Vui lòng bấm F5 để cập nhật
RT dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết vừa có một chiếc máy bay tiêm kích MiG-31 của Không quân nước này bị rơi.
Chiếc siêu tiêm kích MiG-31 bị này đâm xuống đất gần như ngay sau khi vừa cất cánh rời khởi căn cứ sân bay chừng 17km.
Trước khi MiG-31 bị rơi, các phi công đã báo cáo máy bay của bọ bị bốc cháy. Sau đó ít giây, chiếc tiêm kích có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay đã bị mất điều khiển và đâm sầm xuống đất.
Như vậy là chỉ trong vòng chưa đầy 48h, Nga đã mất liên tiếp 2 loại máy bay hiện đại gồm 1 chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-31 và 1 chiếc máy bay trinh sát IL-20. Có ý kiến cho rằng phải chăng vận đen đang đeo bám Không quân Nga?
Bộ Quốc phòng Nga vừa xác nhận, máy bay tiêm kích MiG-31 bị rơi ở vùng Nizhny Novgorod thuộc miền Trung nước Nga. Nguyên nhân ban đầu được cho là lỗi kỹ thuật.
Trước khi gặp tai nạn, 2 phi công trên chiếc MiG-31 này đang thực hiện bài bay huấn luyện thường kỳ và máy bay không mang bất cứ thứ vũ khí nào.
Thật may mắn, khi máy bay gặp sự cố kỹ thuật, cả 2 phi công gồm 1 giáo viên hướng dẫn và 1 học viên đã nhày dù, thoát hiểm an toàn. Máy bay đâm xuống khu vực không có dân cư nên đã không gây ra bất cứ thiệt hại về cơ sở vật chất cũng như con người ở dưới mặt đất.
Một đội điều tra đã đến được vị trí máy bay rơi để khám nghiệm xác máy bay ở trong một khu rừng cây cối dày đặc.
Hãng thống tấn RIA Novosti dẫn một nguồn tin quân sự cho biết, chiếc máy bay phát nổ sau khi bị va chạm với một vật thể chưa xác định và bốc cháy.
Hiện nay, các máy bay MiG-31 được hoán cải, nâng cấp để trở thành phương tiện mang phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal, loại vũ khí mới được Moscow tiết lộ trong năm nay.
Đôi nét về tiêm kích MiG-31
Bảo vệ lãnh thổ rộng lớn và thực hiện nhiệm vụ chiến thuật-chiến lược ngăn chặn máy bay ném bom, cảnh báo sớm tầm xa của đối phương chính là nhiệm vụ của máy bay tiêm kích hạng nặng MiG-31 Foxhound.
Xét về mặt kỹ thuật, thiết kế và trang bị của MiG-31 cũng được tối ưu cho nhiệm vụ nói trên và đặc trưng đơn nhiệm phù hợp tới chiến tranh tổng lực.
Động cơ phản lực hạng nặng giúp máy bay đạt tốc bay tối đa tới Mach 2,35, tầm hoạt động đạt tới 3.300km và thiết kế khí động dạng cánh delta giúp có thể bay siêu âm ở độ cao lớn. Thực tế, khi hoạt động ở độ cao trên 10km, hiếm máy bay chiến đấu nào có tốc độ bay vượt qua được MiG-31.
Để "săn mồi", MiG-31 được trang bị hệ thống radar hàng không mảng pha thụ động kích thước lớn Zaslon S-800 giúp phát hiện các mục tiêu bay cỡ lớn như máy bay ném bom ở khoảng cách 400km và máy bay chiến thuật ở cự ly 200km. Radar này có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu bằng tên lửa không đối không tầm xa.
Thiết kế nặng nề của MiG-31 phù hợp với chiến thuật: Nhìn thấy trước, tăng tốc tiếp cận, bắn hạ và thoát ly. Với các đối thủ chậm chạp như máy bay ném bom, cảnh báo sớm hay tiếp liệu trên không, MiG-31 thực sự là "sát thần".
No comments:
Post a Comment