Trong một diễn biến mới nhất liên quan tới tình hình Syria, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 28/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Damascus.
Ngay sau đó, phản ứng trước thông tin này, chính quyền Tel-Aviv gọi hành động của Moscow là "vô trách nhiệm" và giận dữ nói rằng "nếu ai đó bắn máy bay chúng tôi, chúng tôi sẽ tiêu diệt họ".
Rõ ràng, dù tung ra hàng loạt tuyên bố mang tính đe dọa, thậm chí thách thức, thế nhưng có một sự thực là Tel-Aviv dường như đang sợ hãi.
Trao đổi với tờ Sputnik, Tiến sĩ Hasan Unal – nhà khoa học chính trị (Đại học Maltepe, Thổ Nhĩ Kỳ) đánh giá, việc chuyển giao tên lửa S-300 là một "dấu mốc quan trọng".
"Các hệ thống tên lửa phòng không do Liên Xô sản xuất được cung cấp cho Syria trước đây đã nhiều lần chứng tỏ sự hiệu quả và khả năng đối phó với các cuộc tấn công của Không quân Israel. Quyết định của Nga khi giao hệ thống S-300 cho Syria sẽ đẩy Israel vào một tình thế rất khó khăn, qua đó giúp Damascus có thêm sự bảo vệ nghiêm ngặt hơn trước các cuộc tấn công của kẻ địch", ông nói.
Ông Unal nêu quan điểm, không chắc rằng Israel sẽ liều mình thực hiện các cuộc tấn công vào Syria một cách thường xuyên sau khi S-300 được điều tới.
Ảnh minh họa.
Hơn thế, ông Unal cho rằng, hệ thống tên lửa S-300 sẽ giúp Syria "hủy hoại danh tiếng bất khả chiến bại của Không quân Israel... Nói chung, tình huống này chắc chắn sẽ hạn chế các hoạt động của Israel".
Thật vậy, trong quá khứ, mặc dù hứng chịu không ít thiệt hại, thế nhưng Không quân Israel luôn được biết là lực lượng giành chiến thắng trong hầu hết các cuộc chiến tranh có sự dính líu của quốc gia này.
Một trong những chiến tích của Không quân Israel "đi vào huyền thoại lịch sử thế giới" là trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967.
Chỉ trong buổi sáng ngày 5/6/1967, Không quân Israel đã bất ngờ không kích xóa xổ hầu như toàn bộ trang bị Không quân Ai Cập.
Sau 6 ngày bão lửa, Không quân Israel đã tiêu diệt 452 máy bay liên minh các quốc gia Ả Rập, trong đó giành 49 chiến thắng trên không.
Chiến tích chấn động toàn cầu khi đó đã khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson không ngần ngại bán tiêm kích hiện đại nhất F-4 Phantom cho Israel năm 1968.
Còn trong cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973, tuy Israel chịu thiệt hại nặng tới 102 máy bay, nhưng họ cũng khiến lực lượng quân sự Ai Cập và Syria "liểng xiểng".
Theo các tài liệu, Israel giành tới 172 chiến thắng trên không trước các máy bay Ai Cập, tổng số thiệt hại của Không quân Ai Cập lên tới 235-242 chiếc, trong khi Syria mất từ 135 đến 179 chiếc.
Thế nhưng, giờ đây sau nhiều năm tung hoành ngang dọc trên khắp bầu trời Trung Đông, Không quân Israel đang đối mặt với "thử thách khó khăn nhất".
Nếu vượt qua "lá chắn S-300", Israel sẽ tiếp tục bảo vệ danh dự, danh tiếng của mình. Tuy nhiên, nếu thất bại, thậm chí chỉ một chiếc máy bay bị bắn hạ Không quân Israel sẽ mất tất cả.
Họ không chỉ mất phi công, máy bay hiện đại mà mất luôn cả danh tiếng "cóp nhặt" hàng chục năm nay.
Không quân Israel trong cuộc chiến tranh 6 ngày.
No comments:
Post a Comment