Việc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu chính thức tuyên bố sẽ cung cấp tên lửa S-300 tối tân cho Syria đã khiến giới quân sự Israel bàng hoàng và Mỹ-NATO cùng các đồng minh phải giật mình.
Nếu không có gì thay đổi, chỉ trong vòng hơn 1 tuần nữa thôi là đến thời hạn Syria sẽ nhận được các hệ thống tên lửa S-300 và cán cân quân sự phòng không - không quân giữa Israel và Syria sẽ thay đổi mạnh với lợi thế tạm nghiêng về Syria.
Ai sẽ vận hành S-300 của Syria?
Điều mà giới quân sự đang tranh cãi nảy lửa hiện nay là ai sẽ điều khiển tên lửa S-300 của Syria: Các kíp chiến đấu tên lửa Syria hay Nga? Đa phần ý kiến đều cho rằng một khi Nga chuyển giao S-300 thì tất nhiên người điều khiển chúng phải là người Syria.
Vậy chỉ trong thời gian ngắn chỉ có 2 tuần kể từ khi tuyên bố sẽ chuyển giao S-300 thì liệu Nga có kịp đào tạo cho Syria các kíp chiến đấu tên lửa S-300 hay không?
Xét về logic thì hoàn toàn không thể đối với nhưng học viên bắt đầu từ con số 0. Tuy nhiên, với những nước cờ mà Nga và Syria đã và đang thi triển có thể thấy rằng người Syria hoàn toàn có thể tiếp nhận và điều khiển được tên lửa S-300 "luôn và ngay".
Vì sao? Căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa 2 nước năm 2013 về việc Syria đặt mua 6 hệ thống tên lửa S-300 của Nga và dự kiến sẽ bắt đầu chuyển giao vào tháng 7 năm 2014 tuy nhiên, sau đó, vào tháng 9/2014, Nga chính thức tạm hoãn việc bàn giao mà theo như tờ Kommersant thì nguyên nhân là Damascus không thu xếp được... tiền.
Lịch trình giao hàng dự kiến bị lùi lại đến năm 2015-2016, nhưng sau đó vì những sức ép chính trị quốc tế, Nga đã hoàn bàn giao S-300 cho Syria vô thời hạn. Phải tới sau vụ máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị bắn rơi ở Syria thì khả năng được nhận tên lửa hiện đại của Syria mới lại được đột ngột mở ra.
Nga có thể sẽ chuyển cho Syria các tổ hợp tên lửa S-300PMU2 Favorit.
Vài nguồn tin cho biết trong năm 2014, một số kíp chiến đấu tên lửa S-300 Syria đã lên đường sang Nga học chuyển loại.
Và từ đó tới nay, nhất là khi Quân đội Nga chính thức tham chiến ở Syria nhằm hỗ trợ cho chính quyền của TT Assad tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố thì dường như Nga lúc nào cũng phải tính đến việc một dịp nào đó có thể sẽ chuyển cho Syria tên lửa S-300, vì thế, chắc chắn họ phải chuẩn bị sẵn các kíp chiến đấu người Syria.
Hiện nay, sau khi chuyển giao S-300, các giáo viên người Nga sẽ tiếp tục huấn luyện tại trận địa về cách vận hành S-300 cho các kíp chiến đấu tên lửa Syria. Và ít nhất trong 3 đến 6 tháng tới đây, các kíp chiến đấu Nga sẽ cùng trực chiến với Syria, "cầm tay chỉ việc" ngay trong các phiên trực.
Mặc dù kíp chiến đấu vận hành là người Syria, nhưng các hệ thống tên lửa S-300 Syria sẽ tích hợp vào hệ thống điều khiển tự động của phòng không Nga, người Nga sẽ là chỉ huy bắn, chiến đấu.
Về lâu về dài, trừ khi người Nga rút khỏi Syria và mang theo các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 về nước thì người Syria mới chính thức độc lập tác chiến với S-300 của mình, còn ngược lại, Nga chưa rút thì S-300 vẫn thuộc quyển chỉ huy điều khiển của Nga.
2 hệ thống phòng không S-400 và Pantsir-S1 Nga triển khai tại Syria.
Kết liễu vai trò của tiêm kích F-16 Israel ở Syria
Một khi tên lửa S-300 được Nga chuyển giao cho Syria và chính thức đưa vào hoạt động thì các loại máy bay chiến đấu thông thường của Israel như F-16 sẽ hết cửa làm ăn vì các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa đầy uy lực kia có thể vít cổ máy bay Israel bất cứ lúc nào.
Trước khi Damascus có S-300, Không quân Israel với chủ công là tiêm kích F-16 thường xuyên ra vào không phận Syria "như đi chợ", họ chỉ phải thông báo trước ít phút cho Nga để tránh đụng độ mà thôi, còn đâu thì hoạt động "như ở chỗ không người".
Phòng không Syria đã nhiều lần đánh chặn nhưng không thành công. Tuy nhiên, trong một lần họ đã gặp may khi bắn rơi được một chiếc F-16 và đây chính là cú tát trời giáng vào lực lượng không quân tinh nhuệ bậc nhất thế giới.
Sau cú sốc này, các máy bay F-16 Israel đã thay đổi chiến thuật triệt để, chuyển từ đánh gần ngay trên không phận Syria sang đánh từ xa "Stan-off", dùng các loại vũ khí có điều khiển bắn, ném từ ngoài tầm tên lửa phòng không Syria.
Kể từ đó, phòng không Syria đành bất lực, không có loại vũ khí nào vươn tới những khu vực mà tiêm kích Israel có thể phóng đạn.
Nga có thể sẽ chuyển cho Syria các tổ hợp tên lửa S-300PMU2 Favorit.
Chiến cục thay đổi nhanh chóng khi F-16 Israel giăng bẫy để máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị chính tên lửa phòng không S-200 Syria bắn hạ. Để trả đũa, Nga lập tức tuyên bố chuyển tên lửa S-300 có tầm bắn tới 250km cho Syria.
Nếu Syria được trang bị tên lửa S-300, Không quân Israel sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Một khi S-300 đi vào hoạt động, chúng sẽ chính thức "kết liễu" vai trò của tiêm kích F-16 của Israel. Bởi lẽ chiến thuật tấn công ngoài tầm phòng không (stand-off) của Syria mà Israel đang thi triển đã bị vô hiệu hóa.
Vành đai hỏa lực cực mạnh và xa của S-300 sẽ "hất" F-16 của Israel ra rất xa, khiến cho các loại vũ khí tầm xa của chúng như bom lượn GBU-39B (tầm 110km) hay tên lửa hành trình Delilah (tầm 250km) mới nhất cũng không thể ra oai dễ dàng.
Ví dụ nếu một vài tổ hợp tên lửa S-300 được bố trí phòng thủ ở Latakia, chiến đấu cơ Israel sẽ phải thực thành tấn công Syria từ tít tận đảo Síp hoặc ít nhất phải cách Syria từ cự ly 200km. F-16 Israel sẽ không dại khi bắn, ném bom, tên lửa từ cự ly xa nhất bởi xác suất trúng đích sẽ giảm đáng kể.
Và tất nhiên, F-16 Israel cũng chẳng thể liều lĩnh đi vào tầm bắn hiệu quả của S-300 để rồi tự mình ôm hận.
Vì thế, có chuyên gia đã nhận định rằng bảo kiểm S-300 mà Syria sắp nhận sẽ "kết liễu" F-16. Không quân Israel sắp hết đất diễn!
Hệ thống phòng không S-300 của Nga diễn tập bắn đạn thật
No comments:
Post a Comment