Nguyên nhân tăng cường tài chính được các chuyên gia cho là để đẩy mạnh cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 hiện nay là niềm mơ ước khao khát nhất của các siêu cường trên thế giới và hiện tại mới chỉ có các bản phác thảo chứ chưa có bản mẫu (concept) chính thức của dự án tương lai này.
Có một điều chắc chắn rằng quốc gia đầu tiên chế tạo được và sở hữu tiêm kích thế hệ thứ 6 sẽ có ưu thế địa chính trị không thể bì được và còn sẽ định hình tiêu chuẩn công nghệ và đặc tính kỹ chiến thuật của loại máy bay thế hệ mới này, các nước theo sau ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng.
Chính vì vậy, giai đoạn mới của cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước vào giai đoạn nóng hơn bao giờ hết.
Hiện tại, người Mỹ vẫn là những người dẫn đầu nhờ tiềm lực công nghệ, tài chính và đội ngũ chất xám vượt trội, nhưng các kỹ sư của đất nước Vạn lý Trường thành đang phả hơi nóng vào gáy những người đồng nghiệp, cách nửa bán cầu về phía Tây.
Điều này rất dễ nhận biết qua một loạt dự án khác nhau của Trung Quốc như máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và máy bay chiến đấu không người lái. Trên cả hai hướng này Trung Quốc đều tỏ ra rất tích cực trong những năm gần đây, điển hình là việc trang bị chiến đấu cho quân đội siêu tiêm kích J-20.
Có thể vì những lý do đó mà Mỹ quyết tâm đầu tư và tăng cường tài chính một cách mạnh mẽ cho việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.
Theo những thông tin rò rỉ, chính quyền Washington, đứng đầu là Tổng thống Trump đã quyết chi cho việc chế tạo máy bay chiến đấu mới trong vòng 5 năm 10 tỷ USD, hơn 2,7 tỷ so với dự toán ban đầu. Nhưng chắc chắn đó không phải là con số cuối cùng và còn sẽ tăng theo tiến trình của dự án.
Chúng ta còn nhớ những con số tổng mà Hoa Kỳ đã phải chi tiêu cho việc chế tạo các dòng tiêm kích thế hệ thứ 5. Giá của chương trình chế tạo F-22, theo những thông tin có được, vượt hơn 66 tỷ USD, trong khi đó việc chế tạo F-35 tiêu tốn 55 tỷ USD (chứ không phải 400 tỷ như những gì dư luận đồn đoán).
Trong bất cứ trường hợp nào thì giá trị của chương trình thiết kế, chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 6 cũng sẽ phải điều chỉnh. Siêu tiêm kích mới cần phải sở hữu những khả năng mới, bao gồm: ứng dụng chủ động Laser đa công suất, bay tự hành mở rộng, bay siêu thanh, khả năng tàng hình tăng cường.
Concept chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 của Boeing.
Hiện tại, một phần nào đó phác thảo của dự án dòng máy bay chiến đấu tương lai đã được hé lộ. Chắc chắn đó sẽ là báy bay có kiểu dáng và sơ đồ khí động "không đuôi" và "cánh thân". Nó sẽ được chế tạo ở hai kiểu: có người lái và không người lái.
Khi đó một máy bay có lái sẽ kiểm soát và điều khiển một số máy bay không người lái (tất cả các máy bay này sẽ được chế tạo trên cùng một cơ sở). Nếu nói về thời điểm bắt đầu đưa vào trang bị chiến đấu thì cũng không sớm hơn năm 2030. Các máy bay có thể tương đương sẽ xuất hiện ở Âu châu muộn hơn, trước đó có thể là Nga và Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment