Theo thông tin chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga, các hệ thống phòng không Pantsir-S1 của nước này triển khai tại Syria đã chứng tỏ được hiệu suất hoạt động gần như tuyệt đối 100% trong đợt đánh chặn cuộc tấn công do liên quân Mỹ - Anh - Pháp phát động ngày 14/4 vừa qua, khi có tới 71 trong tổng số 103 quả tên lửa bị tiêu diệt.
Nhân sự kiện này, hãng tin tức - phát thanh Sputnik vừa đăng bài viết tiết lộ lý do tại sao hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir của Nga lại đạt được khả năng hoạt động đáng kinh ngạc như vậy.
Nhiều radar tích hợp trong một hệ thống
Để bất kỳ hệ thống phòng không nào chứng tỏ được chức năng của mình thì điều kiện tiên quyết đầu tiên là nó phải quan sát thấy mục tiêu từ xa và sớm. Xuất phát từ yêu cầu này, Pantsir đã được thiết kế với 3 "cặp mắt".
Cặp mắt thứ nhất là bộ radar cảnh giới nhìn vòng giúp phát hiện các mục tiêu bay của địch ở khoảng cách từ 32 đến 45 km với góc phương vị 360 độ.
Đôi mắt thứ hai là radar điều khiển hỏa lực, chịu trách nhiệm khóa mục tiêu khi nó di chuyển vào tầm bắn của hệ thống phòng không. Radar này có thể bám sát tới 20 mục tiêu ở trường quan sát hình nón 45 độ và dẫn đường cho 4 tên lửa cùng lúc.
Nếu hai cặp mắt trên chưa đủ thì vẫn còn cặp mắt thứ ba - tổ hợp khí tài quang điện tử-hồng ngoại có khả năng phát hiện, thu và bám bắt các mục tiêu, thậm chí trong những điều kiện tầm nhìn bị hạn chế. Chức năng này hoàn toàn tự động.
Ba "cặp mắt" hoạt động cùng lúc và phối hợp nhịp nhàng trong một hệ thống. Điều dó giải thích tại sao Pantsir-S1 lại đạt được hiệu suất tiêu diệt mục tiêu ấn tượng như vậy, nó có thể ngắm bắn vào tới 10 mục tiêu/phút.
Sau khi mục tiêu bị rơi vào tầm ngắm, hệ thống chỉ mất khoảng từ 4 - 6 giây để phóng lên quả tên lửa thứ nhất. Với pháo tự động, thời gian phản ứng này giảm xuống chỉ còn từ 1 - 2 giây. Hệ thống có thể phóng quả tên lửa thứ hai hoặc chuyển sang các mục tiêu khác trong khoảng thời gian chỉ 1,5 giây, nhanh hơn bất kỳ hệ thống nào khác trên thế giới hiện nay.
Pantsir-S1 có khả năng chiến đấu độc lập trong mọi điều kiện thời tiết và sử dụng hoả lực kết hợp của tổ hợp pháo/tên lửa phòng không để tiêu diệt các mục tiêu bay. Hệ thống sử dụng các xe chiến đấu bánh xích hoặc bánh hơi được trang bị tổ hợp khí tài trính sát/dẫn bắn tích hợp radar và quang điện tử có tính năng kháng nhiễu cũng như xạ kích mục tiêu ngay trong hành tiến.
Hệ thống vũ khí cùng ăng-ten radar của Pantsir-S1
Hoạt động nhịp nhàng theo 5 chế độ khác nhau
Bộ khí tài chiến đấu gồm tới 6 xe bệ phóng phòng không Pantsir-S1 tự hành có thể phối hợp hoạt động thông qua một mạng lưới, sử dụng một trong nhiều chế độ khác nhau.
Ví dụ, chúng có thể hoạt động riêng rẽ bằng việc sử dụng một xe chuyên chở đóng vai trò là trung tâm chỉ huy, thu bắt các mục tiêu và chỉ thị cho 5 xe khác tấn công. Hoặc chúng có thể nhận lệnh trực tiếp từ một trạm chỉ huy ở xa.
Các hệ thống cũng có thể kết hợp cả hai phương án: Một tổ hợp Pantsir riêng lẻ hoạt động như một trung tâm chỉ huy, tiếp nhận dữ liệu từ các trạm chỉ huy ở xa hoặc hệ thống phát hiện sớm và rồi phân bổ dữ liệu và chỉ thị cho các xe riêng rẽ khác trong kíp chiến đấu.
Đặc biệt, Pantsir-S1 có thể hoạt động độc lập mà vẫn rất hiệu quả. Nó có thể duy trì được khả năng sống sót mà không cần tới sự bảo vệ của các đơn vị chiến đấu khác. Pantsir có khả năng phát hiện và tấn công cả các mục tiêu trên biển và trên bộ. Vũ khí mà hệ thống được trang bị có thể dễ dàng đối phó với hỏa khí bộ binh cũng như các mục tiêu thiết giáp hạng nhẹ khác.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1
Đa dạng phương tiện mang phóng
Nhờ đặc tính dễ tháo lắp, Pantsir-S1 có thể được lắp đặt trên rất nhiều phương tiện khác nhau. Hiện tại đã có 6 phương tiện chuyên chở được chế tạo để làm khung gầm lắp đặt hệ thống này, gồm 4 loại xe bánh lốp và 2 loại xe bánh xích.
Điều này giúp Pantsir thích nghi với nhiều loại địa hình khác nhau khiến nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho rất nhiều quốc gia trên thế giới muốn sở hữu một hệ thống phòng không tầm gần đáng tin cậy.
Ngoài ra, Pantsir cũng có thể được lắp đặt trên các phương tiện mang phóng cố định, chẳng hạn như tàu chiến.
Tổ hợp Pantsir-S1 trổ tài diệt mục tiêu
No comments:
Post a Comment