Hàng năm theo truyền thống, Bộ Quốc phòng Nga vẫn thường tổ chức một cuộc họp dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Sergey Shoigu để nghe báo cáo đánh giá tổng kết về kế hoạch mua sắm trang thiết bị quân sự cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng cho các lực lượng vũ trang.
Năm nay, những kết quả hoạt động được Tạp chí Quân sự Độc lập (Independent Military Review - IMR) ghi nhận cho thấy, tiến trình khôi phục vị thế của Hải quân Nga đang diễn ra với tốc độ quá chậm chạm.
Theo báo cáo, năm 2017 các lực lượng vũ trang Nga đã được chuyển giao hơn 3.500 "trang thiết bị triển vọng", trong đó có 110 máy bay và trực thăng, 2 tàu chiến, 3 tổ hợp tên lửa Iskander-M, 9 vũ khí tên lửa thuộc nhiều chủng loại, 116 tên lửa hành trình chiến thuật Kalibr và trên 400 phương tiện thiết giáp và vũ trụ.
Các xe kỹ thuật, thiết bị thông tin, vũ khí và đạn dược không quân đều được bàn giao theo đúng kế hoạch. Bộ trưởng Shoigu cho biết, danh mục mua sắm quốc phòng nhà nước năm 2017, theo nguồn cung đã đáp ứng được 98,5%, còn theo kế hoạch bảo trì là 96,7%.
Trực thăng, các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển, tên lửa phòng không, các hệ thống tên lửa của bộ binh, thiết giáp, radar, vũ khí chiến lược cũng như các tàu hậu cần hải quân, vũ khí trên không và nhiều trang thiết bị khác đều được cung cấp đầu đủ.
Nhìn vào những thông tin trên, có vẻ như mọi việc đều đang diễn ra thuận lợi với Bộ Quốc phòng Nga và các nước trên thế giới chỉ còn biết ghen tị với chương trình mua sắm vũ khí của họ.
Tuy nhiên, theo IMR, tốc độ khôi phục các tàu chiến Hải quân Nga lại rất đáng quan ngại mặc dù dòng tên lửa hành trình phóng từ biển Kalibr đã chứng tỏ được những thành công nhất định.
Thế nhưng, những tên lửa này cùng với các phương tiện vận chuyển chúng không đại diện cho toàn bộ Hải quân Nga - lực lượng phải cần nhiều hơn thế mới thực thi thành công các sứ mệnh của mình.
Ngoài ra, ngay bản thân các phương tiện vận chuyển tên lửa Kalibr cũng tồn tại nhiều vấn đề. Với số lượng quá ít nên sẽ thật hấp tấp nếu tuyên bố toàn bộ Hải quân Nga được vũ trang bằng tên lửa Kalibr.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thị sát tàu hộ vệ Sovershenny
Tàu hộ vệ Sovershenny, một trong hai tàu chiếc được chấp nhận đưa vào biên chế không thể xem là đã hoàn toàn đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Trong khi đó, tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn Ivan Gren bắt đầu được đóng từ cách đây gần 15 năm, khinh hạm Đô đốc Gorshkov thuộc Đề án 22350 đã trải qua 12 năm kể từ thời điểm khởi công, cả hai giờ đang trở thành "các dự án chế tạo không có hồi kết".
Điều quan trọng, chúng đều là những tàu chủ lực nên việc trì hoãn sẽ ảnh hưởng tới tất cả các tàu chiến khác.
Cựu Tư lệnh Hải quân, Đô đố Vladimir Kuroyedov từng phát biểu rằng, ngân sách phân bổ cho Hải quân từ những năm 1990 tới đầu 2000, tức trên 10 năm, luôn chiếm 12-14% tổng ngân sách quốc phòng. Cho đến nay, Hải quân Nga vẫn chưa nhận được khoản trên 60 tỷ ruble theo kế hoạch phân bổ 2001-2006.
IMR đánh giá, Hải quân Nga là lực lượng tiêu tốn tiền của nhưng nếu đất nước cần thì chẳng nên tiết kiệm. Tình hình hiện tại với các tàu chiến đa nhiệm của Nga là "một nỗi thống khổ" và việc 1 năm chỉ hạ thủy được 2 tàu chiến lớn là điều không thể chấp nhận.
No comments:
Post a Comment