Người đứng đầu phái đoàn ngoại giao của Ukraine là bà Irina Friz, vừa cay đắng cung cấp dữ liệu cho khối NATO về tình hình vũ khí Nga bố trí tại Crimea với con số tăng vọt. Điều này khiến cho NATO vốn đang lo ngại phòng ngừa, nay lại hoảng hốt hơn.
Bởi vì lực lượng quân sự Nga mạnh ở Crimea không chỉ khiến cho Ukraine thất vọng, mà Nga mạnh thì NATO đứng ngồi không yên. Vùng đất này, Nga có cả hệ thống căn cứ liên hợp hải-lục-không quân để bất cứ lúc nào cũng có thể giáng đòn hỏa lực bất thần ập xuống các quốc gia khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây dương NATO.
Con số đáng sợ!
Theo bà Irina Friz, so với năm 2013, năm mà "ván chưa đóng thuyền", năm nay số lượng quân đội Nga trong địa hạt vùng Crimea đã phát triển gần như gấp ba lần, máy bay chiến đấu tăng năm lần, hệ thống pháo binh và xe bọc thép tăng bảy lần.
Theo nhà ngoại giao Ukraine này, các chỉ số định lượng về sự hiện diện của "quân chiếm đóng" trên lãnh thổ bán đảo Crimea, so với năm 2013, tăng đột biến như sau:
Nhân lực quân sự, trước đây Nga có khoảng 12 ngàn binh lính, hiện nay hơn 32 nghìn; Tàu nổi và tàu ngầm được trang bị tên lửa hành trình bây giờ là 8 chiến hạm các loại. Theo bà Irina Friz, hải quân Nga có thể cùng lúc thực hiện một cú "volley" cả thảy 52 tên lửa Kalibr.
Máy bay chiến đấu của Nga trước là 22 chiếc, nay là 113 chiếc.
Tiêm kích Su-33 của Hải quân Nga triển khai huấn luyện ở Crimea.
Trước đây, tại Crimea Nga không có lực lượng đột kích, hay cú đấm thép nào, nay Nga điều tới Crimea tới 40 xe tăng!
Xe chiến đấu bọc thép trước chỉ là 92 chiếc, nay lên đến 680 chiếc; hỏa lực pháo binh trước là 24 pháo đội, năm nay 174 pháo đội.
Hề thống phòng không S-400 theo ông này khó biết chính xác số đạn, nhưng theo nhiều nguồn tin Nga có khoảng 1 trung đoàn phòng không hỗn hợp, tạo thành lưới lửa đa tầng giữ vùng trời, mạnh nhất là khu vực Quân cảng Sevastopol.
Hệ thống tên lửa bờ "Bastion-P" và "Bal-E" đã triển khai nhưng số lượng bí mật. Nhưng nó có thể quản lý một bán kính bờ biển rộng cả ngàn ki-lô-mét, từ xa ngoài đại dương nước xanh, đến gần các đới bờ.
Còn hệ thống tên lửa chiến thuật "Iskander" chưa biết số đạn nhưng người ta đồn đoán nó đủ sức dập trong lần đầu tất cả các mục tiêu trọng yếu của các nước thành viên NATO và Ucraina, trong tính năng khai hỏa…
Điều này chưa có gì đáng kể, khi dàn tên lửa Kalibr từ các tàu chiến Nga, (nói trên) với tầm bắn chính xác, sai số vòng tròn tâm mục tiêu cực thấp, bay tới 1,5 đến 2,5 nghìn ki-lô-mét, thì nhiều thành phố, căn cứ quân sự của NATO hoảng loạn…
Chỉ như thế thôi làm sao NATO không hoảng sợ từ bán đảo Crimea này. Ở đây chưa nói đến hướng Ba Lan, giáp Nga, hay hướng Kalinin, Hạm đội Biển Đen…
Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P của Nga triển khai ở Crimea.
Những động thái "rùng rùng súng đạn"
Đông Âu trở thành "tiền tuyến" trong cuộc đối đầu ngày càng tăng giữa phương Tây và Nga, sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 cùng các cuộc bạo loạn ở Ukraine.
Nga tuyên bố rằng bước này là cần thiết để bảo vệ dân số của Crimea, phần lớn là người Nga trong thành phần dân tộc, viết . nói như tạp chí Newsweek: "Chính quyền Kremlin ở Kiev bị lật đổ trong một cuộc đảo chính chính trị".
Trong khi liên minh Bắc Đại Tây Dương và Hoa Kỳ xem động thái này của Nga như một hành động xâm lược chống lại chủ quyền Ukraine.
Giờ đây cả NATO và Nga đã tăng cường khả năng quân sự của họ dọc theo biên giới Đông Âu, đặc biệt là ở biên giới của Baltic và Ba Lan. Đồng thời, quy mô và tốc độ của các cuộc diễn tập quân sự tăng lên nóng mặt.
Năm trước Nga có cuộc diễn tập Hướng Tây. NATO cũng la ó, chỉ trích Nga, họ cũng điều binh rầm rộ, diễn tập cùng lục quân Mỹ…
Năm nay, trong hai tuần qua ở Hà Lan, ầm ĩ nhất là cuộc diễn tập của NATO mang tên Frisian Flag - 2018. Ngoài 50 máy bay từ sáu quốc gia NATO, còn có hơn 10 chiếc F-15 Eagle của Mỹ đã tham gia vào cuộc tập trận.
Báo chí mô tả, hơn 70 máy bay quân sự của Hà Lan cùng với Pháp, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ đã tiến hành các chuyến bay chung trong không phận Hà Lan, Đan Mạch và Đức.
Hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không của NATO (AWACS) đã giám sát một số hoạt động của tất cả chuyến bay trong khi máy bay DA-20 từ nhà thầu dân sự Cobham sẽ mô phỏng sự nhiễu loạn trong kịch bản chiến tranh điện tử EW.
Các máy bay NATO tiến hành thực binh bao gồm các nhiệm vụ phòng không, tấn công và hộ tống, có sự tham gia của các mục tiêu tĩnh và di chuyển trên mặt đất hoặc trên biển.
Trong diễn tập Frisian Flag - 2018, có chương trình đào tạo tiếp nhiên liệu trên không châu Âu (EART), hoạt động trong khuôn khổ sân bay Eindhoven tích hợp vào bài tập tàu bay chở dầu Đồng Minh, tiếp dầu cho máy bay chiến đấu trong khối.
Trong khi đó, vào ngày thứ Hai mới đây, các cuộc diễn tập cũng bắt đầu ở Nga, trong đó hơn một nghìn quân nhân và hơn 100 máy bay và trực thăng của Quân khu Tây (ZVO) đã hoàn thành hơn 50 nhiệm vụ tác chiến có thực binh "đạn hơi, thuốc nổ".
Tiêm kích Su-30SM Nga hoạt động ở Crimea.
Các bài tập tác chiến này huy động đến máy bay chiến đấu Su-27, Su-30SM và Su-35, máy bay cường kích Su-34, trực thăng tấn công Mi-24, Mi-28N, Mi-35 và Ka-52.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, Không quân Nga đang thực hiện trinh sát và thực binh "các cuộc không kích lớn" chống lại các mục tiêu đất.
Cuộc tập trận được chỉ huy bởi tư lệnh Không quân ZVO, Trung tướng Alexander Duplinsky.
Lực lượng Nga ở Crimea, còn hơn thế
Báo cáo của bà Irina Friz chắc chắn còn thiếu. Ở Crimea, chưa bao giờ Nga có "trường sóng điện từ" mật độ cao, dựng một tầm nhìn cao và sâu như bây giờ.
Radar chiến lược, radar chiến thuật cơ động, radar hàng hải cũng các hệ thống tác chiến điện tử rất mạnh của Nga đã thường trực ngày đêm. Mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây.
Về không quân, bà Irina Friz mới nói đến "lượng", nhưng chưa nói về "chất". Các chủng loại máy bay chiến đấu sừng sỏ nhất của Nga hầu như có ở đây, với tất cả các tên lửa, bom tiên tiến.
Về bảo đảm hậu cần, năng lượng dài lâu, Nga từng phải thắt lưng buộc bụng ở đâu đó nhưng với Crimea, Nga đã hào phóng dựng cây cầu 19km qua eo biển Kerch, ước chi 5 tỷ USD. Công trình được coi là cầu qua biển dài nhất khu vực.
Mới đây có tin nhà thầu Trung Quốc còn có thể được Nga tin cậy, giao cho làm cho một tuynen giao thông nữa, xuyên biển, tạo nhánh thứ hai vững chắc mọi thời đại!
Bà Irina Friz nếu tin rằng "sự việc" Crimea của Nga như 'ván đã đóng thuyền", thì đó là thuyền "đánh bắt xa bờ" (như cách nói của người Việt Nam).
Vì Tổng thống Nga Putin không phải là người nói suông, chạy sau thiên hạ. Ông là người luôn ra đòn sớm. Hãy nhớ điều này!
Nga triển khai binh lực hùng hậu tới Crimea năm 2014.
No comments:
Post a Comment