Sau khi Israel "giăng bẫy" để máy bay trinh sát điện tử IL-20 của Nga bị bắn rơi bởi chính tên lửa phòng không S-200 của Syria, Moscow đã có những phản ứng hết sức quyết liệt. Bên cạnh việc chỉ đích danh Israel phải chịu trách nhiệm, Bộ trưởng BQP Nga Sergey Shoigu tuyên bố, Syria sẽ sớm nhận được tên lửa S-300 .
Điều này khiến không chỉ Israel mà còn cả Mỹ-NATO lo sốt vó bởi tên lửa S-300 là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới, chúng được đánh giá ngang ngửa với Patriot của Mỹ, thậm chí còn có một số tính năng kỹ - chiến thuật vượt trội hơn.
Có gì đó bất thường?
Việc Nga quyết định chuyển giao cho Syria tên lửa S-300 gây ngạc nhiên 1 thì tầm bắn tối đa của chúng (theo như ông Shoigu là hơn 250km, diệt nhiều mục tiêu cùng lúc) lại gây ngạc nhiên 10. Bởi lẽ:
Thứ nhất, theo các số liệu công khai từ nhà sản xuất (Almaz Antey, Nga) thì tất cả các tổ hợp tên lửa S-300 thuộc phiên bản S-300PMU1 hay S-300PMU2 Favorit hiện đại hơn đều chỉ có tầm bắn tối đa tới 200km vì chúng chỉ được trang bị các loại đạn 46N6E (150km) và 48N6E2 (200km).
Thứ hai, kể cả nếu Syria có được trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-300VM Antey-2500 (bánh xích) thì thông thường nó được trang bị đạn 9M82ME có tầm bắn xa nhất cũng chỉ đạt 200km mà thôi, còn đạn 9M83ME thì kém hơn, chừng 130km đổ lại.
Một tổ hợp tên lửa phòng khong S-300VM Antey-2500 mà Ai Cập mới nhận từ Nga.
Bên cạnh đó, tuy tổ hợp tên lửa này cũng có đạn 9M82M2E tầm bắn tới 250km nhưng S-300VM Antey-2500 lại thuộc dòng tên lửa phòng không của lục quân, chuyên làm nhiệm vụ tạo "ô" che đầu cho các lực lượng mặt đất.
Do vậy, xác suất Syria được Nga chuyển giao S-300VM Antey-2500 (có tầm bắn tới 250km) hoặc thậm chí là phiên bản S-300V4 mới nhất, được ví như hàng "gia bảo" (có tầm bắn tới 400km) của lục quân Nga là có.
Không loại trừ khả năng Nga sẽ dành sự ưu ái rất lớn cho Syria khi chuyển giao S-300VM Antey-2500, vì nếu so về tính năng kỹ-chiến thuật thì dường những hệ thống này được đánh giá cao hơn so với S-300PMU2 Favorit.
Tuy nhiên, xét về nhu cầu thực tế, Syria dường như lại cần tên lửa phòng không của lực lượng phòng thủ không gian nhiều hơn chứ không phải phòng không lục quân.
Vì thế, trong trường hợp không giao S-300VM mà là một loại khác thì phải chăng Nga sẽ trang bị cho Syria các hệ thống S-300PMU2 với loại đạn mới hay nói chính xác hơn là vỏ S-300 nhưng ruột lại là một loại vũ khí rất đặc biệt?
Vỏ S-300 nhưng ruột của S-400?
Có 2 loại đạn tên lửa phòng không hiện có trong danh sách được trang bị cho các tổ hợp phòng không Nga gồm đáp ứng tiêu chí về tầm bắn 250km như ông Shoigu tuyên bố, gồm đạn 9M82M2E trang bị cho tổ hợp tên lửa S-300VM Antey-2500 và 48N6E3 trang bị cho tổ hợp tên lửa S-400 Triumf.
Hệ thống S-300PMU2 Favorit.
Nếu Nga chuyển giao cho Syria hệ thống S-300PMU2 Favorit thì nó có thể bắn được đạn 48N6E3 tầm xạ kích tối đa 250km hay không. Có thể, nhưng không hề dễ dàng bởi thực chất đạn 48N6E3 vốn được phát triển cho tên lửa S-400 của Nga.
Để sử dụng loại đạn này thì chắc chắn các khí tài đi kèm của S-300PMU2 Syria (nếu được trang bị) gồm radar nhìn vòng, radar chiếu xạ và hệ thống chỉ huy điều khiển phải có cơ chế tích hợp, kết nối dữ liệu và dẫn bắn tương thích?
Để S-300, kể cả S-300PMU2 Favorit bắn được đạn 48N6E3 của S-400 khá phức tạp, không phải cứ thích là có thể làm được ngay. Vậy, phải chăng Nga nửa kín nửa hở giao "hàng khủng" S-400 cho Syria?
Nhìn bề ngoài, từ xe bệ phóng tự hành cho tới radar nhìn vòng, radar chiếu xạ của S-300 không khác lắm so với của S-400, nếu Syria - Nga ngụy trang tốt thì đối phương cũng không biết đâu mà lần.
Xe bệ phóng tự hành của S-300PMU2 Favorit...
... khá giống với S-400 Nga triển khai ở Syria.
Nếu ruột S-300 thực sự là của S-400 thì rất dễ dàng tích hợp với phòng không Nga ở Syria khi các tổ hợp được vận hành tự động hóa trong hệ thống chỉ huy và điều phối hợp nhất, vai trò của binh lính, sĩ quan Syria có lẽ chỉ là bấm nút phóng đạn hoặc cơ động trận địa.
Hiện vẫn chưa rõ thực hư việc này như thế nào những rõ ràng, nếu Syria được trang bị thứ tên lửa phòng không "gì đó" có tính năng tương tự như S-400 là hoàn toàn có thể xảy ra bởi lẽ S-400 có khả năng đối phó tốt với mục tiêu tàng hình và mục đích của Nga không chỉ đối phó với Israel, mà mục tiêu chính lại là Mỹ và phương Tây?
Điều này giải thích tại sao ngày sau khi nga tuyên bố, Mỹ đã lên tiếng gay gắt và yêu cầu Moscow rút lại quyết định, phải chăng mỹ và đồng minh đã chờn?
Dẫy vậy, cho dù Syria được Nga trang bị "S-300VM Antey-2500" hay "S-300PMU2 ruột S-400" thì đều là những tổ hợp tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới hiện nay, tạo ra bước chuyển biến về chất đáng kể đối với phòng không Syria.
Từ giờ trở đi, các máy bay chiến đấu, kể cả tiêm kích hay ném bom tàng hình của Israel cũng như Mỹ-NATO sẽ khó có "đất diễn như ở chốn không người" trên bầu trời Syria.
Sư đoàn phòng không S-400 Nga triển khai trên vùng Evpatoria, bán đảo Crimea
No comments:
Post a Comment