Su-57 Nga "trêu ngươi" tình báo phương Tây?
Cũng giống như hồi năm 2015, lực lượng không quân viễn chinh Nga ồ ạt bất ngờ xuất hiện tại Syria khiến Mỹ và phương Tây không hề hay biết và họ bàng hoàng tột độ khi hàng chục máy bay chiến đấu hiện đại Nga phơi mình giữa căn cứ sân bay Khmeimim để các vệ tinh trinh sát của nước ngoài tha hồi "soi, chụp".
Lần này cũng vậy, đầu tiên là 2 sau đó tiếp tục thêm 2 chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 cùng hàng loạt tiêm kích đa năng Su-35S, cường kích Su-25 cùng 2 máy bay chỉ huy cảnh báo sớm A-50 đồng loạt xuất hiện khiến cả thế giới bàng hoàng.
Truyền thông Israel (báo Jerusalem Post) dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, mặc dù Mỹ khẳng định Su-57 không thể gây ra mối đe dọa nào cho lực lượng của họ nhưng vẫn chưa tìm ra tại sao mẫu máy bay này lại có thể vượt qua được mạng lưới radar tối tân để bất ngờ xuất hiện ở Syria.
Không thể tin được Nga đã mạnh dạn điều tới chiến trường Syria loại máy bay chiến đấu tối tân bậc nhất, tương lai của Không quân nước này. Các máy bay tiêm kích Su-57 Nga "hiên ngang" nằm phơi mình giữa sân bay Khmeimim, chẳng cần che đậy, cố tình để các phương tiện trinh sát đường không Mỹ-NATO và Israel nhìn thấy mà run.
Thật vậy, dường như họ đã "run" khi mà sự xuất hiện của Su-57 Nga ở Syria gắn liền với sự biến mất của tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ, còn tiêm kích tàng hình F-35 của Israel cũng không thấy lai vãng kể từ sau vụ "va phải chim" mà phía Syria cho rằng bị trúng tên lửa của họ cách đây vài tháng.
Ảnh vệ tinh của NATO chụp hôm 23/2, ghi lại hình ảnh 2 chiếc tiêm kích Su-57 tại căn cứ không quân Khmeimim
Nga tung cú đòn hiểm hóc?
Trên thực tế, hiện nay Su-57 vẫn chưa thực sự phát triển hoàn thiện, nhưng về cơ bản nó đã đạt được những tính năng kỹ chiến thuật theo thiết kế và đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Vậy tại sao Nga tung Su-57 sang Syria? Phải chăng đây là một sự liều lĩnh có tính toán hay là một cú đòn hiểm mà Nga dành cho Mỹ và phương Tây?
Trước hết, phải khẳng định rằng tiêm kích tàng hình Su-57 mà Nga tung sang Syria như là một thứ vũ khí răn đe cực kỳ mạnh mẽ. Những máy bay tối tân này xuất hiện ở đây để sẵn sàng chiến đấu chứ không phải đi dạo chơi bởi nếu chỉ là thử nghiệm thì chỉ cần 2 chiếc là đủ, đằng này lại có tới 4 chiếc.
Như đã nói ở trên, Su-57 - khắc tinh của F-22, F-35 đã xuất hiện, khiến các loại máy bay này "biến mất" trên vùng trời Syria nếu không muốn xảy ra các trận đụng độ một mất một còn. Tất nhiên, nếu xảy ra không chiến thì Su-57 chưa chắc đã dễ dàng "ăn" được các đối thủ bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài tình năng kỹ - chiến thuật của bản thân.
Nhưng về cơ bản, khả năng răn đe của Nga đã đạt được. Chí ít, Mỹ và phương Tây cần phải "nín thở" để xem Không quân Nga làm gì với Su-57 ở Syria cái đã, tránh voi chẳng xấu mặt nào và chả dại gì đem các át chủ bài của mình ra đọ sức để làm "lộ hàng".
Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga sẽ đụng độ F-22 Mỹ ở Syria? Ảnh minh họa.
Đồng thời, việc Su-57 "ra mặt" trong bối cảnh chiến dịch tiễu phạt phiến quân khủng bố ở Đông Ghouta của Quân đội Syria đang bước vào giai đoạn quyết định sẽ khiến "các thế lực thù địch" có muốn manh động, can thiệp bằng quân sự cũng phải tính toán thiệt hơn một cách kỹ càng.
Thứ hai, sau 8 năm kể từ chuyến bay thử đầu tiên (29/01/2010), Su-57 đã cơ bản được phát triển hoàn thiện, giờ là lúc "thử lửa" thực sự. Có thể Su-57 sẽ không phải phóng quả tên lửa không đối không nào bởi các đối thủ đã tự động dạt ra, nhưng các loại vũ khí để diệt mục tiêu của khủng bố ở mặt đất sẽ lần lượt được rời giá phóng.
Và như thế, phiến quân khủng bố sắp nhận được những "phần quà" mà 4 chiếc Su-57 Nga "ban tặng". Chắc chắn sẽ không phải là "bom ngu" không điều khiển mà phần lớn sẽ là các loại vũ khí tinh khôn, có điều khiển chính xác.
Các bài thực chiến ở Syria sẽ giúp các nhà chế tạo công nghiệp hàng không Nga rút tỉa những kinh nghiệm quý báu để hoàn thiện Su-57 về mặt kỹ thuật cũng như Không quân vũ trụ Nga đào tạo phi công và hoàn thiện các chiến thuật sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình, điều mà họ vốn đang tụt hậu so với Mỹ hàng chục năm.
Thứ ba, quảng bá sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường thế giới. Tuy nhiên, dường như đây chỉ là mục tiêu phụ bởi lẽ Su-57 vẫn chưa chính thức được hoàn thiện để được đứng trong biên chế Không quân Nga và từ năm 2019 trở đi nó mới được sản xuất hàng loạt, nếu mọi việc suôn sẻ.
Do vậy, tính đến việc quảng bá xuất khẩu sản phẩm từ thời điểm này e rằng vẫn còn là quá sớm. Có lẽ phải đến sau 2025 thì mới có những hợp đồng xuất khẩu Su-57 đầu tiên.
Năng lực tác chiến của F-22 và Su-57
No comments:
Post a Comment