Thursday, February 22, 2018

Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga thử lửa ở Syria: "Chơi rắn" hay liều lĩnh quá mức?

Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga thử lửa ở Syria:
Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga thử lửa ở Syria: "Chơi rắn" hay liều lĩnh quá mức?
Tại sao
Tại sao "sát thủ" Mig-31 Nga chưa tung hoành ở Syria?
Tên lửa Syria gầm thét dọn đường kết liễu phiến quân tử thủ Đông Ghouta
Tên lửa Syria gầm thét dọn đường kết liễu phiến quân tử thủ Đông Ghouta
Nga-Syria
Nga-Syria "mừng tuổi" phiến quân bằng tất cả các loại hỏa lực ở đông Damascus: Chưa từng có
Hình ảnh 2 tiêm kích tàng hình Su-57 được 4 Su-35 hộ tống được cho là hạ cánh xuống căn cứ không quân Khmeimim ở Syria đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.

Mặc dù thực hư sự việc Nga điều tiêm kích tàng hình Su-57 tới Syria chưa được Bộ Quốc phòng Nga xác nhận hay bác bỏ chính thức, nhưng xét về mặt logic, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Chiến trường "khốc liệt" Syria là nơi thử lửa không thể tuyệt vời hơn

Hơn 2 năm tham chiến ở Syria, hàng trăm loại vũ khí, bao gồm cả những loại vừa mới chế tạo lẫn những vũ khí đã qua nâng cấp được Quân đội Nga đưa sang chiến trường khốc liệt này.

Mục tiêu quan trọng bậc nhất của Nga khi đưa lực lượng viễn chinh tới quốc gia Trung Đông này là để hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Assad trụ vững và quét sạch khủng bố IS cũng như phiến quân đối lập.

Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau đó là các mục tiêu phụ nhưng cũng không kém phần quan trọng là thử nghiệm vũ khí nhằm cải tiến hoặc tiếp tục phát triển những loại mới, tối tân hơn, đồng thời cũng triển khai các phương thức tác chiến mới, đúc rút kinh nghiệm chiến đấu cho những cuộc chiến tranh trong tương lai.

Bên cạnh đó, đây là một cách quảng cáo gián tiếp ra thị trường thế giới các loại vũ khí Nga nhằm thúc đẩy xuất khẩu, góp phần đem về thêm hàng tỷ USD mỗi năm.

Quân đội Nga đánh giá quá trình chiến đấu ở Syria là khá thành công, mang lại những kết quả thiết thực cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này, bất chấp là đã có một số loại vũ khí qua thử lửa đã không đạt yêu cầu và bị loại khỏi chương trình mua sắm quốc phòng cấp Liên bang giai đoạn 2018-2027, nhưng số này rất hãn hữu.

Nhiều loại vũ khí Nga sau thực chiến ở Syria đã trở thành "hàng hot và đắt như tôm tươi" như xe tăng T-90, tên lửa phòng không S-400 tầm xa, máy bay tiêm kích đa năng Su-30SM, Su-35,... khi liên tiếp giành được những đơn hàng lớn trị giá nhiều tỷ USD.

Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga thử lửa ở  Syria: Chơi rắn hay liều lĩnh quá mức? - Ảnh 1.

Hình ảnh được cho là của bộ đôi tiêm kích tàng hình Su-57 bay bên cạnh Su-35. Ảnh: South Front

Su-57 tới Syria: Nga "chơi rắn" hay liều lĩnh?

Nếu tin này được xác nhận chính thức thì quả thật Bộ Quốc phòng Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh tối cao - Tổng thống Vladimir Putin đã có một quyết định hết sức bất ngờ, thậm chí được đánh giá là liều lĩnh.

Thứ nhất, các mục tiêu của khủng bố IS hay phiến quân đối lập ở Syria liệu có đáng giá và cần thiết đến mức siêu tiêm kích tàng hình phải ra tay theo kiểu dùng "dao mổ trâu giết gà"? Chỉ cần các loại tiêm kích đa năng như Su-30SM, Su-34 và Su-35 hay cường kích Su-24, Su-25 đã là quá đủ.

Thứ hai, giả sử việc Nga đưa Su-57 sang Syria là có thật thì chắc chắn khủng bố, phiến quân và các "thế lực thù địch" sẽ âm mưu tìm mọi cách để tấn công nhằm "dìm hàng", hạ uy danh của dòng siêu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 mới nhất vốn còn đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện chứ chưa chính thức được sản xuất hàng loạt.

Chỉ cần một loạt đạn pháo/cối hay một chiếc UAV vũ trang của các "thế lực thù địch" tập kích thành công căn cứ không quân Khmeimim cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường, bất chấp việc hệ thống phòng không ở đây đã được tăng cường thêm bằng các tổ hợp tên lửa S-400 hay pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1. Sai một ly, đi một dặm.

Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga thử lửa ở Syria: Chơi rắn hay liều lĩnh quá mức? - Ảnh 2.

Thứ ba, Su-57 "lượn lờ" ở Syria sẽ là cơ hội quá tốt để các loại khí tài trinh sát điện tử của Mỹ và phương Tây tha hồ soi chiếu đặng tìm ra những điểm yếu hoặc những đặc tính kỹ - chiến thuật của nó để khuất phục, đánh gục trong tương lai nếu thực sự phải đối mặt trong những cuộc chiến tổng lực khốc liệt, quy mô lớn.

Không chỉ đắt đỏ, ước tính giá mỗi chiếc có thể lên tới cỡ 150-200 triệu USD hoặc hơn, mà tiêm kích tàng hình Su-57 sẽ là xương sống quan trọng bậc nhất, là "đồ gia bảo" của Không quân Nga trong 20-30 năm tới. "Lộ hàng" sẽ để lại hậu quả khôn lường.

Cho dù thế nào, thì quyết định điều Su-57 sang tham chiến ở Syria (nếu có thực) sẽ là một sự liều lĩnh cần thiết vì không chỉ thử nghiệm để hoàn thiện thiết kế mà còn thể hiện quyết tâm "chơi rắn" của Nga đó là bằng mọi giá, kể cả sử dụng những vũ khí tối tân bậc nhất nhằm tiêu diệt, quét sạch các nhóm khủng bố và phiến quân ở đây.

Đồng thời, điều này cho thấy Nga tự tin về khả năng phòng thủ vững chắc của các loại vũ khí phòng không đã triển khai ở Syria và cũng như tin vào sức mạnh chiến đấu của Su-57 mà Mỹ và phương Tây chẳng thể khắc chế được nó, cho dù họ đã có cơ hội "ngắm nghía" sát sao nó khi hoạt động trên bầu trời ở Syria.

Video ghi lại hình ảnh 2 chiếc Su-57 của Nga xuất hiện tại Syria

No comments:

Post a Comment