Saturday, September 22, 2018

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt?

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt?
Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt?
Hiện lực lượng tuần duyên Nhật Bản đang sở hữu tàu tuần tra có lượng giãn nước lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau 2 tàu có lượng giãn nước 12.000 tấn của Trung Quốc.

Phần 1: Tàu hải cảnh TQ và tàu tuần duyên các nước trang bị những pháo nguy hiểm đến mức nào?

Phần 2: Pháo trên tàu tuần duyên Nhật Bản, Hàn Quốc có gì đặc biệt?

Nhật Bản:

Lực lượng tuần duyên Nhật Bản là một trong những lực lượng tuần duyên có quy mô lớn nhất ở châu Á. Hiện lực lượng tuần duyên Nhật Bản đang sở hữu tàu tuần tra có lượng giãn nước lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau 2 tàu có lượng giãn nước 12.000 tấn của Trung Quốc.

Về các loại pháo trang bị trên tàu tuần duyên của Nhật Bản gồm:

- Pháo Bofors cỡ nòng 40mm: Đây là loại pháo có kích cỡ lớn nhất được trang bị trên các tàu tuần duyên Nhật Bản. Loại pháo này được Nhật Bản thiết kế riêng cho các tàu tuần duyên với hệ thống kiểm soát hỏa lực đi kèm.

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

Tháp pháo Bofors cỡ nòng 40mm lắp trên tàu tuần duyên lớp Hida của Nhật Bản.

- Pháo Oerlikon cỡ nòng 35mm: Hiện các tàu tuần duyên Nhật Bản đang lắp cả phiên bản tháp pháo 1 nòng và nòng đôi của pháo Oerlikon (cả 2 phiên bản này đều là tháp pháo có người điều khiển ngồi bên trong).

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 2.

Pháo Oerlikon nòng đơn cỡ 35mm trang bị trên tàu tuần duyên Yashima (PLH-22) lớp Mizuho của tuần duyên Nhật Bản.

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 3.

Pháo Oerlikon nòng đôi cỡ 35mm trang bị trên tàu tuần duyên Shikishima (PLH-31) lớp Shikishima của tuần duyên Nhật Bản.

- Pháo Bushmaster II cỡ nòng 30mm: Pháo được thiết kế với tháp pháo cũng hệ thống dẫn bắn quang tuyến.

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 4.

Pháo Bushmaster II cỡ nòng 30mm lắp trên tàu tuần duyên Wakasa (PL-75) lớp Iwami của tuần duyên Nhật Bản.

Hàn Quốc:

Hiện lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc cũng đang sở hữu rất nhiều tàu tuần tra. Trong đó lớp tàu lớn nhất của họ có lượng giãn nước đến 5.000 tấn.

- Về trang bị pháo, loại pháo có cỡ nòng lớn nhất đang lắp đặt trên các tàu cảnh sát biển Hàn Quốc là loại OTO Melara 76mm. Mẫu pháo này được lắp trên 1 tàu duy nhất, đó là tàu Lee Cheong Ho (số hiệu 5002) lớp Sam Bong (tàu tuần tra lớn nhất của cảnh sát biển Hàn Quốc).

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 5.

Pháo OTO Melara cỡ nòng 76mm lắp trên tàu tuần tra Lee Cheong Ho (số hiệu 5002) của cảnh sát biển Hàn Quốc.

- Pháo NOBONG nòng đôi cỡ 40mm: Đây là mẫu pháo được trang bị khác phổ biến trên các tàu cảnh sát biển Hàn Quốc.

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 6.

Pháo NOBONG nòng đôi cỡ 40mm lắp trên tàu tuần tra lớp Tae Pyung Yang (số hiệu 3012) của cảnh sát biển Hàn Quốc.

- Pháo Sea Vulcan 6 nòng cỡ 20mm: Đây là loại pháo trang bị phổ biến nhất trên các tàu tuần tra của cảnh sát biển Hàn Quốc.

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 7.

Pháo Sea Vulcan 6 nòng cỡ 20mm lắp trên tàu cảnh sát biển Hàn Quốc.

Ấn Độ:

Nếu so sánh với Nhật Bản, Hàn Quốc thì hiện lực lượng tuần duyên Ấn Độ đang sở hữu các tàu có kích thước nhỏ hơn. Loại tàu lớn nhất của tuần duyên Ấn Độ có lượng giãn nước khoảng 3.300 tấn.

- Về trang bị pháo, mẫu pháo lớn nhất lắp trên tàu tuần duyên Ấn Độ là loại OTO Melara cỡ nòng 76mm. Mẫu pháo này được lắp trên 4 tàu lớp Samar.

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 8.

Pháo OTO Melara cỡ nòng 76mm lắp trên tàu tuần tra xa bờ Sangram, lớp Samar của tuần duyên Ấn Độ.

- Pháo Bofors Mk 3 cỡ nòng 40mm: Hiện loại pháo này chỉ còn trang bị trên một số tàu của tuần duyên Ấn Độ và dần được thay thế bởi pháo CRN 91 cỡ nòng 30mm hiện đại hơn.

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 9.

Pháo Bofors Mk 3 cỡ nòng 40mm lắp trên tàu tuần tra Arush, lớp Aadesh của tuần duyên Ấn Độ.

- Pháo CRN 91 cỡ nòng 30mm: Đây là loại pháo hiện được trang bị phổ biến nhất trên các tàu tuần duyên của Ấn Độ.

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 10.

Pháo CRN 91 cỡ nòng 30mm lắp trên tàu tuần tra xa bờ Shaurya, lớp Samarth của tuần duyên Ấn Độ.

  • Người Kurd "thổi bay" đặc nhiệm của TT Putin cùng với Cấm vệ quân của Erdogan ở Syria?

  • Nga bị tố đã lừa, khiến các tiêm kích Su-30MKM Malaysia bị hỏng: Moscow phản pháo

  • Liều lĩnh chọc giận "Gấu Nga": Israel đùa nghịch với tử thần?

Italia

Lực lượng tuần duyên Italia trong những năm gần đây chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chống nhập cư trái phép, cũng như tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển (đặc biệt là những người nhập cư gặp nạn trên biển).

Lực lượng tuần duyên Italia được trang bị chủ yếu là các tàu/xuồng tuần tra cỡ nhỏ, loại tàu tuần tra lớn nhất là 2 chiếc thuộc lớp Dattilo, với lượng giãn nước khoảng 3.600 tấn.

Về các loại pháo trang bị cho tuần duyên Italia, 2 tàu lớp Dattilo được dự định lắp pháo OTO Melara Super Rapido cỡ 76mm. Tuy nhiên, cho đến nay cả 2 tàu đều chưa được trang bị.

Hiện loại pháo cỡ nòng lớn nhất trang bị trên các tàu tuần duyên Italia là OTO Melara KBA cỡ nòng 25mm.

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 12.

Pháo OTO Melara KBA cỡ nòng 25mm lắp trên tàu tuần tra lớp Saettia MK1 của tuần duyên Italia.

Mẫu pháo khác hiện đang lắp trên các tàu tuần duyên Italia là Oerlikon cỡ nòng 20mm.

Pháo trên tàu của những lực lượng cảnh sát biển lớn nhất TG có gì đặc biệt? - Ảnh 13.

Pháo Oerlikon cỡ nòng 20mm lắp trên tàu tuần tra lớp Saettia MK2 của tuần duyên Italia.

No comments:

Post a Comment