Friday, February 9, 2018

"Iskander-M Triều Tiên" sở hữu tính năng vượt trội bản gốc?

"Iskander-M Triều Tiên" sở hữu tính năng vượt trội bản gốc?
Những chi tiết bên ngoài và phương thức phóng của loại tên lửa đạn đạo bí ẩn vừa xuất hiện trong lễ duyệt binh của Triều Tiên cho thấy nó giống đạn tên lửa M20 hơn là Iskander-M.

Mới đây trong cuộc duyệt binh chào mừng 70 năm ngày thành lập quân đội, Triều Tiên đã cho ra mắt một loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn "lạ", chưa từng xuất hiện trước đó.

Ấn tượng đầu tiên về vũ khí trên là nó có hình dáng bên ngoài khá giống đạn 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M, bên cạnh đó nó còn được đặt trên xe mang phóng tự hành dạng container kín có kết cấu rất giống MZKT-7930.

Ngay sau đó đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là một phiên bản Iskander-M do Triều Tiên "phóng tác" theo nguyên mẫu của Nga, tuy nhiên nếu bình tĩnh nhìn kỹ lại thì có thể nhận ra nhận xét trên khó mà chính xác.

Iskander-M Triều Tiên sở hữu tính năng vượt trội bản gốc? - Ảnh 1.

Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn thế hệ mới của Triều Tiên

Đầu tiên, khác biệt dễ nhận thấy nhất đó là phần mũi quả đạn tên lửa của Triều Tiên khá nhọn, trong khi chi tiết này của đạn 9M723 lại có độ tù với đường kính lớn hơn nhiều.

Tiếp theo, khi diễu qua lễ đài thì tên lửa của Triều Tiên có vẻ đã được mô phỏng trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nó sẽ được phóng đi theo phương nghiêng chứ không phải theo phương thẳng đứng như Iskander-M.

Thay vào đó, hai chi tiết trên cho thấy vũ khí mới của Bình Nhưỡng mang đặc điểm tương tự như tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn M20 - phiên bản xuất khẩu của DF-12 do Trung Quốc sản xuất nhiều hơn.

Đây có lẽ cũng là điều hợp lý khi quan hệ hợp tác quốc phòng Bình Nhưỡng - Bắc Kinh khăng khít hơn mối liên hệ với Moskva, ngoài ra Iskander-M và cả phiên bản Iskander-E dành cho xuất khẩu mới chỉ được Nga cung cấp hạn chế cho một vài đồng minh, rất khó để Triều Tiên có cơ hội tiếp cận.

Iskander-M Triều Tiên sở hữu tính năng vượt trội bản gốc? - Ảnh 2.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 bên cạnh xe mang phóng tự hành của tổ hợp pháo phản lực dẫn đường tầm xa Polozez-M

Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 được giới thiệu lần đầu tại Triển lãm quốc phòng Abu Dhabi lần thứ 10 (tháng 2/2011), nó chính là phiên bản dành cho xuất khẩu dựa trên biến thể nội địa Đông Phong 12 - DF-12 phục vụ trong Quân chủng Pháo binh số 2 của Trung Quốc.

M20 có chiều dài 7,8 m; đường kính thân 0,75 m; trọng lượng phóng 4,01 tấn; mang theo đầu đạn 480 kg thuốc nổ mạnh. Tầm bắn của M20 bị giới hạn ở mức tối thiểu 100 km và tối đa là 280 km nhưng thực tế có thể vươn tới con số 420 km.

Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường kết hợp định vị quán tính và định vị toàn cầu Bắc Đẩu hoặc GPS, cho độ chính xác cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) dưới 30 m. Nếu bổ sung hệ thống dẫn đường pha cuối thì chỉ số CEP còn thấp hơn nữa.

Tính năng đặc biệt khác của M20 đó là sở chỉ huy có thể theo dõi và điều chỉnh quỹ đạo hoàn toàn trong quá trình bay, đây thực chất là một tên lửa đạn đạo lai ghép với tên lửa hành trình, ngoài ra trọng lượng nhỏ và tốc độ lớn khiến cho việc đánh chặn M20 tỏ ra cực kỳ khó khăn.

Quân đội Trung Quốc vẫn tự tin tuyên bố DF-12 và M20 vượt trội Iskander-M và Iskander-E của Nga, do vậy nếu thực sự tên lửa Triều Tiên sử dụng công nghệ vay mượn từ Trung Quốc để kết hợp với những thành tựu của chính mình thì sẽ không phải là điều ngạc nhiên nếu vũ khí này có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội cả sản phẩm của Nga.

Một cuộc diễn tập của Quân đội Nga với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M

No comments:

Post a Comment