Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của súng trường có hàng trăm loại đạn xuyên phá được chế tạo. Cơ chế hoạt động của một vài loại tàn độc tới mức chúng bị Hội nghị Hague đầu tiên cấm sử dụng.
Lấy ví dụ, khi bị thương do đạn xuyên phá mở rộng, cơ hội sống sót của nạn nhân gần như không có. Hãng thông tấn RIA Novosti chia sẻ về một vài loại đạn súng trường uy lực nhất.
Quả bom bắn thẳng vào tim
Đạn súng trường chống bộ binh với đầu đạn cháy nổ - là một trong những đạn súng trường nguy hiểm nhất mà có thể gây ra hậu quả định mệnh. Bị Hiệp ước quốc tế Hague cấm sử dụng trong chiến đấu vì lý do nhân đạo. Nguyên lý hoạt động của nó rất đơn giản: Ngòi nổ được hàn bên trong đầu đạn và nó kích nổ khi va chạm với chướng ngại vật giống như đạn pháo.
cỡ lớn trong chương trình biểu diễn các mẫu vũ khí thuộc khuôn khổ triển lãm "Interpolitech-2015" (Nguồn: RIA Novosti/Evgeny Byatov)
Dù sức công phá không lớn, nhưng đầu đạn cháy nổ cùng với động năng của nó hoàn toàn có thể quật ngã một người khi hủy hoại xương khớp, phần mềm và các cơ quan nội tạng. Được biết rằng, đây là một trong những loại đạn súng trường đầu tiên mang đầu đạn sát thương được người Áo nghiên cứu chế tạo và bắt đầu sử dụng trên các chiến trường Thế chiến thứ I.
Sau đó các quốc gia khác như Đức, Anh và Liên Xô cũng làm chủ được công nghệ sản xuất chúng. Để tránh xung đột với những điều ước quốc tế, các loại đạn cháy-nổ được phân loại như đạn phục vụ huấn luyện và diễn tập thay vì chiến đấu.
Những khiếm khuyết của các loại đạn này là giá thành cao và khó sản xuất. Ngoài ra, nhiều sản phẩm trước đây vì thiết kế chưa hoàn thiện và thiếu các cơ chế an toàn ổn định, đã trở thành mối nguy hiểm cho chính người sử dụng bởi vì chúng có thể phát nổ bất cứ lúc nào trong khi nạp đạn hoặc khi vận chuyển thiếu cẩn thận.
Vì những vấn đề nêu trên và lệnh cấm của quốc tế, các loại đạn này không được sử dụng nhiều cho các súng trường bộ binh, tuy nhiên chúng được sử dụng nhiều trong không quân cho tới nay.
Tấn công và ẩn nấp
Xếp vị trí thứ hai về mức độ công phá sau đạn cháy nổ là đạn mở rộng "dum- dum". Với các rãnh hoặc những vết khía hình chữ thập ở phần đầu, nó sẽ "nở như bông hoa" khi va chạm và gây ra những vết thương khủng khiếp. Khác so với đạn cháy nổ, chúng được trang bị cho súng bắn tỉa và súng lục.
Ảnh: Đầu đạn mở rộng đã được bắn .40 S&W (JHP) đặt bên cạnh vỏ đạn (nguồn: CC BY 2.5/Oleg Volk)
Nga sử dụng loại đầu đạn này cho đạn 9mm mở rộng SP-7 có chứa lõi bằng nhựa. Nó được thiết kế chế tạo vào năm 1980 phục vụ cho KGB Liên Xô và có khả năng sát thương cao hơn hẳn. Để cho viên đạn "nở hoa" khi bắn vào người, phần mũi của nó được thiết 6 đường khía chạy dài.
Đặc biệt, để thực hiện các chiến dịch đặc biệt trên những máy bay chở khách, người ta đã chế tạo phiên bản có sức công phá yếu hơn - SP-8. Lượng thuốc súng được giảm thiểu và khả năng xuyên phá thấp của nó giúp giảm bớt rủi ro gây hư hỏng cho lớp vỏ máy bay.
Ảnh: Phát đạn từ súng lục Beretta M9 (nguồn: Trevorhirst)
Hiệp ước Hague cấm sử dụng các loại đạn mở rộng khi triển khai chiến sự, tuy nhiên chúng dược các thợ săn và cảnh sát ở nhiều nơi trên giới sử dụng rộng rãi. Các thợ săn - để hạ gục được con thú lớn ngay tại chỗ, các nhân viên cảnh sát - vì những tính năng chặn đứng được mục tiêu của các loại đạn này.
Ngoài ra, các loại đạn mở rộng giảm xác suất gây những thiệt hại không đáng có. Điều này rất có ý nghĩa khi bạn nổ súng trong thành phố, nơi mà loại đạn xuyên thủng có thể xuyên qua mục tiêu và trúng vào người qua đường.
Đầu đạn .458mm sau phát súng bắn trâu Châu Phi (Nguồn: Keitsist)
Đạn xuyên phá
Như đạn "dum-dum" thông thường, những đầu đạn mở rộng triệt để được khoét sâu ở phần đầu, nhưng cơ chế hoạt động hoàn toàn khác. Khi bắn vào người, nó không chỉ "nở ra như hoa" mà còn phân thành nhiều mảnh sắc nhọn. Các mảnh nhọn như "xoắn" vào nạn nhân theo kiểu ốc vít phân mảnh để tạo ra những vết thương phức tạp.
Ảnh: Đạn R.I.P. (nguồn: G2 Research Inc.)
Hiện nay các loại đạn mở rộng triệt để thương hiệu R.I.P. được công ty G2 Research của Mỹ sản xuất. Chúng được bán rộng rãi trên thị trường súng đạn dân sự và được nhiều người có nhu cầu tự vệ sử dụng. Tuy nhiên cơ chế hoạt động của loại đạn này rất tàn ác.
Điều thú vị là khi lựa chọn những "lớp cánh" gây sát thương, các kỹ sư thiết kế đầu đạn đã sử dụng công nghệ y học - đó là chiếc dùi chọc hút 3 cạnh được dùng trong phẫu thuật.
Đầu đạn R.I.P. (nguồn: G2 Research Inc.)
Cú nhào lộn chết người
Ban đầu, tưởng chừng như loại đầu đạn cỡ lớn có thể nguy hiểm hơn và sức công phá mạnh hơn đầu đạn cỡ nhỏ. Nhưng thực ra không phải vậy. Trong cuộc chạy đua để đạt được tính hiệu quả chiến đấu, các kỹ sư thiết kế đạn súng trường đã chứng minh được rằng, để gây sát thương tối đa thì cỡ đạn không còn quá quan trọng.
Tốc độ xuất phát lớn, thiết kế hơi dài và nhọn ở phần đầu và sự dịch chuyển nhẹ khối tâm về phần đuôi thậm chí có thể biến đầu đạn cỡ nhỏ 5,45mm thành chiếc "máy xay thịt" khủng khiếp. Ngoài ra, đầu đạn nhẹ chuyền động năng cho mục tiêu nhiều hơn đầu đạn nặng. Đó là định luật vật lý.
Đạn 5,45x39mm (nguồn: Public domain)
Thông thường, khi va chạm với mục tiêu, trục dọc của viên đạn cỡ nhỏ mất cân bằng sẽ chệch khỏi quỹ đạo bay, và nó bắt đầu lượn lung tung rồi phá hủy các phần mềm và xương khớp với vận tốc lớn, tạo ra những vết thương mở miệng mà có thể dẫn tới kết cục bi thảm.
Đạn 5,56x45mm NATO (nguồn: CC BY-SA 2.5/TKN)
Những đầu đạn sát thương này thường được trang bị cho loại đạn xung thấp cỡ 5,45x39mm thiết kế dành cho súng tiểu liên AK và nó được quân đội sử dụng vào năm 1974. Phần đầu của nó có một khoang không khí mà nhờ đó khối tâm được dịch chuyển về phía đuôi. Loại đạn này được sản xuất để cạnh tranh với đạn 5,56x45 tương tự của quân đội các nước NATO.
Điều thú vị đó là vết thương do đầu đạn nặng hơn 7,62x39 của Liên Xô lại ít nguy hiểm hơn nếu nó không bắn trúng vào xương khớp và các cơ quan nội tạng quan trọng, nó không lượn vòng mà chỉ xuyên qua phần mềm nên việc điều trị vết thương cũng đơn giản hơn nhiều.
No comments:
Post a Comment