Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Mỹ thì quân đội nước này đã huy động các khu trục hạm lớp Arleigh Burke, tuần dương hạm lớp Ticonderoga, tàu ngầm hạt nhân lớp Virgina phóng tên lửa hành trình Tomahawk, kết hợp cùng đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM triển khai từ máy bay ném bom siêu âm B-1B Lancer.
Bên cạnh đó, hai đồng minh Anh và Pháp đã sử dụng tiêm kích Eurofighter Typhoon, Tornado GR4, Rafale để phóng tên lửa Scalp EG/Storm Shadows hỗ trợ cho trận oanh kích của Mỹ.
Như vậy có thể thấy rằng thấy liên quân đã tung vào trận chiến gần như mọi vũ khí cũng như phương tiện mang phóng tối tân nhất của mình.
Khu trục hạm Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Syria
Tuy nhiên, theo tuyên bố do Nga và Syria đưa ra, hiệu quả cuộc tấn công của liên quân có vẻ chưa được như kỳ vọng ban đầu, những hình ảnh mục tiêu bị phá hủy cho thấy nó trúng số lượng tên lửa với mức độ công phá nhỏ hơn rất nhiều so với con số mà Mỹ công bố.
Ngoài ra lực lượng phòng không Syria còn cho biết họ đã bắn hạ được 71 tên lửa hành trình các loại chỉ bằng những tổ hợp vũ khí ra đời từ thời Liên Xô như Pechora, 2K12 Kvadrat, hay S-200 Angara.
Theo nhận định, sở dĩ Syria có thể tổ chức đánh chặn với hiệu quả cao là do kế hoạch của Mỹ đã bị lộ, yếu tố bất ngờ không còn, các đối tượng bị tấn công cùng đường bay của tên lửa được dự báo trước cho nên họ đã bố trí binh lực "đón lõng" từ đầu.
Chính vì vậy mà trong lúc này lại xuất hiện thêm thắc mắc là tại sao Mỹ không tung máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit vào trận? Nếu B-2 tham chiến, dựa vào ưu thế công nghệ tuyệt đối thì những bất lợi trên rất dễ bị xóa nhòa, nó sẽ thực hiện phi vụ kiểu "phẫu thuật" với độ chính xác cao nhưng thiệt hại gây ra lại cực lớn.
Không quân Mỹ chỉ huy động máy bay ném bom B-1B Lancer cho đợt không kích vừa qua
Việc Mỹ không sử dụng B-2 có thể xuất phát từ nguyên nhân đầu tiên, B-2 là vũ khí mang tính chất "cực kỳ chiến lược", chỉ sử dụng trong tình huống cần hủy diệt đối phương, trong khi quy mô của chiến dịch quân sự lần này lại tương đối hạn chế với mục đích răn đe là chính, ưu tiên không gây quá nhiều thương vong.
Tiếp theo, để đảm bảo tính bí mật thì chiếc B-2 trong các phi vụ oanh tạc thường cất cánh từ ngay trên đất Mỹ, đến ném bom vào mục tiêu rồi quay trở về chứ không quá cảnh ở nước ngoài. Việc điều động chiếc B-2 cho nhiệm vụ vừa qua tỏ ra quá tốn kém và không cần thiết, nhất là khi các lực lượng tại chỗ khác đã đủ tạo ra ưu thế áp đảo.
Cuối cùng, tuy rằng khả năng tàng hình rất cao nhưng chưa có gì bảo đảm B-2 Spirit hoàn toàn lẩn trốn được các đài radar trinh sát Nga bố trí dày đặc trên khắp lãnh thổ Syria. B-2 nếu tham chiến sẽ có nguy cơ bị lộ nhiều tham số mật trước đối thủ tiềm tàng trong khi lợi ích thu lại hoàn toàn không tương xứng, cần giữ gìn cho những trận chiến khốc liệt hơn ở tương lai.
Với những lý do trên, sự vắng mặt của máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit trong chiến dịch tấn công quân sự vào Syria vừa diễn ra cũng là điều dễ hiểu.
Tên lửa hành trình AGM-158 được phóng đi từ máy bay ném bom siêu âm B-1B Lancer
No comments:
Post a Comment