Hơn 200 vụ không kích trong 2 năm
Trong một động thái không thường thấy, Israel đã phá vỡ chính sách "miễn bình luận" khi thừa nhận nước này đã tiến hành hơn 200 vụ không kích nhằm vào các mục tiêu của Iran ở Syria chỉ trong vòng 2 năm vừa qua.
Cùng với các vụ tấn công này, một báo cáo mới công bố cũng cho thấy Israel đã bí mật vũ trang và tài trợ cho ít nhất 12 nhóm phiến quân ở miền Nam Syria từ năm 2013, tuy nhiên cũng đã ngừng hoạt động chuyển tiền và vũ khí từ hồi tháng 7/2018 sau khi Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad giành lại quyền kiểm soát phần lãnh thổ Syria trên Cao nguyên Golan.
Mục đích của "Chiến dịch Láng giềng Tốt" mà Israel phát động là nhằm ngăn chặn các lực lượng được Iran hậu thuẫn bám trụ lại các địa điểm gần biên giới với Israel.
Tuy nhiên, lý do quan trọng hơn có lẽ bởi Israel đã tăng cường và mở rộng các cuộc không kích vào sâu bên trong lãnh thổ Syria trong những tháng vừa qua để tấn công các vị trí của Iran.
Nhìn nhận một cách tổng thể, các chiến dịch trên cho thấy một sự chuyển đổi to lớn trong thế trận quốc phòng của Israel, từ chỗ chấp nhận ở một mức độ có giới hạn sang mức độ không dung thứ cho bất cứ sự hiện diện nào của Iran tại Syria - một diễn biến hàm chứa nhiều tác động sâu rộng tới hoàn bình và ổn định trong khu vực.
Israel từ lâu vốn đã rất lo ngại về các hoạt động của Iran ở những vùng lãnh thổ Syria sát biên giới với Israel, trong đó có các nỗ lực cung cấp vũ khí hạng nặng và tên lửa tầm trung cho phong trào vũ trang Hezbollah.
Những mối lo ngại này càng gia tăng sau khi chính quyền Assad tái chiếm Aleppo tháng 12/2016 dưới sự hậu thuẫn của không quân Nga và các lực lượng ủy nhiệm Iran. Chiến thắng này cho phép Iran tập trung vào các khu vực khác và mở rộng sự hiện diện quân sự gần lãnh thổ Israel.
Để đáp trả, Israel đã không ngừng tăng cường chiến dịch không kích đẩy lùi hoạt động cố thủ này.
Bước ngoặt chiến lược diễn ra vào tháng 4/2018 khi truyền thông Syria đưa tin, các máy bay của Israel xâm nhập không phận Syria từ Jordan tấn công căn cứ T4 phía Đông tỉnh Homs, nơi Vệ binh Hồi giáo Iran (IRGC) được cho là đang vận hành một đơn vị máy bay không người lái.
Vụ tấn công đã khiến 7 thành viên IRGC thiệt mạng nhưng Israel không khẳng định cũng không phủ nhận sự can dự.
Đến tháng 5/2018, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tái khẳng định lập trường "không có chỗ cho bất kỳ sự hiện diện nào của Iran, ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Syria".
Tháng 6/2018, một vụ không khích nữa được tiến hành giết hại nhiều thành viên của các lực lượng bán vũ trang do Iran hậu thuẫn ở Đông Nam Abu Kamal.
Mặc dù Israel lại tiếp tục từ chối bình luận nhưng rất nhiều giới quan sát trong khu vực cho rằng chính phủ của Thủ tướng Netanyahu đã đứng sau vụ tấn công, nhất là khi phát ngôn viên Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ phủ nhận sự can dự của Washington và một quan chức Mỹ tiết lộ với CNN rằng, Israel đã thực hiện vụ tấn công đó.
Trong diễn biến liên quan mới nhất, ngày 17/9/2018, thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, 4 máy bay F-16 của Israel đã bay qua Địa Trung Hải ồ ạt giội tên lửa tấn công tỉnh Latakia của Syria, nơi đặt cơ quan đầu não không quân Nga tại Syria - căn cứ Khmeimim.
Các đơn vị pháo binh Israel trên phần lãnh thổ do nước này chiếm đóng ở Cao nguyên Golan. Ảnh: Reuters
Động cơ nào thúc đẩy Israel quyết triệt hạ các lực lượng Iran ở Syria?
Chiến lược quốc phòng hung hăng hơn của Israel trước sự hiện diện quân sự của Iran ở Syria nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung bị chi phối bởi 3 yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, Israel dường như không hoàn toàn tin tưởng vào quyết tâm của chính quyền Donald Trump trong việc đối phó với Iran ở Syria hoặc có thể dựa vào Nga kiểm soát Iran và đảm bảo các lợi ích tại "sân sau" của nước này.
Bản thân ông Trump đã phải miễn cưỡng phân bổ nguồn lực của Mỹ cho vấn đề Syria và từng nhiều lần phát biểu công khai ý định rút các lực lượng Mỹ ra khỏi quốc gia Trung Đông này "rất sớm".
Tuy nhiên, một phần nhờ áp lực từ Israel, Washington đang phải dùng tới một cách tiếp cận mới nhấn mạnh tới yêu cầu của Mỹ đòi Iran rút hoàn toàn khỏi Iran. Gần đây nhất, chính quyền Donald Trump được cho là đã đồng ý thúc đẩy một nỗ lực quân sự cũng như một chiến dịch ngoại giao đồng bộ "hoàn thành các mục tiêu" của Mỹ đối với Damascus.
Thứ hai, chiến lược phản đối sự hiện diện quân sự của Iran ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Syria nhận được sự ủng hộ mãnh mẽ của khối Ả Rập theo dòng Hồi giáo Sunni trong khu vực, qua đó đưa Israel xích lại gần hơn với các đối thủ khác của Tehran, nhất là Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Những mối quan hệ đang nổi lên này đặc biệt quan trọng với Israel, một phần bởi nhà nước Do Thái sẽ cần tới sự giúp đỡ của các nước láng giềng khu vực nếu phải can dự vào một cuộc chiến với Iran.
Tiêm kích F-16 của Không quân Israel
Thứ ba, giới bảo thủ an ninh Israel giữ niềm tin cố hữu rằng, "chủ nghĩa xét lại" cũng như "chủ nghĩa bành trướng" của Iran là không có giới hạn và quốc gia Hồi giáo này quyết tâm lập lên một "chế độ hiếu chiến" ở Trung Đông, thậm chí là xa hơn nữa.
Bên cạnh đó, những nhân vật cứng rắn ở Iran thường xuyên đe dọa "xóa sổ" Israel song song với việc các tư lệnh bán vũ trang do Iran hậu thuẫn thực hiện nhiều chuyến thăm tới vùng biên giới giữa Israel với Lebanon, Sria lại càng tiếp lửa thêm cho quan điểm cố hữu trên.
Đáp trả thái độ cứng rắn của Israel phản đối sự hiện diện quân sự của Iran tại Syria, Tehran được cho là đã vận chuyển nhiều tên lửa đạn đạo tới cho các lực lượng ủy nhiệm dòng Shi'ite ở Iraq trong những tháng gần đây.
"Phải có kế hoạch phòng bị nếu Iran bị tấn công", một quan chức cao cấp của Iran nói với hãng tin Reuters hồi tháng 8/2018. "Số lượng chưa phải là nhiều, chỉ vài chục quả nhưng chúng tôi có thể gia tăng nếu cần thiết".
Tên lửa Patriot của Israel tấn công máy bay Syria ngày 24/7
No comments:
Post a Comment