi thứ đã rõ, một thảm kịch sẽ xảy ra.

Nhưng chỉ một mình Lenin quyết định ký kết hiệp ước với Đức. Đó đúng là một hiệp ước hòa bình thực sự đáng xấu hổ, nhưng không còn lựa chọn nào khác. Nếu không sẽ mất nước.

Những bài học xương máu

Không một đất nước nào muốn thất bại trong chiến tranh. Quan trọng là sự thất bại đó có mang tính định mệnh hay không và những kinh nghiệm nào được rút ra từ đó.

  • Lộ diện mục đích thực của Israel khi "gài bẫy" bắn rơi máy bay trinh sát IL-20 Nga

  • IL-20 rơi: Nga tung T-90MS tử chiến với Merkava-4 Israel - Xung đột giả định, ai thắng?

  • Bộ QP Nga công bố thông tin chi tiết vụ IL-20 bị bắn hạ ở Syria, chỉ trích Israel "vô ơn"

Trong từng cuộc chiến tranh kể trên, những điều không thể khắc phục đã không xảy ra, mặc dù cũng phải có sự may mắn.

Sau cuộc chiến tranh Livonia và Thời kỳ Đen tối, nước Nga đã từng bước hồi sinh và dưới sự lãnh đạo của Pie Đại đế cuối cùng cũng "đã mở toang được cánh cửa nhìn ra Châu Âu".

Cuộc chiến tranh Nga-Thổ giai đoạn 1877-1878, khi quân đội Nga dưới sự chỉ huy của tướng Skobelev đã có mặt ở ngoại ô Istambul, đã được coi như sự phục hận của cuộc chiến tranh Krym.

Nhưng nhờ cuộc cách mạng Tháng 10 nổ ra sau thất bại tại Thế chiến thứ Nhất, đất nước Nga mới có thể chuẩn bị và đạt được thắng lợi to lớn vào ngày 9/5/1945 trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại không chỉ trong lịch sử của riêng mình.

No comments:

Post a Comment