Russian Helicopters cho biết Mi-171E2 là dòng trực thăng đặc biệt thế hệ mới phát triển trên nền tảng dòng Mi-17 và Mi-171 nổi tiếng của Nga, được thiết kế phù hợp cho nhiệm vụ vận tải đường không của các cơ quan nhà nước của nhiều quốc gia.
Công ty Trực thăng Nga (thành viên của Tập đoàn Nhà nước Rostec) cho biết, Mi-171E2 được phát triển bởi Nhà máy Chế tạo trực thăng Mil Moscow Helicopter và sẽ được sản xuất loạt lớn tại Nhà máy chế tạo hàng không Ulan-Ude (UUAP).
Các công đoạn thử nghiệm đối với Mi-171E2 đã chứng minh một cách hoàn hảo về các điểm ưu việt trên tất cả các tính năng kỹ - chiến thuật.
Các kỹ sư thử nghiệm của Russian Helicopters đã ghi nhận kết quả rất tốt cả về hiệu suất hoạt động ở độ cao lớn cũng như về khả năng chuyên chở, tốc độ tối đã và tốc độ hành trình.
Bên cạnh đó, Mi-171E2 có khả năng leo cao, điều hướng tốt hơn, giảm được tiếng ồn nhờ sử dụng hệ thống cánh quạt chính và cánh quạt đuôi thế hệ mới, đồng thời nâng cao đáng kể sức nâng của cánh quạt chính, cải thiện đáng kể khả năng điều khiển và thao diễn, tăng sức mạnh dự trữ trong mọi loại chế độ bay, đặc biệt là khi hoạt động ở độ cao lớn.
Ông Andrey Boginsky, Tổng giám đốc điều hành của Russian Helicopters vui mừng cho biết: "Nhờ những tính năng được cải thiện đáng kể, Mi-171E2 có thể sẽ được các cơ quan công quyền có nhu cầu sử dụng trực thăng của nhiều quốc gia quan tâm.
Trực thăng Mi-171E2 do Russian Helicopters chế tạo.
Trong quá trình chế tạo dòng trực thăng mới này, chúng tôi đã rất chú trọng tới các điều kiện hoạt động đặc trưng mà các trực thăng do UUAP chế tạo đã đối mặt ở các quốc gia có độ cao lớn như Trung Quốc, Pakistan, Iran cũng như là các quốc gia Mỹ Latin.
Đông cơ và hệ thống cánh quạt hoàn toàn mới của Mi-171E2 cho phép nó hoạt động tốt ở các độ cao lớn hay nhiệt độ cao, vì thế tôi chắc chắn rằng dòng trực thăng này sẽ được sử dụng rộng rãi ở các điều kiện núi cao và khí hậu nóng nực".
Các thử nghiệm của MI-171E2 được tổ chức tại Nhà máy trực thăng Ulan-Ude cả trong điều kiện bay cũng như trên mặt đất. Có tổng cộng 45 chuyến với thời gian 50 giờ bay đã được thực hiện dưới sự tổ chức và hỗ trợ của hơn 100 nhà thiết kế, kỹ sư, thành viên tổ bay (phi công) cũng như đội ngũ đảm bảo kỹ thuật từ đơn vị chế tạo cũng như đơn vị sản xuất.
Động cơ chuyên dùng cho độ cao lớn VK-2500PS-03 cho sức mạnh lớn hơn kèm theo hệ thống điều khiển kỹ thuật số FADEC hoàn toàn mới cũng như cánh quạt chính làm từ vật liệu composit polymer và cánh quạt đuôi hình chữ X giúp cải thiện tính năng bay của Mi-171E2, giống như đang được ứng dụng trên dòng Mi-171A2.
Bên cạnh đó Mi-171E2 cũng được nâng cấp phần thân, cải tiến hệ thống đuôi và hệ thống khung dầm và có bộ ổn định lớn hơn. Mi-171E2 sẽ được xuất khẩu dưới tên gọi Mi-171E vốn vẫn đang được sử dụng.
No comments:
Post a Comment