LTS: Sau vụ không kích ngày 14/4, Lầu Năm Góc tuyên bố, 100% tên lửa được liên quân phóng đi tấn công các địa điểm bị cáo buộc là nơi nghiên cứu và tàng trữ vũ khí hóa học của Syria đã bắn trúng mục tiêu.
Trong khi đó, theo thông tin cập nhật mới nhất từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/4 thì chỉ có 22 quả tên lửa của liên quân Mỹ - Anh - Pháp là đã bắn trúng những mục tiêu được chỉ định từ trước và lực lượng phòng không Syria đã đánh chặn được 46 quả (tức khoảng 50%).
Ngày 25/4, trong bài viết đăng tải trên trang Russia Insider, Đại tá W. Patrick Lang, chuyên gia phân tích tình báo và quân sự Mỹ đã đưa ra ý kiến bình luận về những tuyên bố khác biệt trên của hai nước Nga, Mỹ. Để có thêm góc nhìn, chúng tôi trân trọng gửi tới bạn đọc tóm lược ý kiến đánh giá của chuyên gia Patrick Lang.
-------------------
Lời tuyên bố tuyệt đối của Mỹ không khỏi khiến người nghe phải cẩn trọng. Vì chẳng có hệ thống nào đạt hiệu quả và hiệu suất tiêu diệt mục tiêu tới 100% cả. Không thể có. Một nữ đồng nghiệp giữ chức vụ cao ở Cục tình báo Quân đội Mỹ (DIA) từng hỏi tôi, tại sao những vũ khí tinh vi lại thường mắc lỗi hoặc bị đánh bại?
Tôi đã nói với bà ấy rằng, đó đơn giản là điều thường xảy ra trong cuộc sống, vì trong chiến tranh, "nếu một điều xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra và thường vào thời điểm tồi tệ nhất".
Bà ấy đã cương quyết phản bác, không thể nào như vậy. "Các nhà sản xuất đảm bảo rằng tên lửa sẽ hoạt động đúng như quảng cáo".
"Họ nói dối", tôi trả lời. "Đó là kinh doanh". Bà đồng nghiệp không hài lòng với câu trả lời của tôi. Nhưng đó là sự thật. Chẳng có hệ thống vũ khí nào hoàn hảo cả.
Tên lửa hành trình liên quân tấn công Syria ngày 14/4/2018
Syria đã sở hữu một hệ thống phòng không tích hợp tốt?
Trục trặc hệ thống chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới sai sót trong chiến tranh.
Đừng nghĩ những hệ thống phòng không phức hợp như ở Syria chỉ đơn giản là một tập hợp các tên lửa đất đối không (SAM), súng phòng không, radar và các thiết bị chế áp điện tử (ECM) được sử dụng chống lại các tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến hay máy bay. Sử dụng một cách riêng rẽ những hệ thống này sẽ không thành công.
Trong một hệ thống được thiết lập tốt, các vũ khí được triển khai như những cấu phần gắn kết của một hệ thống tích hợp, kết nối điện tử với nhau thông qua các máy tính phòng không trung tâm làm nhiệm vụ điều phối hiệu quả hoạt động của chúng.
Các radar phát hiện mục tiêu tấn công, thiết bị chế áp điện tử làm chệch hướng hệ thống dẫn đường của các tên lửa, và trong nhiều trường hợp, các hệ thống của Nga còn lái tên lửa sang một mục tiêu mới vô hại.
Những năm trước đây, Syria đã không thể tích hợp được tất cả các hệ thống phòng không này để đối phó với một đối thủ lớn là Israel.
Nhưng thời đó đã qua. Hệ thống phòng không Nga - Syria hiện đã trở thành một hệ thống tích hợp đầy đủ chức năng, hoạt động theo tiêu chuẩn và nguyên tắc do người Nga thiết kế. Đó là chưa kể tới những thiết bị tốt nhất của Nga ở Syria chưa hề tham chiến trong cuộc tấn công vừa qua.
Mặc dù rất nhiều hệ thống SAM hiện có trong Quân đội Syria là các tổ hợp cũ từ thời Liên Xô nhưng chúng đã liên tục được cải tiến để trở thành những công cụ chiến tranh mới và hiện đại hơn.
Đố là điều bình thường với bất kỳ quốc gia sản xuất thiết bị quân sự nào trên thế giới. Nếu họ không làm như vậy, các thiết bị của họ sẽ chỉ có vòng đời phục vụ ngắn và không xứng đáng để quốc gia khác mua.
Một ví dụ điển hình là B-52. Được đặt tên theo đúng năm (1952) chúng được đưa vào sử dụng nhưng B-52 vẫn tiếp tục được cải tiến, nâng cấp thành những máy bay hiện đại. Nhìn nhận theo xu hướng này thì không thể cho rằng các lực lượng phòng không của Nga - Syria đã lỗi thời.
Dù nguồn lực công nghiệp còn giới hạn nhưng Nga đã chú trọng đầu tư để nâng cấp các hệ thống cũ của Liên Xô và thậm chí còn phát triển nhiều hệ thống mới khác. Chúng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn như chúng ta đã chứng kiến ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.
Mảnh vỡ của tên lửa Tomahawk tấn công Syria được Bộ QP Nga công bố ngày 25/4
"Người Nga đã đúng"
Nước Mỹ đã can dự vào cuộc chiến toàn cầu từ 17 năm nay. Đó là một dạng chiến tranh đặc biệt chống lại các phần tử khủng bố và Hồi Giáo cực đoan trên khắp thế giới. Cuộc chiến này thường cần tới các vũ khí khá khác biệt so với những hệ thống sử dụng để chống lại một nhà nước, đặc biệt là những đối thủ ngang tầm.
Trong bối cảnh đó, nguồn ngân sách tương đối hạn hẹp đã không được đầu tư để nâng cấp những vũ khí như Tomahawk. Thay vào đó, ngân sách phân bổ được dành cho phát triển máy bay không người lái (UAV) và chi phí quá lớn cho các lực lượng mặt đất.
Chính quyền Barack Obama thích sử dụng các lực lượng vũ trang nhưng lại không dành ưu tiên đúng mức như với các chương trình an sinh xã hội. Do đó, hiệu quả tác chiến của các vũ khí Mỹ so với Nga đã suy giảm.
Một số nguồn tin nước ngoài có quyền tiếp cận những thông tin đủ để đưa ra một đánh giá chắc chắn đã nói với tôi rằng: Người Nga đã đúng. Những nguồn tin này có mối quan hệ thân thiết với cả nước Mỹ và chính phủ của họ. Họ nói rằng, hơn 2/3 tên lửa của liên minh do Mỹ đứng đầu đã không bắn trúng mục tiêu. Sự thất bại này cần phải được làm rõ.
Mỹ phóng tên lửa Tomahawk tấn công Syria ngày 14/4
No comments:
Post a Comment