Đầu não không quân và hải quân Nga liên tiếp bị tấn công
Cách đây không lâu, chỉ vài tuần trước vụ "quân ta bắn quân mình" khiến chiếc máy bay trinh sát IL-20 bị rơi và toàn bộ 15 người thành viên phi hành đoàn thiệt mạng, các căn cứ Khmeimim và Tartous, những đầu não của Không quân và Hải quân Nga ở Syria liên tục bị phiến quân tấn công bằng máy bay không người lái vũ trang.
Bất chấp phiến quân sử dụng máy bay không người lái vũ trang ồ ạt hay nhỏ lẻ đều đã bị các lực lượng phòng không Nga bảo vệ các căn cứ nói trên bẻ gãy từ sớm và từ rất xa, không cho chúng tiếp cận phóng đạn gây thiệt hại về cơ sở vật chất hay sinh mạng của binh sĩ Nga đồn trú tại Syria.
Có được thành tích đáng nể này phải kể đến 2 yếu tố:
Thứ nhất, phòng không Nga mà chủ công là các loại radar và thiết bị tác chiến/trinh sát điện tử phát hiện sớm, từ xa mọi mục tiêu, dù là cỡ nhỏ hoặc rất nhỏ như máy bay không người lái vũ trang mà phiến quân sử dụng đều bị tóm sống. Chứng tỏ lưới trời cảnh giới của Nga đã giăng ra rất hiệu quả.
Nga liên tục bắn hạ máy bay không người lái vũ trang tiếp cận căn cứ không quân Khmeimim.
Thứ hai, cảnh giác cao độ. không chỉ phải đối phó với các đợt tấn công của Mỹ và liên quân vốn liên tục treo lơ lửng trên đầu Syria với đủ mọi cớ, trong đó "Damascus sử dụng vũ khí hóa học tấn công giết hại dân thường" là chiêu bài hay được sử dụng nhất. Các đơn vị phòng không Nga-Syria luôn phải trực sẵn sàng chiến đấu cao.
Chính vì thế, khi có mục tiêu "lạ" tiếp cận, các kíp chiến đấu phòng không Nga vốn đã ngồi sẵn trong cabin điều khiển rất đĩnh đạc đánh tiêu diệt, đảm bảo không để sót, lọt bất cứ thứ gì.
Thứ ba, phòng không Nga có những loại vũ khí được mệnh danh là "sát thủ" của các mục tiêu bay tầm thấp bao gồm cả máy bay không người lái cỡ nhỏ.
Trong đó, các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 là lực lượng chủ công chuyên đánh chặn máy bay không người lái đang trên đường tiếp cận các vị trí của Quân đội Nga. Một khi Pantsir-S1 khai hỏa thì hầu như mục tiêu không thể thoát.
Thực tế chiến đấu đã chứng minh điều đó tất cả các đợt tấn công bằng UAV của phiến quân nhằm vào Khmeimim hay Tartous đều bị bẻ gãy.
Bên cạnh Pantsir-S1, phòng không Nga ở Syria còn có thêm một "sát thủ" khác, đó là những tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2. Hiện chưa có thông tin về việc Tor-M2 đã khai hỏa đánh các mục tiêu bay ở Syria, nhưng nó luôn được đánh giá rất cao và vì thế, nhiều nước đã đặt mua tổ hợp phòng không tối tân này.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2 Nga ở Syria.
Hé lộ cách thức phòng thủ các căn cứ đầu não Nga ở Syria
Vụ tên lửa phòng không S-200 Syria bị tiêm kích F-16 Israel lừa cho vào bẫy, dẫn tới việc "quân ta bắn quân mình" khiến máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị hạ đã gây thảm họa khiến Nga không chỉ mất 1 "cơ quan tình báo" hiện đại mà còn mất 15 sĩ quan giàu kinh nghiệm và khiến tình hình ở Trung Đông thêm căng thẳng.
Tuy nhiên, thảm họa này lại vô tình hé lộ cách thức mà người Nga triển khai phòng thủ bảo vệ các căn cứ đầu não của mình ở Syria như sân bay Khmeimim hay quân cảng Tartous.
Cụ thể, các máy bay trinh sát IL-20 của Nga cứ hằng đêm thay nhau tuần tiễu trên trời nhằm không chỉ phát hiện sớm tên lửa của Mỹ và liên quân có thể khai hỏa tấn công Syria mà còn làm nhiệm vụ cảnh giới phát hiện các loại máy bay không người lái vũ trang của phiến quân tấn công 2 căn cứ đồn trú cực lớn và đặc biệt quan trọng của Nga.
Với các thiết bị giám sát tối tân, máy bay trinh sát IL-20 có thể "soi" thấy mọi động tĩnh, cung cấp bức tranh toàn cảnh trên không cũng như tham số mục tiêu để các đơn vị hỏa lực phòng không chuyển cấp báo động kịp thời và bắn hạ. Các loại máy bay không người lái dù nhỏ cũng khó thoát khỏi cánh sóng của IL-20.
Vì thế, cùng với các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50U AWACS, chúng được coi là cánh tay đắc lực hay "mắt thần" của phòng không Nga ở Syria, bên cạnh radar cảnh giới nhìn vòng và radar cảnh giới cơ hữu của các tổ hợp tên lửa phòng không S-400, S-300V4 hay các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Nga triển khai ở Syria.
Lợi thế của IL-20 và A-50U là chúng bay trên cao, không có gì che mắt được chúng trong khi radar mặt đất sẽ gặp một số hạn chế là bị che chắn bởi các địa hình, địa vật, do vật sẽ có những vùng "tối" mà cánh sóng radar không thể quét được.
Các cứ Khmeimim và Tartous có thể bị tấn công?
Việc máy bay trinh sát IL-20 bị bắn rơi có thể khiến phòng không Nga ở Syria "lạc nhịp" đôi chút, mặc dù BQP Nga tuyên bố sẽ tiếp tục các chuyến bay, nhưng hiện chưa rõ các máy bay này đã bay trở lại hay vẫn tiếp tục nằm sân chờ cho cú sốc tinh thần trôi qua.
Trong trường hợp IL-20 và các máy bay trinh sát khác của Nga chưa thể bay trở lại để tiếp tục giám sát bầu trời, liệu rằng phiến quân có lợi dụng cơ hội này để tiến hành các đòn tấn công bằng UAV vũ trang?
Khả năng này là có, bởi lẽ Nga đã bật đèn xanh để phiến quân ở Idlib rời khỏi các khu phi quân sự trước ngày 15/10 với điều kiện phải loại bỏ tất cả vũ khí hạng nặng nhưng dường như nhiều nhóm phiến quân sẽ kiên quyết chống cự đến cùng và chúng sẽ làm bất cứ gì có thể, kể cả tiếp tục nối lại các đợt tấn công bằng UAV vào căn cứ Nga.
Chắc chắn phòng không Nga sẽ có phương án dự phòng, tăng cường cảnh giới, sẵn sàng đánh bại, bẻ gẫy mọi đợt tập kích của phiến quân, ít nhất cho đến khi các "mắt thần" được bay trở lại.
Phòng không Nga triển khai sẵn sàng chiến đấu ở Syria.
No comments:
Post a Comment